Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 26: Hóa tổng hợp và quang tổng hợp (tt)

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 26: Hóa tổng hợp và quang tổng hợp (tt). Giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập về các quá trình Hóa tổng hợp và quang tổng hợp. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 26: Hóa tổng hợp và quang tổng hợp (tt)

1. Giải bài 1 trang 88 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Nêu mối liên quan giữa hai pha của quang hợp.

Phương pháp giải

- Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối:

+ Pha sáng chỉ có thể diễn ra khi có ánh sáng, còn pha tối có thể diễn ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối.

+ Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH (nicôtinamit ađênin đinuclêôtit phôtphat).

+ Trong pha tối, nhờ ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng, CO2 sẽ được biến đổi thành cacbohiđrat.

+ Pha sáng diễn ra ở màng tilacôit còn pha tối diễn ra trong chất nền của lục lạp. Quá trình sử dụng ATP và NADPH trong pha tối sẽ tạo ra ADP và NADPH. Các phân tử ADP và NADP+ này sẽ được tái sử dụng trong pha sáng để tổng hợp ATP và NADPH.

Hướng dẫn giải

- Mối liên quan giữa 2 pha của quang hợp:

+ Pha sáng diễn ra biến đổi quang lí (diệp lục hấp thu năng lượng của ánh sáng trở thành dạng kích động điện tử) và biến đổi quang hoá: Diệp lục ở trạng thái kích động truyền năng lượng cho các chất nhận để thực hiện 3 quá trình quan trọng là quang phân li nước, hình thành chất có tính khử mạnh (NADPH ở thực vật hoặc NADH ở vi khuẩn quang hợp) và tổng hợp ATP.

+ Ở pha tối, các cơ thể quang hợp sử dụng ATP và NADPH (hoặc NADH) do pha sáng tạo ra để tổng hợp cacbonhiđrat từ CO2 của khí quyển.

2. Giải bài 2 trang 88 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Ôxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào? Từ nơi được tạo ra, ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào?

Phương pháp giải

- Trong quang hợp, ôxi được tạo ra ở pha sáng nhờ quá trình quang phân li nước.

Hướng dẫn giải

- Trong quang hợp, ôxi được tạo ra ở pha sáng nhờ quá trình quang phân li nước

H2O → OH + H+

4OH → 2H2O + O2.

- Từ nơi được tạo ra, O2 phải qua 3 lớp màng để ra khỏi tế bào (màng tilacôit, màng lục lạp và màng tế bào).

3. Giải bài 3 trang 88 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Mô tả pha tối của quang hợp. Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2?

Phương pháp giải

- Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 vì nhờ quá trình này. các phân tử CO2  tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.

Hướng dẫn giải

- Các phản ứng tối (trong quang hợp) được xúc tác bởi một phần chuỗi các enzim có trong chất nền (stroma) của lục lạp ở cây xanh và tảo hoặc trong tế bào của vi khuẩn quang hợp. Các cơ thể quang hợp sử dụng ATP và NADPH (hoặc NADH) được tạo ra từ pha sáng để tổng hợp Cacbonhiđrat từ CO2 của khí quyển.

- Gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2 là vì tại pha tối này, CO2 của khí quyển được cơ thể quang hợp sử dụng cùng với năng lượng (ATP, NADPH, hoặc NADH) để tạo ra cacbonhiđrat.

4. Giải bài 4 trang 88 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Hãy lựa chọn và ghép các chữ cái ở đầu câu (a, b, c,...) ở cột B vào các số thứ tự của các câu cột A trong bảng sau đây sao cho hợp nghĩa:

+ (chú ý số chữ cái nhiều hơn số thứ tự - nghĩa là có chữ cái không dùng đến)

Phương pháp giải

- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

- Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 vì nhờ quá trình này. các phân tử CO2  tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.

Hướng dẫn giải

- Đáp án bảng nối cột A vào cột B.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM