Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Giải bài 1 trang 15 Tập bản đồ Địa lí 12

Dựa vào bảng số liệu “Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm” trong SGK Địa lí 12 (trang 44), em hãy nêu nhận xét về:

- Sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam: ....

- Giải thích rõ nguyên nhân .......................

Phương pháp giải

- Từ sự thay đổi về nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm để nhận xét: tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ TB năm tăng dần từ Bắc vào Nam

- Để chỉ ra nguyên nhân ta dựa vào:

+ Đi từ Bắc vào Nam góc nhập xạ càng lớn 

+ Vào tháng 7 miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng

Hướng dẫn giải

- Sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

+ Nhiệt độ TB tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,3oC, Huế: 19,7oC, TP. Hồ Chí Minh: 25,8oC)

+ Nhiệt độ TB tháng VII: cao nhất ở miền Trung (Huế: 29,4oC), miền Nam và Bắc Bộ nhiệt độ thấp hơn (Lạng Sơn: 27oC, Hà Nội: 28,9oC, TP. Hồ Chí Minh: 27,1oC).

+ Nhiệt độ TB năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,5oC, Huế: 25,1oC, TP. Hồ Chí Minh: 27,1oC).

- Giải thích rõ nguyên nhân:

+ Nhiệt độ TB năm và nhiệt độ TB tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam vì: đi từ Bắc vào Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

+ Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Trên cả nước nền nhiệt đều cao trên 27oC bởi đây là thời kì mùa hè ở nước ta.

2. Giải bài 2 trang 15 Tập bản đồ Địa lí 12

Dựa vào bảng số liệu “Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm “trong SGK Địa lí 12 (trang 44), em hãy:

- Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm.

- Nhận xét lượng mưa, lượng bốc hơi của các địa điểm trên.............................

Phương pháp giải

- Căn cứ vào số liệu đxa cho để vẽ biểu đồ cột thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm

- Từ biểu đồ đã vẽ để nhận xét: Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam, lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng

Hướng dẫn giải

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm

- Nhận xét:

+ Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng mưa cao nhất (2.868mm), sau đó đến TP.Hồ Chí Minh (1931 mm), Hà Nội có lượng mưa ít nhất (1.676 mm).

+ Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.

+ Cân bằng ẩm cao nhất là Huế (+1.868mm), sau đó đến Hà Nội (+687mm), TP.Hồ Chí Minh (+245mm).

3. Giải bài 3 trang 16 Tập bản đồ Địa lí 12

Vẽ mũi tên chỉ hướng bão di chuyển và tần suất (cơn bão/tháng) vào lược đồ bên.

Cho biết sự di chuyển theo thời gian (theo tháng) của các cơn bão đổ bộ vào dọc bờ biển nước ta từ Bắc xuống Nam.

Phương pháp giải

Căn cứ vào lược đồ khí hậu nước ta đối chiếu với lược đồ đã cho để xác định:

- Hướng bão di chuyển và tần suất (cơn bão/tháng)

- Sự di chuyển theo thời gian (theo tháng) của các cơn bão từ Bắc xuống Nam: Xuất hiện vào tháng 6, kết thúc vào tháng 11, mùa bão chậm dần, tập trung nhiều nhất vào tháng 9, đổ bộ nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung

Hướng dẫn giải

- Vẽ mũi tên chỉ hướng bão di chuyển và tần suất (cơn bão/tháng):

Lược đồ diễn biến mùa bão dọc bờ biển Việt Nam

- Sự di chuyển theo thời gian (theo tháng) của các cơn bão đổ bộ vào dọc bờ biển nước ta từ Bắc xuống Nam:

+ Trên cả nước bão thường xuất hiện vào tháng 6, kết thúc vào tháng 11, có những năm đến sớm vào tháng 5 và kết thúc muộn vào tháng 12.

+ Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

+ Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến tháng 10 và 8; tổng số cơn bão ba tháng bày chiếm 70% cả năm.

+ Bão mạnh nhất và đổ bộ nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung, miền Nam ít chịu ảnh hưởng của bão nhất

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM