Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài Đông máu và nguyên tắc truyền máu giúp học sinh củng cố về máu, nguyên tắc truyền máu, cơ chế đông máu, từ đó các em tự đưa ra các biện pháp giữ gìn chăm sóc sức khỏe cho chính mình.

Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

1. Giải bài 1 trang 50 SGK Sinh học 8

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?

Phương pháp giải

Xem lại thành phần cấu tạo của máu, khái niệm đông máu.

Hướng dẫn giải

- Khi có vết thương, tiểu cầu va vào thành mạch giải phóng enzim. Dưới tác dụng của ion Ca2+ biến chất sinh tơ máu thành tơ máu, kết thành mạng lưới ôm giữ các cục máu tạo này cục máu đông trên miệng vết thương => tránh mất máu

- Cụ thể hơn: 

  • Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan còn được gọi là chất sinh tơ máu. Trong tiểu cầu có chứa men và dễ vỡ để giải phóng enzim khi cơ thể bị thương giúp cho sự đông máu.
  • Khi bị thương, tiểu cầu vỡ giải phóng enzim, enzim này kết hợp với ion Ca2+2+biến chất sinh tơ máu thành tơ máu. Các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông ngăn vết đứt mạch máu để máu không chảy ra ngoài nữa

2. Giải bài 2 trang 50 SGK Sinh học 8

Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào gây chảy máu hay chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lí hay được xử lí như thế nào?

Phương pháp giải

Liên hệ thực tế bản thân, xem lại kiến thức về cơ chế đông máu.

Hướng dẫn giải

- Em bị đứt tay trong lúc nấu ăn. Vết thương nhỏ, chảy ít máu nên em từ dùng gạc để cầm máu. Vết thương sau khi được băng đã ngừng chảy máu.

- Nếu bị đứt ở động mạch tay, chân, chảy rất nhiều máu.

+ Cách sơ cứu vết thương chảy máu động mạch:

  • Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim). Khi đè nhẹ tay lên động mạch ta sẽ thấy nhịp đập.
  • Dùng ngón tay ấn mạnh vào vị trí vừa dò được để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).
  • Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.
  • Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
  • Chú ý: Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện.

3. Giải bài 3 trang 50 SGK Sinh học 8

Trong gia đình em có những ai đã được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? thử thiết lập sơ đồ cho và nhận máu của cá nhân đó.

Phương pháp giải

Nhóm máu có kháng nguyên A không thể truyền cho nhóm máu có kháng thể α và nhóm máu có kháng nguyên B không thể truyền cho nhóm máu có kháng thể β

Hướng dẫn giải

- Trong gia đình bố em đã xét nghiệm máu và có nhóm máu O.

+ Sơ đồ cho và nhận máu của bố em như sau:

Nhóm máu O sẽ cho được những người có nhóm máu O, A, B, AB nhưng chỉ nhận được máu từ những người có nhóm máu O.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM