Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế- Thang nhiệt độ
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 6 Bài 22 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về nhiệt kế và thang nhiệt độ. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 68 SGK Vật lý 6
Có 3 bình đựng nước a, b, c; cho thêm đá vào bình a để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm
a) Nhúng ngón trỏ của bàn tay phải vào bình a, nhúng ngón trỏ của bàn tay trái vào bình c. Các ngón tay có cảm giác thế nào?
b) Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng vào bình b. Các ngón tay có cảm giác thế nào? Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần thực hiện thí nghiệm và biết cảm giác của tay ta không cho phép xác định chính xác mức độ nóng, lạnh.
Hướng dẫn giải
a) Ngón tay nhúng vào bình a có cảm giác lạnh còn ngón tay nhúng vào bình c có cảm giác nóng.
b) Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng ngay vào bình b, ngón tay từ bình a sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ bình c có cảm giác lạnh hơn dù nước trong bình b có nhiệt độ nhất định.
Cảm giác của tay ta không cho phép xác định chính xác mức độ nóng, lạnh.
2. Giải bài C2 trang 68 SGK Vật lý 6
Cho biết hai thí nghiệm vẽ ở hình dưới đây dùng để làm gì?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
Hướng dẫn giải
Hai thí nghiệm trên dùng để xác định nhiệt độ 00C và 1000C.
⇒ Trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.
3. Giải bài C3 trang 69 SGK Vật lý 6
Hãy quan sát rồi so sánh các nhiệt kế vẽ ở hình 22.5 về GHĐ, ĐCNN, công dụng và điền vào bảng 22.1
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Hướng dẫn giải
GHĐ, ĐCNN, công dụng của các loại nhiệt kế được thống kê qua bảng dưới đây:
4. Giải bài C4 trang 69 SGK Vật lý 6
Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có dụng gì?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cầb quan sát và nắm đặc điểm và cấu tạo của nhiệt kế y tế.
Hướng dẫn giải
- Nhiệt kế y tế có đặc điểm chỗ gần bầu, ống quản thắt lại.
- Cấu tạo như vậy có tác dụng: khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể, thuỷ ngân gặp lạnh co lại bị bịt ở chỗ thắt không trở về bầu được, nhờ đó ta có thể đọc được chính xác nhiệt độ cơ thể.
5. Giải bài C5 trang 70 SGK Vật lý 6
Hãy tính xem 300C, 370C ứng với bao nhiêu 0F?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Trong thang nhiệt độ Xen - xi - út, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C. Trong thang nhiệt độ Fa - ren - hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi là 2120F.
- Thí dụ (SGK Vật Lí 6 - trang 70) : Tính xem 200C ứng với bao nhiêu 0F ?
Ta có : 200C = 00C + 200C
Vậy : 200C = 320F + (20 x 1,80F) = 680F.
Hướng dẫn giải
a) 300C ứng với bao nhiêu 0F?
300C = 00C +300C
= 320F + 30 .1,80F = 860F
b) 370C ứng với bao nhiêu 0F?
370C = 00C +370C
= 320F + 37 .1,80F = 98,60F
Vậy,
- 300C ứng với 860F.
- 370C ứng với 98,60F.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 30: Tổng kết chương 2 Nhiệt học