Nghị luận tư tưởng, đạo lí về câu nói Cái khó bó cái khôn

Bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các em có thêm vốn kiến thức về thành ngữ, tục ngữ. Đồng thời, các em sẽ có kĩ năng viết bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí tốt. Tài liệu dưới đây còn rèn luyện cho các em kĩ năng sống biết đương đầu với khó khăn. Chúc các em học thật tốt!

Nghị luận tư tưởng, đạo lí về câu nói Cái khó bó cái khôn

1. Dàn ý nghị luận tư tưởng, đạo lí về câu nói Cái khó bó cái khôn

- Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu câu nói “Cái khó bó cái khôn”. Nêu suy nghĩ cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác với mọi trường hợp...).

- Thân bài:

+ Giải thích ý nghĩa câu nói:

  • “Cái khó” là gì? Những khó khăn, khắc nghiệt trong cuộc sống nói chung. Trong trường hợp này, “cái khó” có thể chỉ điều kiện sinh hoạt, môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, tình trạng kinh tế,...
  • “Cái khôn” là gì? Ở đây có nghĩa là sự nhạy bén, tư duy, sức phán đoán của một cá nhân trước vấn đề nào đó.
  • “Bó” là gì? Chỉ sự trói buộc. Ở đây “bó” mang ý nghĩa biểu hiện sự hạn chế, kìm nén sự phát triển đáng lẽ phải có ở một sự việc cụ thể là sự sáng suốt của con người.
  • “Cái khó bó cái khôn” mang ý nghĩa phản ánh sự khó khăn, cùng khổ quá mức trong cuộc sống có thể làm ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của một con người, khiến họ không thể phát huy khả năng tư duy đồng thời làm giảm sức phán đoán dẫn đến những quyết định thiếu sáng suốt.

+ Chứng minh tính đúng đắn của câu nói: Sự ảnh hưởng của môi trường sống khắc nghiệt, khó khăn làm hạn chế sự khôn ngoan của con người thường xảy ra trong cuộc sống ví dụ: thiếu thốn về vật chất, khó khăn về điều kiện gia đình khiến nhiều em nhỏ không thể đến trường,... (dẫn chứng một vài ví dụ thực tế).

+ Làm sáng tỏ khía cạnh chưa đúng của câu nói: Trong nhiều trường hợp, con người cũng có đầy đủ nghị lực có thể cố gắn để vượt qua sự trói buộc của hoàn cảnh khó khăn để đi đến thành công trong tương lai ví dụ: tấm gương tự học thành tài, vượt khó học giỏi, săn học bổng,... (dẫn chứng một vài ví dụ thực tế).

+ Lời khuyên:

  • Nên chung tay giúp đỡ những người gặp khó khăn, không để những khắc nghiệt của cuộc sống vùi lấp khả năng của họ.
  • Có ý thức phấn đấu, vươn lên mọi khó khăn để đạt được thành quả.
  • Không nên nản lòng, tuyệt vọng trước khó khăn trong cuộc sống...

- Kết bài: Khẳng định và nhấn mạnh lại ý kiến cá nhân về câu nói (gợi nhiều suy nghĩ, đúng nhưng chưa hoàn chỉnh,). Đưa ra phương hướng, bàn luận mở rộng.

2. Viết bài văn nghị luận tư tưởng, đạo lí về câu nói Cái khó bó cái khôn

Cha ông ta từ đời xưa đã để lại cho con cháu rất nhiều câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ. Đây đều là những câu nói được rút ra từ những trải nghiệm, kinh nghiệm sống, những câu nói đó không chỉ là những bài học, những lời răn dạy cho chùng ta, nó còn là những lời động vui, an ủi, định hướng khi mà chúng ta gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu thành ngữ “cái khó bó cái khôn” chính là một câu thành ngữ như vậy.

Câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Ai cũng đã được nghe rất nhiều lần, và trong cuộc sống, cũng chưa có ai chưa từng dùng nó lần nào. Vậy, “cái khó bó cái khôn” có ý nghĩa như thế nào? “Cái khó” được hiểu chính là những khó khăn gây cản trở, không cho chúng ta thực hiện một công việc nào đó. Còn “cái khôn” chính là những dự kiến, những kế hoạch, dự định, vấn đề tốt đẹp và sáng suốt. “Bó” giống như một sợi dây, trói buộc hạn chế, không cho thực hiện những kế hoạch, dự định. Cả câu thành ngữ hiểu theo nghĩa chung nhất ý chỉ  những khó khăn sẽ cản trở chúng ta thực hiện những dự định, những kế hoạch tốt đẹp. Hiểu sâu rộng hơn nó chính là hoàn cảnh sẽ tác động đến tinh thần mỗi người,giải thích cho sự bất lực cũng như một cách động viên khi chúng ta gặp phải những bế tắc, không tìm ra được phương hướng để giải quyết trong mọi việc.

Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều cá nhân khi gặp khó khăn đã gục ngã, kêu than không thể tiếp tục. Những người như vậy chỉ mãi đứng yên một chỗ, không thể bước ra xa. Vì chính cái “khó’ đã kìm hãm sự phát triển của trí óc và nhận thức. Trong đề toán, có một câu rất khó, đòi hỏi phải động não nhiều, nếu không sẽ không thể nào giải được. Nam là học sinh lười tư duy nên khi nghe bảo bài toán khó đã không chịu đọc đề, đã gấp trang sách lại và không làm nữa. Nam dị ứng với từ “khó” nên nghe đến đó đã nghĩ ngay đến việc không thể làm được. Đây là một suy nghĩ sai lầm, dẫn đến sự trì trệ của bạn Nam trong quá trình học tập.

Câu tục ngữ này xuất hiện từ lâu trong hoàn cảnh xã hội phong kiến lạc hậu, bảo thủ. Con người phải tuân theo mọi kỉ cương, nguyên tắc sẵn có, những ràng buộc chặt chẽ, phi lí, ít khi được tự do sáng tạo. Xưa kia, người dân lao động phải sống một cuộc sống cơ cực, thiếu thốn kéo dài, hậu quả của một nền kinh tế tiểu nông mang nặng tính chất tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ luôn luôn phải: Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm.

Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tầm suy nghĩ, tầm nhìn và sự năng động của mỗi cá nhân. Một nguyên nhân quan trọng nữa là trong xã hội phong kiến có qui luật lệ, định kiến ràng buộc con người. Nền kinh tế tự cung tự cấp đã kìm hãm sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Quyền sống tự do bị tước đoạt, mọi suy nghĩ, hành động của cá nhân đều không được phép vượt khỏi khuôn khổ định sẵn của luân lí tam cương, ngũ thường. Vì thế mà con người gần như mất quyền chủ động và sáng tạo trong công việc. Dẫu có biết khôn đi chăng nữa thì cũng đành chịu bó tay vì nhiều cái khó.

Cổ nhân có câu: Lửa thử vàng, gian nan thử sức hoặc: Gió bão mới hay cây cỏ cứng. Trong quá trình học tập và làm việc, khó khăn gian khổ là lẽ đương nhiên. Điều quan trọng là chúng ta có chấp nhận nó và tìm cách để vượt qua nó hay không. Xung quanh chúng ta giờ đây có rất nhiều tấm gương phấn đấu bền bỉ, kiên định, thực hiện bằng được mục đích tốt đẹp mà bản thân xác định từ đầu.

Cái khó bó cái khôn mà ngược lại với những con người có tính cách mạnh mẽ, có nghị lực, có lòng kiên trì và sức chịu đựng bền bỉ thì Cái khó ló cái khôn. Từ trong gian nan thử thách, họ sẽ tìm ra được hướng giải quyết, hướng đi đúng đắn nhất để thực hiện bằng được ước mơ mà bản thân hằng đeo đuổi. Nếu bạn nào hay ngụy biện cho sự lười biếng, ỷ lại, thiếu ý chí, nghị lực trong phấn đấu hoặc hay đổ thừa cho hoàn cảnh khó khăn mà bê trễ việc học hành thì hãy thử soi vào những tấm gương đó để suy ngẫm và tự sửa mình.

3. Em hiểu như thế nào về câu nói Cái khó bó cái khôn

Sự thành công của mỗi người tùy thuộc chủ yếu vào khả năng, lòng kiên nhẫn thực hiện đến cùng. Để đạt được kết quả mà mình mong muốn thì đòi hỏi bạn cần phải biết cách nắm bắt thời cơ, nhạy bén cũng như không bỏ cuộc sớm. Song hiện nay có rất nhiều người vì hoàn cảnh khách quan, vì khó khăn, thử thách mà nhanh chóng chán nản, không muốn tiếp tục. Bởi vậy ông cha ta mới có câu nói “Cái khó bó cái khôn” là vì thế. Cuộc sống không ngừng biến đổi, con người cần phải thích nghi để có thể hòa nhập và không ngừng phát triển mình. “Cái khó bó cái khôn” có hai ý nghĩa, đó cũng chính là lời khuyên dành cho tất cả mọi người. Chúng ta phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn, gian nan trong cuộc sống để giành được điều mà mình mong đợi. Trên con đường đi đó có nhiều chông gai và thử thách, cũng như những nguyên nhân khách quan bên ngoài. Chính những yếu tố đã làm hạn chế, che mất đi tầm nhìn của bạn, khiến bạn chùn bước, không bước nữa. Có thể nói họ đã không đủ dũng cảm, bản lĩnh để vượt qua những gian nan bước đầu đó. Vì khó khăn, vì không thể tiếp tục thì chúng ta chỉ dám bước đến đó và dừng lại, tư duy của chúng ta sẽ không được phát triển nữa vì ngại khó, ngại khổ.

Ngày:18/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM