Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 39: Sinh sản của vi sinh vật
Nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 39: Sinh sản của vi sinh vật. Giúp các em củng cố nội dung kiến thức, bám sát nội dung bài tập SGK và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về các hình thức sinh sản của vi sinh vật. Mời các em theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 133 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Vi khuẩn có thể sinh sản bằng các hình thức nào?
Phương pháp giải
- Các hình thức sinh sản của vi khuẩn:
+ Phân đôi.
+ Phân cắt đỉnh của sợi khí sinh.
+ Nảy chồi.
Hướng dẫn giải
- Hình thức sinh sản của vi khuẩn:
+ Phân đôi: Hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi. Trong quá trình này, mỗi tế bào tăng lên về kích thước, tạo nên thành và màng, tổng hợp mới các enzim và ribôxôm đồng thời nhân đôi ADN. Sau khi tế bào đạt gấp đôi chiều dài (nếu là trực khuẩn) hoặc gấp đôi đường kính (nếu là cầu khuẩn), 1 vách ngăn sẽ phát triển tách 2 ADN giống nhau và tế bào chất thành 2 phần riêng biệt. Cuối cùng thành tế bào được hoàn thiện và 2 tế bào con rời nhau ra.
+ Một số vi khuẩn sinh sản bằng cách phân cắt đỉnh của sợi khí sinh (sợi sinh trưởng phía trên cơ chất) thành chuỗi bào tử. Ở môi trường thuận lợi, mỗi bào tử nảy mầm thành cơ thể mới.
+ Nảy chồi: Một số vi khuẩn sinh sản nhờ nảy chồi, tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra thành một số vi khuẩn mới.
2. Giải bài 2 trang 133 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Quá trình nảy chồi ở nấm men diễn ra như thế nào?
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi trên các em xem lại nội dung sinh sản của vi sinh vật nhân thực. Bài 39: Sinh sản của vi sinh vật SGK Sinh học 10 nâng cao.
Hướng dẫn giải
- Quá trình nảy chồi ở nấm men: Ở nấm men, chỉ một số sinh sản bằng cách phân đôi còn đa số sinh sản theo kiểu nảy chổi (nấm men rượu). Trên bề mặt tế bào mẹ xuất hiện một chồi, chồi lớn dần, nhận được đầy đủ các thành phần của tế bào rồi tách ra tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt được kích thước của tế bào mẹ.
3. Giải bài 3 trang 133 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Hãy mô tả sự tạo thành bào tử hữu tính ở nấm men.
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi trên các em xem lại nội dung sinh sản của vi sinh vật nhân thực: Sự tạo thành bào tử ở nấm men. Bài 39: Sinh sản của vi sinh vật SGK Sinh học 10 nâng cao.
Hướng dẫn giải
- Sự tạo thành bào tử ở nấm men:
+ Nấm men có thể sinh sản hữu tính. Khi tế bào lưỡng bội giảm phân, tạo thành 4 hoặc trên 4 bào tử đơn bội có thành dày bên trong tế bào mẹ.
+ Ở đa số nấm men, thành tế bào mẹ trở thành một túi (nang) chứa các bào tử. Khi túi vỡ, các bào tử được giải phóng, các bào tử đơn bội khác nhau về giới tính sẽ kết hợp với nhau tạo thành một tế bào lưỡng bội nảy chồi mạnh mẽ.
4. Giải bài 4 trang 133 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Nấm sợi có thể sinh sản bằng các loại bào tử hữu tính nào?
Phương pháp giải
- Nấm sợi có thể sinh sản bằng bào tử hữu tính là bào tử tiếp hợp.
Hướng dẫn giải
- Nấm sợi có thể sinh sản bằng bào tử hữu tính là bào tử tiếp hợp. Bào tử tiếp hợp được bao bọc bởi một vách dày, màu sẫm giúp chúng kháng được khô hạn và nhiệt độ cao.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 13: Tế bào nhân sơ
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 14: Tế bào nhân thực
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 15: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 16: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 17: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất