Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
106 lượt xem
Cùng eLib kiểm tra các kiến thức đã học về vai trò góp phần điều hòa khí hậu như thế nào? Thông qua nội dung tài liệu dưới đây, bên cạnh đó tài liệu còn giúp các em ôn rèn luyện các kỹ năng làm bài.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 148 SGK Sinh học 6
Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và cacbonic trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và Nhả ra khí ôxi; nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân bằng các khí này trong không khí. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
- Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
Hướng dẫn giải
- Nhờ có khả năng quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi nên đã góp phần điều hòa các khí này trong không khí.
- Ý nghĩa: thực vật được coi là lá phổi xanh của trái đất, có vai trò to lớn trong quá trình điều hòa không khí, đảm bảo sự cân bằng của nồng độ khí ôxi và khí cacbônic trong không khí, để mọi hoạt động sống trên trái đất diễn ra bình thường.
2. Giải bài 2 trang 148 SGK Sinh học 6
Thực vật có vai trò gì trong việc điều hòa khí hậu.
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và Nhả ra khí ôxi; nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân bằng các khí này trong không khí. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
- Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
Hướng dẫn giải
- Thực vật có vai trò to lớn trong điều hòa khí hậu:
- Khả năng che chắn giúp cản bớt ánh sáng và tốc độ gió → tăng lượng mưa của khu vực
- Quá trình quang hợp giúp giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm do giải phóng ra hơi nước và giúp giảm cường độ ánh sáng bên dưới tán cây.
3. Giải bài 3 trang 148 SGK Sinh học 6
Tại sao người ta lại nói rừng là ''lá phổi xanh'' của con người?
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và Nhả ra khí ôxi; nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân bằng các khí này trong không khí. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
- Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
Hướng dẫn giải
- Con người cần ôxi để duy trì sự sống. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí cacbônic và giải phóng khí ôxi ra môi trường, hành động này cũng tương tự như vai trò của lá phổi (cung cấp khí ôxi và loại bỏ khí cacbônic trong cơ thể con người).
- Do đó có thể nói rằng “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người.
4. Giải bài 4 trang 148 SGK Sinh học 6
Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và Nhả ra khí ôxi; nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân bằng các khí này trong không khí. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
- Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
Hướng dẫn giải
- Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn, lở đất.
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.