Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SGK Địa lí 6 Bà Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời bên dưới đây. Các bài tập bao gồm phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 27 SGK Địa lí 6
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Phương pháp giải
Để giải thích cần nắm được những nguyên nhân sau:
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo
- Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời hay không ngả về phía Mặt Trời thì có thời kì nóng, lạnh khác nhau.
Gợi ý trả lời
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm vì:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm.
2. Giải bài 2 trang 27 SGK Địa lí 6
Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau?
Phương pháp giải
Cần nắm được khoảng thời gian chuyển tiếp giữa các mùa nóng lạnh ở cả 2 nửa bán đầu để trả lời.
Gợi ý trả lời
Vào những ngày 21 – 3 và 23 – 9 trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau.
Bởi khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đường Xích đạo trên bề mặt Trái Đất.
3. Giải bài 3 trang 27 SGK Địa lí 6
Dựa vào bảng dưới đây, em hãy cho biết cách tính ngày bắt đầu các mùa ở nửa cầu Bắc theo âm - dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch bao nhiêu ngày:
Phương pháp giải
Để tính sự chênh lệch ngày theo cách tính ngày bắt đầu các mùa ở nửa cầu Bắc theo âm - dương lịch và ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch:
Số ngày = số ngày bắt đầu của tháng đầu tính theo âm- dương lịch + số ngày của tháng đầu tính theo dương lịch.
Ví dụ: Mùa xuân: Tháng 2 có 28 ngày, vì thế từ 04-2 đến 28-2 có:
28 ngày - 4 ngày = 24 ngày, cộng với 21 ngày của tháng 3 = 45 ngày.
Gợi ý trả lời
Ngày bắt đầu các mùa theo âm - dương lịch ở nửa cầu Bắc chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch khoảng 45 - 48 ngày. Cách tính như sau:
- Mùa xuân: Tháng 2 có 28 ngày, vì thế từ 04-2 đến 28-2 có:
28 ngày - 4 ngày = 24 ngày, cộng với 21 ngày của tháng 3 = 45 ngày.
- Mùa hạ: Tháng 5 có 31 ngày, vì thế từ 05-5 đến 31-5 có:
31 ngày - 5 ngày = 26 ngày, cộng với 22 ngày của tháng 6 = 48 ngày.
- Mùa thu: Tháng 8 có 31 ngày, vì thế từ 07-8 đến 31-8 có:
31 ngày - 7 ngày = 24 ngày, cộng với 23 ngày của tháng 9 = 47 ngày.
- Mùa đông: Tháng 11 có 30 ngày, vì thế từ 07-11 đến 30-11 có:
30 ngày - 7 ngày = 23 ngày, cộng với 22 ngày của tháng 12 = 45 ngày.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất