Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 34: Nhân giống vật nuôi
Mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 7 Bài 34 do eLib biên soạn để giúp các em ôn tập và củng cố cách nhân giống vật nuôi để từ đó các em có thể vận dụng vào trong gia đình.
1. Giải bài 1 trang 92 SGK Công nghệ 7
Chọn phối là gì? Em hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống?
Phương pháp giải
- Xem lại lý thuyết về khái niệm chọn phối.
- Có 2 phương pháp chọn phối: chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống
Hướng dẫn giải
- Chọn con đực ghép đôi với con cái theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.
- Chọn phối nhằm phát huy tác dụng chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối giống có đúng hay không đúng.
- Ví dụ:
+ Cùng giống: Chọn phối lợn ỉn đực với lợn ỉn cái sẽ được thế hệ sau đều là những lợn ỉn (cùng giống với bố mẹ)
+ Khác giống: Chọn phối gà trống giống Rốt (có sức sản xuất cao) với gà mái trống Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sức sản xuất thấp) được thế hệ sau là gà lai Rốt-Ri (vừa có khả năng thích nghi tốt, lại có sức sản xuất cao).
2. Giải bài 2 trang 92 SGK Công nghệ 7
Em cho biết mục đính và phương pháp nhân giống thuần chủng ?
Phương pháp giải
- Mục đích: Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
- Phương pháp: Chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
Hướng dẫn giải
- Là phương pháp nhân giống chọn ghép theo đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
- Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
- Ví dụ: Lợn Móng Cái (cái) x Lợn Móng Cái (đực) → Thế hệ lợn Móng Cái con thuần chủng
- Để nhân giống đạt kết quả cao ta cần:
+ Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.
+ Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 30: Vai trò và nhiệm vụ phát triển của chăn nuôi
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 37: Thức ăn vật nuôi
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 39: Chế biến và dữ trữ thức ăn cho vật nuôi
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi