Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 14 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Địa hình bề mặt Trái Đấtg. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 48 SGK Địa lí 6
Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ?
Phương pháp giải
- Cần nắm được các loại bình nguyên:
+ Do băng hà bào mòn
+ Do phù sa của biển hoặc sông bồi tụ
- Để giải thích nguyên nhân tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ cần dựa vào sự hình thành của các bình nguyên.
Gợi ý trả lời
- Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.
- Bình nguyên có hai loại:
+ Bình nguyên do băng hà bào mòn
+ Bình nguyên do phù sa của biển hoặc sông bồi tụ.
- Người ta gọi là bình nguyên bùi tụ bởi vì: Các bình nguyên (đồng bằng) được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa từ các con sông hay biển.
2. Giải bài 2 trang 48 SGK Địa lí 6
Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
Phương pháp giải
Để giải thích cao nguyên được xếp vào dạng địa hình miền núi dựa vào:
- Độ cao
- Sườn dốc
Gợi ý trả lời
Sở dĩ người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi bởi vì:
Đây là các dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.
3. Giải bài 3 trang 48 SGK Địa lí 6
Địa phương nơi em ở có dạng địa hình nào? Đặc điểm của loại địa hình đó là gì?
Phương pháp giải
Tùy vào dạng địa hình ở mỗi địa phương, để chỉ ra đặc điểm của loại địa hình (đồng bằng, cao nguyên, địa hình đồi) về:
- Thuộc loại nào
- Đặc điểm bề mặt
- Có thuận lợi cho canh tác nông nghiệp không.
- Dân cư đông đúc hay không.
Gợi ý trả lời
Gợi ý: Tùy thuộc vào vị trí của mỗi bạn, nên sẽ có bạn ở khu vực địa hình bình nguyên, nhưng cũng có bạn ở địa hình cao nguyên hoặc đồi. Với mỗi địa hình có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, các em có thể nêu lên đặc điểm dựa trên những nội dung sau:
- Nếu là dạng địa hình đồng bằng:
+ Thuộc loại nào (do sông, suối nào bồi tụ nên).
+ Đặc điểm bề mặt (bằng phẳng hay gợn sóng).
+ Có thuận lợi cho canh tác nông nghiệp không.
+ Dân cư đông đúc hay không.
- Nếu là dạng địa hình cao nguyên:
+ Thuộc loại cao nguyên nào (do núi lừa hoặc do núi đá vôi tạo nên).
+ Đặc điếm bề mặt (bàng phang hay gợn sóng, có đồi hay không), đặc điểm sườn.
+ Có thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc không. + Dân cư đông đúc hay thưa thớt.
- Nếu là dạng địa hình đồi:
+ Có nhiều đồi hay không, dạng đồi bát úp đơn độc, hay các dãy đồi kéo dài: đặc điếm đỉnh, sườn đồi.
+ Thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp hay không.
+ Dân cư có đông đúc hay không.
Ví dụ: Đồng bằng Nghệ An:
- Thuộc dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển miền Trung, do sự bồi tụ của phù sa sông Cả và mộ phần phù sa biển.
- Bề mặt địa hình khá bằng phẳng.
- Đất cát pha là chủ yếu, thuận lợi cho canh tác cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, vừng, đậu tương,...), ngoài ra còn trồng lúa, rau màu.
- Tập trung dân cư khá đông đúc, đặc biệt ở TP. Vinh.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 23: Sông và hồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 24: Biển và đại dương
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng