Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 20 Hơi nước trong không khí, mưa dưới đây. Tài liệu gồm các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 63 SGK Địa lí 6
Dựa vào bảng sau:
- Hãy tính tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hãy tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10) ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hãy tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4) ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp giải
Để tính tổng lượng mưa:
- Tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh: bằng cách cộng tổng lượng mưa của 12 tháng trong năm
- Tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa: bằng cách cộng lượng mưa các tháng: từ tháng 5 đến tháng 10
- Tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô là: bằng cách cộng lượng mưa từ các tháng: từ tháng 11 đến tháng 4
Gợi ý trả lời
- Tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh là: 1 930,9 mm
- Tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa là: 1 687,3 mm
- Tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô là: 243,6 mm
2. Giải bài 2 trang 64 SGK Địa lí 6
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?
Phương pháp giải
Cần nắm rõ sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng chứa hơi nước của không khí:
Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều.
Gợi ý trả lời
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí.
- Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều.
- Tuy vậy sức chứa chỉ có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì không khí đã bão hoà hơi nước.
3. Giải bài 3 trang 64 SGK Địa lí 6
Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa…
Phương pháp giải
Cần nắm được điều kiện để hơi nước trong không khí ngưng tụ thành mây, mưa:
Không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hoặc do tiếp xúc với một khối khí lạnh hơn.
Gợi ý trả lời
- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.
- Khi gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước tan dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
4. Giải bài 4 trang 64 SGK Địa lí 6
Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
Phương pháp giải
Để trả lời cần nắm được lượng mưa trung bình hàng năm nước ta là từ 1.500 đến 2.000 mm.
Gợi ý trả lời
- Khí hậu nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lương mưa tương đối cao so với các khu vực khác có cùng vĩ độ.
- Lượng mưa trung bình hàng năm nước ta từ 1.500 đến 2.000 mm.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 23: Sông và hồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 24: Biển và đại dương
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng