Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong  SGK Địa lí 6 Bài 26 Đất và các nhân tố hình thành đất được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây, mời các em học sinh tham khảo.

Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất

1. Giải bài 1 trang 79 SGK Địa lí 6

Đất (hay thổ nhưỡng) gồm những thành phần nào?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về đất để xác định thành phần của đất:

- Khoáng

- Hữu cơ

- Nước và không khí

Gợi ý trả lời

Đất gồm có các thành phần:

- Khoáng: có tỉ lệ lớn ( 90 – 95%), các hạt màu loang lổ ( do đá gốc tạo ra hoặc do bồi tụ, lắng lại).

- Hữu cơ: Tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen ( sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây).

- Nước và không khí trong các khe hổng của đất.

2. Giải bài 2 trang 79 SGK Địa lí 6

Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?

Phương pháp giải

Để cho thấy vai trò quan trọng của chất mùn cần ghi nhớ:

Chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống

Gợi ý trả lời

Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất.

3. Giải bài 3 trang 79 SGK Địa lí 6

Độ phì của đất là gì?

Phương pháp giải

Cần nắm được khái niệm về độ phì của đất để trả lời:

Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước, nhiệt, khí để cho thực vật sinh sống.

Gợi ý trả lời

- Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước, nhiệt, khí để cho thực vật sinh sống.

- Độ phì có thể cao hay thấp  tùy thuộc vào điều kiện và vai trò của con người trong canh tác là rất quan trọng.

4. Giải bài 3 trang 79 SGK Địa lí 6

Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất?

Phương pháp giải

Để xác định vai trò của con người đối với độ phì trong lớp đất:

- Làm tăng độ phì cho đất: cày sâu, bừa kĩ, bón phân,...

- Làm giảm độ phì của đất: canh tác không hợp lí, sử dụng quá mức phân hóa học và thuốc trừ sâu,...

Gợi ý trả lời

Con người có tác động lớn đến độ phì của đất.

- Làm tăng độ phì cho đất: Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã tiến hành các biện pháp như: cày sâu, bừa kĩ, bón phân, tưới nước, thau chua, rửa mặn... 

- Làm giảm độ phì của đất: Nếu không canh tác hợp lí, sử dụng quá mức phân hóa học và thuốc trừ sâu, đốt rừng làm nương rẫy sẽ đẩy mạnh quá trình xói mòn, bạc màu đất…

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM