Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích chất rắn không thấm nước
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 6 Bài 4 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về cách đo thể tích chất rắn không thấm nước. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 15 SGK Vật lý 6
Quan sát hình 4.2 và mô tả cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần quan sát hình ảnh và rút ra nhận xét.
Hướng dẫn giải
Cách đo thể tích hòn đá bằng bình chia độ như sau:
- Bước 1: Đo thể tích nước ban đầu \({V_1} = 150{\rm{ }}c{m^3}\).
- Bước 2: Thả chìm hòn đá vào bình chia độ, thể tích dâng lên \({V_2} = {\rm{ }}200c{m^3}\).
- Bước 3: Tìm thể tích hòn đá: \(V = {\rm{ }}{V_1}-{\rm{ }}{V_2} = {\rm{ }}200c{m^3}-150c{m^3} = {\rm{ }}50c{m^3}\).
2. Giải bài C2 trang 15 SGK Vật lý 6
Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ thì người ta dùng thêm bình tràn và bình chứa để đo thể tích của nó như hình 4.3a.
Hãy mô tả cách đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn vẽ ở hình 4.3.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần quan sát hình ảnh và rút ra nhận xét.
Hướng dẫn giải
-
Khi hòn đá không bỏ lọt bình chia độ thì đổ đầy nước vào bình tràn, thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa.
-
Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, ta được thể tích hòn đá.
3. Giải bài C3 trang 16 SGK Vật lý 6
Chọn từ thích hợp trong khung đề điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách:
a) (1)........ vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng (2) ............. bằng thể tích của vật.
b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì (3).............. vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng (4)............ bằng thể tích của vật.
Phương pháp giải
Để chọn từ thích hợp vào chỗ trống ta cần dựa vào kết luận câu C1 và C2 ở trên.
Hướng dẫn giải
a) Thả chìm vật đó vào trong chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Vậy, các từ cần điền là:
(1) - thả chìm; (2) - dâng lên;
(3) - thả; (4) - tràn ra.
4. Giải bài C4 trang 17 SGK Vật lý 6
Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật như hình 4.4 thì cần phải chú ý điều gì?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần sử dụng phương pháp bình tràn.
Hướng dẫn giải
Những điều cần chú ý khi dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật:
- Lau khô bát to trước khi dùng.
- Khi nhấc ca ra, không làm đổ nước ra bát.
- Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.
5. Giải bài C5 trang 17 SGK Vật lý 6
Hãy tự làm một bình chia độ: Dán bằng giấy trắng dọc theo chai nhựa (hoặc cốc), dùng bơm tiêm bơm 5 cm3 nước vào chai, đánh dấu mực nước và ghi 5 cm3 vào băng giấy. Tiếp tục làm như vậy và ghi 10 cm3 , 15 cm3 .... cho đến khi nước đầy bình chia độ.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm rõ phương pháp dùng bình tràn.
Hướng dẫn giải
Dụng cụ: vỏ chai rỗng (hoặc cốc), giấy trắng, bơm tiêm.
Cách làm:
-
Bước 1: Dán bằng giấy trắng dọc theo chai nhựa (hoặc cốc).
-
Bước 2: Dùng bơm tiêm bơm 5 cm3 nước vào chai, đánh dấu mực nước và ghi 5 cm3 vào băng giấy.
-
Bước 3: Tiếp tục làm như vậy và ghi 10 cm3 , 15 cm3.... cho đến khi nước đầy bình chia độ.
6. Giải bài C6 trang 17 SGK Vật lý 6
Hãy tìm hai vật nào đó và đo thể tích của chúng bằng bình chia độ vừa tạo ra.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm thực hành đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Hướng dẫn giải
- Sau khi làm xong bình chia độ xong như câu C5, em dùng 1 hòn đá và 1 viên bi.
- Để đo thể tích của 2 vật này em lần lượt cho từng vật vào bình chia độ đã làm xong và thể tích nước dâng lên là thể tích của từng vật.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 5: Khối lượng. Đo khối lượng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 8: Trọng lực- Đơn vị lực
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 9: Lực đàn hồi
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 10: Lực kế- Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 15: Đòn bẩy
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 16: Ròng rọc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 17: Tổng kết chương I Cơ Học