Bài 1: Chính sách tài chính quốc gia

Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ Bài 1: Chính sách tài chính quốc gia cung cấp các nội dung chính bao gồm  khái niệm chính sách Tài chính quốc gia, dự thảo chính sách tài chính quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo nhé!

Bài 1: Chính sách tài chính quốc gia

1. Khái niệm chính sách Tài chính quốc gia

Các chủ trương, chính sách, đường lối và biện pháp về Tài chính trong một thời kỳ tương đối lâu dài do các Chính phủ hoạch định và tổ chức thực hiện trong từng giai đoạn nhất định đối với Quốc gia.

Ngày 24/10/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 58/2011/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia để tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách tài chính, tiền tệ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính (Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính Quốc gia) đã dự thảo Chính sách Tài chính Quôc gia giai đoạn 2011- 2020 để trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt, với những nội dung chính như sau:

2. Dự thảo chính sách tài chính quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Thách thức và cơ hội của nền Tài chính Việt Nam

Trong bối cảnh tình hình kinh tế tài chính thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp, đa chiều, nền tài chính Việt Nam hiện bộc lộ những điểm yếu cơ bản sau:

  • Tính ổn định, bền vững trong huy động các nguồn lực chưa cao;
  • Hiệu quả phân phôi và sử dụng nguồn lực tài chính còn hạn chế, tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong chi NSNN chậm được khắc phục;
  • Việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công tuy có bước phát triển tích cực song chưa đạt yêu cầu đề ra;
  • Sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong giám sát tài chính trong một số khâu còn yếu;
  • Công tác cải cách hành chính tuy đã có những bước tiến song vẫn còn nhiều thực tiễn mang tính hình thức, thiếu đột phá và chưa theo kịp với thực tiễn phát sinh trong điều hành kinh tế - xã hội.

Những yếu kém, tồn tại trên, một mặt có những lý do khách quan như nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyến đổi, với trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối hạn chế trong khi kinh tế trong nước và thế giới biến động mạnh. Mặt khác, cũng một phần xuất phát từ các lý do chủ quan, đó là công tác tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính Giai đoạn 2001-2010 ở trong một số khâu còn chưa đồng bộ; cải cách trong một vài lĩnh vực còn chậm đổi mới về tư tưởng, còn thiếu các bước cải cách đột phá.

Trong thập niên tới, bối cảnh thế giới dự báo sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Cùng với tự do hóa đầu tư và thương mại sẽ là quá trình quốc tế hóa hệ thống tài chính - tiền tệ toàn cầu. Hệ thống chính sách của các nước sẽ hướng tới việc hồi quy theo một hành lang chung. Cấu trúc kinh tế thế giới sẽ chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, Nga và Ấn độ.

Đứng trong một thế giới toàn cầu hóa với những biến động và tác động đa chiều nói trên, để đưa đất nước tiến lên, tránh nguy cơ tụt hậu, dự thảo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2020 đã xác định trong 10 năm tới Việt Nam sẽ tập trung vào việc thực hiện ba đột phá sau:

  • Hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung vào việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính đế giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực.
  • Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân.
  • Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị lớn.

Để góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội Giai đoạn 2011-2020, việc hoạch định và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược Tài chính đến năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng. Chiến lược Tài chính Giai đoạn 2011-2020 cũng phải hướng tới việc hỗ trợ thực hiện có hiệu quả ba đột phá nói trên.

Mục tiêu của Chiến lược Tài chính giai đoạn 2011 2020

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược Tài chính giai đoạn 2011- 2020 là: Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tảng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính.

Các mục tiêu cụ thể là:

  • Xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; tiếp tục có chính sách khuyến khích tăng tích lũy cho đầu tư phát triển, hướng dẫn tiêu dùng; thu hút hợp lý các nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết các điểm nghẽn của phát triển, tạo tiền đề để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, duy trì tổng đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 39-40% GDP, giai đoạn 2011-2015 khoảng 40% GDP, giai đoạn 2016-2020 khoang 38-39% GDP.
  • Tập trung vốn đầu tư nhà nước phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công quan trọng, một số ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ đạo mà tư nhân không thể hoặc chưa thể đảm đương được, từng bước giảm tỷ trọng đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư xã hội.
  • Tỷ lệ động viên từ nền kinh tế vào NSNN ở mức hợp lý; cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN. Tổng thu cân đối NSNN ở mức 23-24% GDP, trong đó từ thuế và phí đạt mức 22%-23% GDP. Quy mô chi NSNN ở trong khoảng 27%- 28% GDP.
  • Đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia; duy trì dư nợ chính phủ và nợ quốc gia trong giới hạn an toàn; tăng cường dự trữ Nhà nước đáp ứng kịp thời các nhu cầu đột xuất của nền kinh tế.
  • Phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính và dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc huy động và định hướng các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từ NSNN; tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN; tăng cường đầu tư phát triển con người, cải cách cơ chế tài chính đối với lĩnh vực giáo dục, y tế; cải cách tiền lương; từng bước xây dựng và củng cố hệ thống an sinh xã hội.
  • Cải cách cơ bản thể chế tài chính theo hướng bền vững, đồng bộ, hiện đại, theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước, tạo động lực đủ mạnh cho các chủ thể tham gia lao động, thực hiện tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng lành mạnh; khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh; thiết lập môi trường kinh tế - xã hội an toàn, ổn định với hệ thống an sinh xâ hội, bền vững; đồng thời đảm bảo vai trò chủ đạo của nhà nước trong điều tiết, định hướng nền kinh tế.

Định hướng và giải pháp thực hiện Chiến lược tài chính giai đoạn 2011-2020

Để góp phần đạt được các mục tiêu xác định trên, thực hiện có hiệu quả ba đột phá xác định trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020, Chiến lược tài chính giai đoạn 2011- 2020 được xây dựng dựa trên các định hướng cơ bản sau:

  • Thực hiện tái cơ cấu nền tài chính quốc gia trên cả ba mặt: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi của nền kinh tế đạt đến giai đoạn phát triển cao hơn; xác định rõ vai trò, phạm vi, phương thức hoạt động của tài chính nhà nước, tạo động lực và môi trường đầu tư bình đẳng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế.
  • Hoàn thiện thể chế tài chính theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với trọng tâm là nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội.
  • Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với hiện đại hóa công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông tin; hình thành nền tài chính chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, thương mại trong và ngoài nước.

Để đảm bảo thực hiện được các trọng tâm trên, dự kiến có tám nhóm giải pháp sau đây sẽ được triển khai thực hiện:

Giải phóng và huy động hiệu quả mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; động viên hợp lý các nguồn thu NSNN trên cơ sở tiếp tục thực hiện cải cách hệ thông thuế, phí phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế và thông lệ quốc tế, đồng thời thu hút có hiệu quả, đa dạng hóa các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển dịch vụ công.

Xây dựng chính sách phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, trên cơ sở gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng đến các yêu cầu:

  • Nâng cao hiệu quả đầu tư theo ngành, vùng, miền; có cơ chế, chính sách phân phối hợp lý, đảm bảo cho mọi đối tượng xã hội, người nghèo được hưởng các dịch vụ phúc lợi cơ bản.
  • Tăng cường vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
  • Dịch chuyển dần nguồn lực nhà nước đầu tư cho con người, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, tinh thần của nhân dân, coi đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển.
  • Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý, sử dụng nguồn lực NSNN, gắn với mục tiêu đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế- xã hội, giảm nghèo bền vững và các yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh
  • Đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc đổi mới thể chế tài chính giai đoạn tới.
  • Phát triển mạng lưới an sinh xã hội trên cơ sở kết hợp hài hòa và hiệu quả nguồn lực nhà nước và nguồn lực xã hội.

Tiếp tục đổi mới chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp theo hướng bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông thoáng nhằm giải phóng, phát triển mạnh sức sản xuất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Đẩy mạnh quá trình đổi mới và cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp, các tổng công tỳ nhà nước.

Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính, thị trường dịch vụ tài chính, vận hành an toàn, được quản lý và giám sát hiệu quả, để động viên tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Nâng cao hiệu quả giám sát của Nhà nước đối với thị trường tài chính và các dịch vụ tài chính.

Chủ động đề xuất các chương trình sáng kiến để nâng cao tiếng nói và vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác tài chính quốc tế. Tăng cường hợp tác tài chính để từng bước tiếp cận với thị trường tài chính tiên tiến, vận dụng vào công cuộc xây dựng và phát triển hệ thống tài chính trong nước. Tuân thủ hợp lý với các cam kết đã đưa ra trong hội nhập quốc tế, đồng thời theo dõi các tác động đế kịp thời phân tích và đề xuất giải pháp phù hợp với các quy định quốc tế.

Nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực tài chính, tài sản quốc gia, ổn định thị trường, an ninh tài chính quốc gia. Quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát, quản lý của nhà nước, chống độc quyền, chông chuyển giá. Nâng cao khả năng giám sát đối với khu vực doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro cho toàn hệ thống. Tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia

Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính thông suốt, chất lượng và hiệu quả, xem đây là khâu đột phá quan trọng của Chiến lược.

Giải pháp chung là:

  • Đồng bộ hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính; rút gọn và công khai hóa quy trình, thủ tục hành chính theo hướng bình đẳng, thông thoáng, thống nhất, minh bạch, hiện đại, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế.
  • Thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là đối với vấn đề quản lý dữ liệu tài chính, kiểm soát thu - chi NSNN, quản lý nợ công và quản lý tài sản công.
  • Củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài chính, đảm bảo sự điều hành thống nhất và quản lý chặt chẽ nền tài chính quốc gia.

Hoàn thiện thể chế tài chính, phương thức và cách thức điều hành chính sách tài chính, tiền tệ theo hướng đồng bộ, thống nhất, ổn định và minh bạch, phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tê và tái cấu trúc nền tài chính quốc gia. Nâng cao năng lực phối hợp trong xây dựng và thực hiện chính sách tài chính và các chính sách kinh tế vĩ mô khác của chính phủ, đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán, nhất là giữa chính sách tài chính và tiền tệ.

Tổ chức thực hiện Chiến lược tài chính giai 2011 - 2020

Yêu cầu về tổ chức thực hiện

Để đạt được các mục tiêu và định hướng nói trên, công tác tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng. Dự thảo Chiến lược Tài chính giai đoạn 2011-2020 đã đề ra nhiều mục tiêu và giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính nói chung và NSNN nói riêng còn hạn chế nên việc lựa chọn bước đi và xây dựng lộ trình thực hiện Chiến lược là rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và quốc tế dự báo sẽ còn có các biến động khó lường. Theo đó, trong việc thực hiện Chiến lược cần phải xác định được những vấn đề ưu tiên cần tổ chức thực hiện trước để tạo tiền đề cho các bước đi tiếp theo.

Về cơ bản, công tác tổ chức thực hiện Chiến lược Tài chính giai đoạn 2011-2020 sẽ tập trung vào ba nội dung sau:

  • Xác định lộ trình thực hiện và bước đi cho mỗi nhóm giải pháp nêu trong Chiến lược, góp phần thực hiện có hiệu quả Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội đến năm 2020;
  • Hoàn thiện khuôn khổ thể chế về tài chính thông qua việc xây dựng hai chương trình xây dựng luật và pháp lệnh trong lĩnh vực tài chính:

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, nhiệm kỳ 2011-2016, trong đó tập trung vào việc trình Quốc hội xem xét thông qua các dự án Luật sau:

  • Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Quản lý Giá;
  • Luật Quản lý Vốn Nhà nước Đầu tư vào Doanh nghiệp;
  • Luật Dự trữ Nhà nước;
  • Luật Phí, Lệ phí;
  • Luật Quản lý Thuế Các Luật Thuế (Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu, Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp;
  • Luật Thuế Thu nhập Cá nhân;
  • Luật Thuế Giá trị Gia tăng, Luật Thuế TTĐB).

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá 14, nhiệm kỳ 2016-2021.

Định kỳ đánh giá kết quả thực hiện đê kịp thời có các điều chỉnh bổ sung nội dung Chiến lược cho phù hợp với các diễn biến mới về tình hình trong nước và quốc tế, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra.

Các giai đoạn thực hiện Chiến lược

Việc tổ chức thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn (2011 - 2015):

Tổ chức thực hiện và đánh giá Kế hoạch tài chính 5 năm (2011 - 2015);

Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình và đề án của chiến lược tài chính (bao gồm cả việc hoàn thiện thể chế).

Giai đoạn (2016 - 2020):

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ còn lại của Chiến lược tài chính giai đoạn 2011-2020 thông qua việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch Tài chính năm năm (2016 - 2020), các chương trình và đề án còn lại của Chiến lược tài chính.

Danh mục các Chiến lược ngành và các đề án cần xây dựng

Để tổ chức thực hiện Chiến lược Tài chính giai đoạn 2011- 2020, cần xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược ngành và đề án sau:

Xây dựng và tổ chức thực hiện tám Chiến lược ngành, cụ thể là:

  • Chiến lược cải cách Hệ thống Thuế
  • Chiến lược phát triển Hải quan
  • Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước
  • Chiến lược Nợ Công và Nợ Nước ngoài của Quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
  • Chiến lược phát triển Thị trường Bảo hiểm
  • Chiến lược phát triển Thị trường Vốn
  • Chiến lược phát triển Thị trường Dịch vụ Kế toán, Kiểm toán Chiến lược Dự trừ Nhà nước

Xây dựng và thực hiện 22 đề án trên các lĩnh vực, cụ thể là:

Cân đối tài chính vĩ mò và cản dối ngân sách nhà nước

  • Đề án điều hành chính sách tài khóa nhằm chủ động trong điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, bền vững.
  • Đề án Quản lý Bội chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020

Lĩnh vực quản lý chi tiêu công

  • Đề án đảm bảo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương
  • Đề án đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công
  • Đề án xây dựng cơ chế mới về phương thức lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách (gắn với kết quả và hiệu quả công việc)
  • Đề án hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách và định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách nhà nước áp dụng cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
  • Đề án quản lý tài sản công
  • Đề án tài chính tổng thể thực hiện Chương trình Giảm nghèo và Chiến lược An sinh Xã hội giai đoạn 2011 - 2020
  • Đề án đổi mới mô hình và cơ chế tài chính của Bảo hiểm Xã hội
  • Đề án hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính đối với lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Lĩnh vực đầu tư công

  • Đề án huy động vốn đầu tư (cả trong và ngoài nước);
  • Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công.
  • Đề án xây dựng mục tiêu, định hướng sử dụng vốn vay và quản lý nợ trong giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020.
  • Đề án xây dựng chương trình quản lý nợ trung hạn cho các giai đoạn ba năm liền kề.

Lĩnh vực hội nhập tài chính quốc tế

  • Đề án hội nhập tài chính

Lĩnh vực giả

  • Đề án đổi mới cơ chế quản lý, điều hành giá và hệ thống giá

Thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính

  • Đề án kiện toàn công tác thanh tra, kiếm tra tài chính
  • Đề án đổi mới cơ chế kiếm tra, giám sát sự tuân thủ của người nộp thuế
  • Đề án tăng cường giám sát tài chính doanh nghiệp và vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngành Tài chính

  • Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành tài chính
  • Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực tài chính
  • Đề án đổi mới thủ tục hành chính trong các lĩnh vực tài chính

(Nguồn: Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính- Bộ Tài chính năm 2012)

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Chính sách tài chính quốc gia được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn học tốt.

Ngày:16/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM