Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 8 Tuyến tụy và tuyến trên thận giúp các em bám sát nội dung chương trình SGK hoàn thành các bài tập về trình bày cấu tạo, chức năng các loại hoocmon, đồng thời rèn luyện dạng bài tập dựa vào sơ đồ trình bày quá trình hoạt động.

Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận

1. Giải bài 1 trang 181 SGK Sinh học 8

Trình bày chức năng của các hoocmôn tuyến tụy.

Phương pháp giải

Xem lại tuyến tụy và các hooc môn của tuyến tụy, trình bày chức năng của các hoocmôn tuyến tụy.

Hướng dẫn giải

Tuyến tụy là một tuyến phụ, vừa tiết dịch tiêu hóa (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmôn. Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.

2. Giải bài 2 trang 181 SGK Sinh học 8

Trình bày vai trò của tuyến trên thận.

Phương pháp giải

Xem lại tuyến trên thận, trình bày vai trò của tuyến trên thận.

Hướng dẫn giải

- Tuyến trên thận gồm phần vỏ và phần tủy.

  • Phần vỏ tiết các hoocmôn có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa các muối natri, kali trong máu và làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam.
  • Phần tủy tiết ađrênalin và norađrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu.

3. Giải bài 3 trang 181 SGK Sinh học 8

Thử trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hòa đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hoocmon tuyến tụy.

Phương pháp giải

Xem lại quá trình điều hòa đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hoocmon tuyến tụy. Kết hợp sử dụng sơ đồ để trình bày.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ quá trình điều hòa đường huyết

- Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ có kích thích các tế bào bêta của đảo tụy tiết insulin để biến đổi glucôzơ thành glicôgen (dự trữ trong gan và cơ)

- Ngược lại khi lượng đường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào anpha của đảo tụy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển hóa glicôgen thành đường glucôzơ nhờ đó mà năng lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định.

Ngày:28/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM