Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 4: Giới thực vật

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 4: Giới thực vật, bao gồm các dạng bài tập: Trình bày đặc điểm giới thực vật, các ngành của giới thực vật, trình bày đa dạng giới thực vật. Giải thích tại sao cần bảo vệ giới thực vật. Thông qua đó giúp các em củng cố nội dung kiến thức, bám sát nội dung bài tập SGK.

Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 4: Giới thực vật

1. Giải bài 1 trang 18 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Giới thực vật có những đặc điểm gì?

Phương pháp giải

- Xem lại đặc điểm chính của mỗi giới, trình bày những đặc điểm của giới thực vật.

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm của giới Thực vật: Sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể đã phân hoá thành nhiều mô và cơ quan khác nhau. Tế bào thực vật có thành chứa xenlulôzơ và chứa nhiều lục lạp.

- Thực vật tự dưỡng nhờ quang hợp: Sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Thực vật có đời sống cố định và cảm ứng chậm.

- Phần lớn thực vật trên cạn chúng có lớp vỏ cutin ở ngoài chống thấm nước, phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ...

2. Giải bài 2 trang 18 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Hãy nêu các ngành của giới thực vật?

Phương pháp giải

- Xem đặc điểm chính của mỗi giới, trình bày các ngành của giới thực vật.

Hướng dẫn giải

- Thực vật gồm các ngành chính sau:

  • Ngành Rêu.
  • Ngành Quyết.
  • Ngành Hạt trần.
  • Ngành Hạt kín.

3. Giải bài 3 trang 18 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Hãy chọn đáp án đúng:

3.1. Rêu là thực vật

a) Chưa có hệ mạch

b) Thụ tinh nhờ gió

c) Thụ tinh nhờ côn trùng

d) Tinh trùng không roi

3.2. Quyết là thực vật

a) Chưa có hệ mạch

b) Tinh trùng không roi

c) Thụ tinh nhờ nước

3.3. Hạt trần là thực vật

a) Chưa có hệ mạch

b) Tinh trùng không roi

c) Thụ tinh nhờ nước

d) Hạt được bảo vệ trong quả

3.4. Hạt kín là thực vật

a) Chưa có hệ mạch

b) Tinh trùng có roi

c) Thụ phấn nhờ gió

d) Hạt không được bảo vệ trong quả

Phương pháp giải

- Xem đặc điểm chính của mỗi giới.

Hướng dẫn giải

3.1. Rêu là thực vật chưa có hệ mạch.

  • Đáp án a.

3.2. Quyết là thực vật thụ tinh nhờ nước.

  • Đáp án C.

3.3. Hạt trần là thực vật tinh trùng không roi.

  • Đáp án B.

3.4. Hạt kín là thực vật thụ phấn nhờ gió.

  • Đáp án C.

4. Giải bài 4 trang 18 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Nếu đa dạng giới thực vật.

Phương pháp giải

- Xem lại đặc điểm chính của mỗi giới, trình bày đa dạng giới thực vật.

Hướng dẫn giải

- Giới thực vật rất đa dạng về cá thể, về loài, về vùng phân bố:

+ Hiện nay có hơn 5.000.000 loài thực vật, gồm thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và cận dương xỉ được thống kê hiện đang tồn tại. Năm 2004, 287.655 loài được xác định, trong số đó 258.650 là loài có hoa, 16.000 loài rêu, 11.000 loài dương xỉ và 8.000 loài tảo xanh.

+ Ở Việt Nam hiện có gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới), 69 loài thực vật hạt trần, 12.000 loài thực vật hạt kín, 2.200 loài nấm, 2.176 loài tảo, 481 loài rêu, 368 loài vi khuẩn lam, 691 loài dương xỉ và 100 loài khác.

5. Giải bài 5 trang 18 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng?

Phương pháp giải

- Xem lại giới thực vật. Từ đó giải thích tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng.

Hướng dẫn giải

- Rừng cây có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu (hấp thụ khí CO2, nhả khí O2 vào khí quyển), thực vật còn cản ánh sáng mặt trời và tốc độ gió, làm tăng lượng mưa khu vực, giữ đất, giữ nước, hạn chế sự xói mòn, sụt lở, lũ lụt và hạn hán. Rừng còn cung cấp gỗ, nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu…

→ Do vậy, chúng ta phải tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng.

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM