Bài 3: Sự phát triển các hình thái tiền tệ

Cùng eLib tìm hiểu về tiền tệ dưới dạng hàng hóa - hóa tệ và tiền giấy, các hình thức tiền tệ khác thông qua bài giảng Bài 3: Sự phát triển các hình thái tiền tệ dưới đây nhé!

Bài 3: Sự phát triển các hình thái tiền tệ

Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Sau khi ra đời, tiền tệ lại là công cụ quan trọng để phát triển nền kinh tế xã hội. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lưu thông hàng hóa và dịch vụ, phát triển nền kinh tế xã hội, hình thái của tiền tệ cũng ngày càng được hoàn thiện hơn.

1. Tiền tệ dưới dạng hàng hóa - hóa tệ

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới các hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là của hoạt động sản xuất, trao đổi và lưu thông hàng hóa.

Ở thời kỳ đầu lịch sử tiền tệ, tùy theo những điều kiện cụ thể của các dân tộc khác nhau ở các thời đại lịch sử khác nhau, mà vai trò tiền tệ được thể hiện ở các hàng hóa khác nhau. Nhưng thông thường, những hàng hóa đó là những vật dụng quan trọng bậc nhất hay những đặc sản quý hiếm sẵn có của địa phương. Lịch sử ghi nhận rằng, thời kỳ nguyên thủy của tiền tệ, hình thức tiền tệ thường được thế hiện ở gia súc (dân tộc cổ đại); vỏ ốc quý (quần đảo Thái Bình Dương và Châu Phi); chè (Tây tạng và Mông Cổ); muối (ở miền Tây Su Đăng); lúa mì, bông (Ai cập); kê, lụa (Trung Quốc); kim loại màu, kim loại quý... Các hình thái này có thể xếp chung vào một nhóm là tiền tệ dưới dạng hàng hóa hay hóa tệ (commodities money).

1.1 Hóa tệ phi kim loại (non-metallic commodities money)

Đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ. Đặc điểm của hình thái này là: hàng hóa dùng làm tiền tệ trong trao đổi phải có giá trị thực sự và giá trị của vật trung gian trao đối này phải ngang bằng với giá trị của hàng hóa đem trao đổi, tức là trao đổi ngang giá một hàng hóa thông thường để lấy một hàng hóa đặc biệt - tiền tệ.

Tuy nhiên, hóa tệ phi kim loại có nhiều điểm không thuận tiện như: tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia hay gộp lại, khó bảo quản hay di chuyển, và chỉ có giá trị trong từng địa phương nhổ lẻ. Vì vậy, hóa tệ phi kim loại dần dần biến mất và được thay thế bằng hóa tệ kim loại.

1.2 Hóa tệ kim loại

Xã hội càng phát triển, yêu cầu sản xuất trao đổi hàng hóa ngày càng cao, việc trao đổi hàng hóa không chỉ diễn ra trong một địa phương, một quốc gia mà đã phát triển giữa các quốc gia với nhau, hình thức hóa tộ phi kim loại càng ngày càng tỏ ra không thuận tiện trong việc di chuyển. Vì vậy phải tìm một vật ngang giá chung thuận tiện và dễ di chuyển, trao đổi hơn. Cùng với sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, hình thức tiền tệ chuyển dần sang các kim loại, kim loại dùng làm tiền dưới dạng thỏi (tiền đúc).

Bạc được sử dụng để đúc tiền từ năm 700 trước Công Nguyên (TCN) bởi người Lydia (ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), trong dạ ne- hợn kim của vàng và bạc. Muộn hơn, bạc được làm tinh khiết và đúc tiền trong dạng nguyên chất.

Các đồng tiền vàng đầu tiên được người Lydia đúc từ vàng, trong thời gian giữa năm 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá trị khác nhau và được dùng như là một phương tiện thanh toán, để đơn giản hóa việc trả lương cho những người lính đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi vàng được nấu chảy thành đồng tiền và sau đó hình của nhà vua được dập nổi lên trên. Vì thế mà nhà vua người Lydia cuối cùng là Croesus mang danh là giàu có vô hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc thương mại dễ dàng rất nhiều vì chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình dáng không thay đối, và thay vì phải cân thì có thể đếm được.

Cuối thời kỳ này, hình thức tiền tệ đã được cô" định ở vàng. Bởi vì vàng có nhiều đặc tính ưu việt hơn các hàng hóa khác lúc bấy giờ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ. Đó là:

  • Tính đồng nhất của vàng rất cao, điều này rất thuận lợi trong việc đo lường, biểu hiện giá cả của các hàng hóa trong quá trình trao đổi.
  • Dễ phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc biểu hiện giá cả và lưu thông hàng hóa trên thị trường. Bởi lẽ, thị trường hàng hóa rất đa dạng và giá cả rất khác nhau.
  • Dễ mang theo bởi vì một thể tích nhỏ và trọng lượng nhỏ của vàng có thể đại diện cho giá tri một khối lượng hàng hóa lớn.
  • Thuận tiện trong việc thực hiện chức năng dự trữ giá trị của tiền tệ...

Trình độ sản xuất ngày càng phát triển, khôi lượng hàng hóa và dịch vụ trao đổi càng nhiều. Do vậy, theo thời gian giá trị của vàng lớn đến mức người ta khó có thể chia nhỏ ra đề tiến hành những việc mua bán bình thường. Mặt khác, các hàng hóa đóng vai trò tiền tệ trước đây đều có khuynh hướng tự bản thân phải có giá trị và phải có một công dụng nhất định nào đó. Cuối chế độ xã hội nguyên thủy, sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển, xã hội phân chia giai cấp và nhà nước ra đời. Giá trị của tiền tệ của Quốc gia nào là do pháp luật của riêng Quốc gia đó quy định, sau đó Ngân hàng ra đời. Việc tìm kiếm một loại hình tiền tệ mới thay thế cho vàng trong lưu thông đã trở nên cần thiết. Vì vậy tiền giấy xuất hiện.

2. Tiền giấy (Giấy bạc ngân hàng)

Sau một thời gian dài, hình thức tiền bằng hàng hóa nhường chỗ cho thời đại tiền giấy. Vì trong thiên nhiên trữ lượng kim loại và nhất là vàng chỉ có hạn, trong khi đó sản xuất và nhu cầu trao đổi ngày càng phát triển mạnh mẽ, nên tiền giấy xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của lưu thông trao đổi hàng hóa. Lúc đầu những tờ giấy bạc ngân hàng là những dấu hiệu đại diện cho vàng đáng lẽ phải có trong lưu thông. Những giấy bạc ngân hàng đó được tự do chuyển đổi ra vàng theo Nhà nước quy định, về sau do ngân hàng phát hành ra nhiều giấy bạc hơn so với số vàng dự trữ, làm cho nó không còn được tự do chuyển đổi ra vàng. Việc sử dụng tiền giấy đã trd thành phô biến, do tính thuận tiện của nó trong việc làm phương tiện trao đổi hàng hóa. Đó là:

  • Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán nợ.
  • Thuận tiện khi thực hiện chức năng phương tiện dự trữ của cải dưới hình thức giá trị.
  • Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lượng giá trị lớn hay nhỏ được biểu hiện.
  • Bằng chế độ độc quyền phát hành giấy bạc với những quy định nghiêm ngặt của nhà nước, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó...

3. Các hình thức tiền tệ khác

3.1 Tiền ghi sổ (Tiền qua ngân hàng)

Tiền ghi sổ là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng (tiền gửi Séc). Đó là tiền do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra trong quá trình hoạt động. Việc sử dụng đồng tiền ghi sổ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Cùng với trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại, đồng tiền ghi sổ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng tiền cung ứng.

Tiền ghi sổ là một công cụ thanh toán cực kỳ linh hoạt tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế. Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển thì tiền ghi sổ càng phát huy tác dụng. Trong thực tế các giấy bạc ngân hàng được phát hành nhiều hơn số tiền kim loại có trong quỹ tương ứng, lưu thông tiền tệ phù hợp với các nhu cầu của nền kinh tế. Tiền ghi sổ là một công cụ phát triển tổng lượng tiền tệ, góp phần thích ứng với các nhu cầu của giao dịch. Thực tiễn chỉ ra rằng trong các nước có nền tài chính phát triển, tống lượng tiền gửi tại ngân hàng cao hơn rất nhiều so với tổng lượng tiền giấy trong lưu thông. Các nhà nghiên cứu ở các nước phát triển đã đúc kết rằng trong các nước này, tổng mức tiền ghi sổ (toàn bộ tiền gửi) lớn hơn ít nhất gấp bốn lần số tiền giấy ngân hàng trong lưu thông.

Có hai công cụ chủ yếu trong việc huy động các khoản tiền ghi sổ này đó là Séc và chuyển khoản.

Công cụ thứ nhất là Séc, là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên Séc hoặc trả cho người cầm Séc.

Vậy Séc là một chi phiếu, lập trên mẫu in sẵn do chủ tài khoản phát hành giao trực tiếp cho người bán để thanh toán tiền vật tư, hàng hóa, chi phí dịch vụ... Séc thông thường không lưu thông qua tay nhiều người, người thụ hưởng Séc đều giao tấm Séc đến ngân hàng. Chỉ có các bút toán là lưu thông một cách liên tục chuyển tải các tài sản Có ghi trên tài khoản của khách hàng. Sự chuyển tải đó là phi vật chất không giống với đồng tiền giấy được chuyển thực sự từ tay người này qua tay người khác, làm cho các cá nhân có thể trở nên giàu có hoặc nghèo khó đi. Tiền ghi sổ cũng là một dạng lưu thông và nó cũng chuyển tài sản từ người này qua người khác như tiền giấy.

Công cụ thứ hai là chuyển khoản, là một lệnh theo đó khách hàng ủy quyền cho ngân hàng ghi Nợ vào tài khoản của mình một số tiền nào đó, và ghi Có vào tài khoản của một người thứ ba.

Cùng với sự phát triển của tiền ghi sổ, tiền tệ đã trở thành một công cụ hết sức linh hoạt và không cần tồn tại dưới dạng vật chất, nó chỉ cần có các bút toán trên sổ sách là có thể chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác thông qua bút toán, cũng có thể ra lệnh bằng đường điện tín, qua mạng internet... Nhưng ta phải hiểu Séc và chuyển khoản cũng không phải là đồng tiền có thể sờ mó được, mà đó chỉ là một cách thực hiện và cho phép lưu thông tiền ghi sổ có nghĩa là số dư trên tài khoản của ngân hàng.

Nói chung, hiện nay là thời đại của tiền ghi sổ. Bởi lẽ, tiền ghi sổ có những ưu việt vốn có của nó là:

Giảm bớt một cách đáng kể các chi phí về lưu thông tiền mặt: in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng gói...

Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ nhân tham gia thanh toán qua ngân hàng.

Bảo đảm an toàn trong việc sử dụng đồng tiền, hạn chế được những hiện tượng tiêu cực phát sinh trong khi tiếp xúc trực tiếp với tiền.

Tiền ghi sổ tạo ra điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Trung Ương trong việc quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng...

3.2 Tiền điện tử

Tiền điện tử (e-money hay còn gọi là digital-cash) là một hệ thống cho phép người sử dụng có thể thanh toán khi mua hàng, hoặc sử dụng các dịch vụ nhờ truyền đi các con sô từ máy tính này đến máy tính khác.

Giống như serial trên tiền giấy, số serial của nền điện tử là duy nhất. Mỗi tờ tiền điện tử được phát hành bởi một ngân hàng và được đại diện cho một lượng tiền thật nào đó.

Tính chất đặc trưng của tiền điện tử cũng giống như tiền giấy thật, tức là, người mua hàng sẽ trả một số tiền nào đó cho người bán hàng, và sẽ không có bất cứ phương thức nào để lấy thông tin về người mua hàng. Đó cũng là một đặc điểm khác biệt giữa tiền điện tử và hệ thống thanh toán thẻ tín dụng.

Trong thời gian này, những hoạt động đầu tiên của tiền điện tử đã bắt đầu xâm chiếm Web. Nhưng loại tiền này vẫn còn quá ít so với việc sử dụng thẻ tín dụng. Được sử dụng với mục đích chính là giao dịch trực tuyến, các loại tiền này được phát hành bởi các công ty như Beenz. Com, Flooz. Com và một số các công ty khác. Tuy nhiên, vào thời kỳ suy thoái năm 2000, rất nhiều công ty “đot-com” được thành lập, nhưng đã nhanh chóng bị đổ,vỡ và trở thành công ty “dot-bom”. Do đó, tiền điện tử còn là vấn đề cần phải cân nhắc và xem xét lại một cách kỹ lưỡng, cẩn thận hơn.

Một số hình thức giao dịch tiền điện tử hiện nay:

Các thẻ thanh toán: Là các tấm thẻ do ngân hàng hoặc các công ty tài chính phát hành mà nhờ đó người ta có thể lưu thông những khoản tiền điện tử. Thẻ thanh toán có một số dạng sau đây:

  • Loại thứ nhất là thẻ rút tiền ATM (ATM card-Bank card): Thẻ ATM được dùng để rút tiền hoặc chuyển khoản thông qua máy rút tiền tự động ATM (Automated Teller Machine). Việc sử dụng thẻ chỉ đơn giản là đẩy thẻ vào máy, nhập mã số, màn hình ATM sẽ chờ lệnh. Trong nửa phút, mọi hoạt động chuyển khoản hoặc rút tiền ngay tại máy được hoàn thành.
  • Loại thứ hai là thẻ tín dụng (credit card): Đó là một tấm thẻ bằng nhựa cứng, hình chữ nhật với kích thước chuẩn là 96 X 54 X 0,76mm, mặt trước có in các thông tin về tổ chức phát hành thẻ (tên và logo), thông tin về người sử dụng thẻ (tên công ty và tên người được ủy quyền sử dụng thẻ- nếu là thẻ cho công ty hoặc tên cá nhân, đôi khi cả ảnh-nếu là thẻ cho cá nhân), gồm hai loại thẻ (Standard, Gold), số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ,... mặt sau có một dải băng từ trong đó lưu thông tin cần thiết về thẻ và chủ thẻ (như số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, mã số định danh PIN, mã đế kiểm tra giá trị hiệu lực của thẻ). Ngoài ra còn in cả chữ ký của chủ thẻ ở mặt sau. Các tổ chức phát hành thẻ tín dụng đảm bảo rằng họ sẽ thanh toán tiền mua hàng hóa hay dịch vụ cho người bán thay cho người sử dụng thẻ trong hạn mức tín dụng của thẻ. Sô' tiền đó sẽ được người mua thanh toán lại cho các tổ chức này sau một thời gian nhất định. Vì người sử dụng thẻ tín dụng không phải trả tiền ngay lúc mua hàng, nói cách khác là các tổ chức phát hành thẻ đã cho họ vay để thanh toán nên thẻ được gọi là thẻ tín dụng. Hàng năm người sử dụng thẻ tín dụng sẽ phải trả cho tổ chức phát hành một khoản phí sử dụng, ngoài ra còn phải trả phí thanh toán hộ cho mỗi lần thanh toán thẻ. Thẻ tín dụng ngày nay được sử dụng ở các nước phát triển cũng phổ biến như See. Nó có rất nhiều loại, chỉ riêng ở Mỹ đã có trên 3.000 loại khác nhau lưu hành, phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là các thẻ Master card, Visa card và AMEX.
  • Loại thứ ba là thẻ ghi nợ (debit card): về hình thức thẻ ghi nợ tương tự như thẻ tín dụng. Tuy nhiên, khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ không phải là công cụ đê vay tiền mà để tiêu tiền trong tài khoản. Khi thanh toán, người thu tiền sẽ quẹt thẻ qua một máy đọc thẻ (card reader), saư đó yêu cầu chủ thẻ ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng. Sau một số ngày nhất định (thường là hai ngày) tiền sẽ được chuyển từ tài khoản chủ thẻ sang tài khoản người bán hàng.

Gần đây, người ta thường nhắc đến một thẻ cao cấp hơn gọi là Thẻ thông minh (smart card): Thẻ thông minh thực chất là dạng thẻ ghi nợ, chỉ có khác là trên thẻ còn gắn thêm một bộ phận xử lý (con chip máy tính) cho phép lưu trữ ngay trên thẻ một lượng tiền kỹ thuật số (digital cash). Tiền số này có thể nạp từ tài khoản ở ngân hàng vào thẻ thông minh qua các máy ATM, máy tính cá nhân hoặc các điện thoại có trang bị bộ phận nạp tiền. Các thẻ thông minh cao cấp hơn, gọi là Super smart card còn cho phép ghi lại các giao dịch của người sử dụng thẻ, và có màn hình hiển thị, thậm chí cả bàn phím. Các thẻ thông minh còn tiến xa hơn, gần giống với những cái ví điện tử, nhờ khả năng có thể chuyển tiền trực tiếp từ thẻ thông minh này sang thẻ thông minh khác qua một thiết bị không dây cầm tay. Ngoài tính năng dùng làm phương tiện thanh toán, có thể dùng nó như thẻ gọi điện thoại, thẻ căn cước trong đó lưu giữ các thông tin về người dùng thẻ, thậm chí cả nhóm máu của người đó.

  • Tiền mặt điện tử (Electronic cash! E-cash): Đây là một dạng tiền điện tử được sử dụng để mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ trên Internet. Những người sử dụng  loại tiền này có thể tải tiền từ tài khoản của họ ở ngân hàng về máy tính cá nhân, rồi khi duyệt Web mua sắm có thể chuyển tiền từ máy tính của họ đến máy tính người bán hàng để thanh toán. Hiện nay, loại tiền này đang được một công ty Hà Lan là DigiCash cung cấp.
  • Séc điện tử (Electronic check/ E-check): Séc điện tử cho phép những người sử dụng Internet có thể thanh toán các hóa đơn qua Internet, mà không cần phải gửi những tờ Séc bằng giấy (paper check) như trước nữa. Những người này có thể viết một tờ Séc điện tử hợp pháp trên máy tính của họ rồi gửi cho người được thanh toán. Người này sẽ chuyển tờ Séc điện tử đó tới ngân hàng của mình. Ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của tờ Séc sẽ thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản của người viết Séc sang người được thanh toán. Bởi vì toàn bộ việc thanh toán này được thực hiện dưới hình thức điện tử, nên rẻ và tiện hơn nhiều so với sử dụng các tờ Séc bằng giấy. Các chuyên gia dự tính rằng, chi phí cho lưu thông Séc điện tử sẽ chỉ bằng 1/3 chi phí lưu thông Séc giấy.

3.3 Tình hình thanh toán tiền điện tử tại Việt Nam

Từ sau những năm 1990 ở nước ta, sự mở rộng và phổ biến Oja Internet đã tạo ra phương thức mua hàng và bán hàng qua mạng (thương mại điện tử). Hầu hết mọi người đều mong đợi một ngày nào đó tiền giấy sẽ không còn là phương thức thanh toán trong những phiên giao dịch.

Khi thanh toán qua Internet thực sự bùng nổ vào năm 2000, đây là mốc quan trọng đánh dấu bước khởi đầu của tiền điện tử (e-money). Những dịch vụ thanh toán trực tuyến thành công nhất như Paypal, cũng như sự phổ biến của tiền điện tử ở Nhật Bản với 15 triệu người sử dụng... đã đưa tiền điện tử lên một tầm cao mới.

Các ngân hàng ở Việt Nam cũng đã tiếp cận với thanh toán bằng tiền điện tử chẳng hạn như: mô hình thanh toán chuyển tiền bằng điện tử tại một số ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Techcombank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam); Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam); Vietcombank (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)...

Thông thường, những ngân hàng mạnh về dịch vụ thẻ, về thương hiệu, về dịch vụ chưa sẵn sàng chia sẻ thị phần, công nghệ... với ngân hàng khác. Người ta cho rằng ngân hàng Nhà nước đang đứng ngoài cuộc, hầu như không có vai trò gì, cũng như không làm được việc gì để thúc đẩy các ngân hàng hợp tác kết nôi hệ thống máy ATM với nhau.

Khi thị trường thẻ ATM phát triển, thì việc thẻ của ngân hàng nào chỉ dùng được trong hệ thống máy ATM của ngân hàng đó, đã làm hạn chế hiệu quả và tiện ích cho người sử dụng, hạn chế tốc độ phát hành và thanh toán bằng thẻ. Bởi vậy, nhu cầu nối mạng sử dụng chung hệ thống máy ATM giữa các ngân hàng thương mại ở VN đang có xu hướng tăng lên. Hiện chúng ta đã có bốn mạng liên kết độc lập.

Từ đầu tháng 08/2004, mạng BankNet của Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia (BankNet) đã khai trương, với thành viên là tám Ngân hàng thương mại, trong đó quy tụ cả ba Ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô lớn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Đầu tư Phát triển. Đến nay, BankNet có 1.600 máy ATM, 5.000 đơn vị chấp nhận thẻ và 1,8 triệu thẻ đã phát hành. Dự kiến đến cuối năm 2006, BankNet sẽ có 2.000 máy ATM, 9.000 đơn vị chấp nhận thẻ và 3 triệu thẻ.

Năm 2004, BankNet đã kết nối toàn bộ các máy ATM của tám Ngân hàng thành viên, song sau đó lại điều chỉnh kế hoạch sang đầu năm 2006, rồi lại chuyển sang tháng 6- 2006 và mới nhất là đến cuối tháng 9-2006, khách hàng sử dụng thẻ của tám Ngân hàng thương mại có quy mô lớn thuộc Công ty này có thể thực hiện rút tiền mặt, thanh toán qua hệ thống máy ATM của các Ngân hàng thương mại này. Tiếp đó mở ra tất cả các Ngân hàng thương mại thành viên khác.

Bên cạnh đó là sự liên kết của chín Ngân hàng thương mại là Vina Bank, Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) Kỹ thương, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank, Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế, Ngân hàng Thương mại Cố phần Phương Nam cũng kết nối mạng hệ thông thanh toán thẻ của họ với Ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank). Đây là Ngân hàng thương mại đang dẫn đầu về cạnh tranh trên thị trường thẻ nước ta hiện nay. Sắp tới Ngân hàng ngoại thương VN sẽ kết nôi mạng ATM với bảy Ngân hàng còn lại trong liên minh thẻ (bao gồm 15 ngân hàng thương mại do Ngân hàng ngoại thương VN chủ trì). Đây là mạng liên kết lớn nhât và đang hoạt động hiệu quả.

Một mạng liên kết khác là giữa các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại VN: ANZ Bank với Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam.

Cho đến tháng 09/2011 ở Việt Nam đã có các liên kết thẻ ví dụ như sau:

  • BankNet (8 ngân hàng thương mại)
  • Smartline (15 ngân hàng thương mại) V.N.B.C

Từ tháng 12/2010, V.N.B.C. chính thức kết nối hệ thống máy cà thẻ (POS) với các ngân hàng thuộc hai hệ thống chuyển mạch Smartlink và Banknet VN. Đây là sự kiện lớn trong ngành ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, tạo điều kiện thanh toán tiện lợi cho hơn 20 triệu chủ thẻ ATM trên toàn Việt Nam để thanh toán qua gần 40.000 máy POS tại các siêu thị, nhà hàng, khu mua sắm, cửa hàng, khách sạn... trên toàn Việt Nam.

Những tiện ích của mô hình thanh toán chuyển tiền hằng điện tử ở Việt Nam:

Thứ nhất: Là một phương thức thanh toán đơn giản nhất:

Theo đó khách hàng (người mua, người nhập khẩu) yêu cầu Ngân hàng phục vụ họ chuyển một số tiền nhất định qua mạng cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu) ở một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định.

Phương thức chuyển tiền hằng điện tử:

Chuyển tiền bằng điện tử ứng trước: Phương thức thanh toán này quy định người mua (người nhập khẩu) có nghĩa vụ thanh toán cho người bán (người xuất khẩu) qua mạng, toàn bộ giá trị hoặc một phần giá trị của hợp đồng vào một ngày qũy định trước khi giao hàng. Với người xuất khẩu thì đáy là hình thức có độ rủi ro cao vì không có gì đảm bảo việc người mua sẽ nhận được hàng, vì vậy chỉ nên áp dụng với các nhà xuất khẩu (người bán) có quan hệ thường xuyên và độ tin cậy cao.

Chuyển tiền bằng điện tử trả sau: Trong phương thức thanh toán trả sau, người mua (người nhập khẩu) nhận hàng trước khi thanh toán. Việc thanh toán được thực hiện ngay qua mạng khi người mua nhận được hàng hóa (còn gọi là trả tiền khi nhận hàng (Cash on Delivery)). Phương thức thanh toán này có lợi cho người mua (người nhập khẩu). Rủi ro thuộc về người bán (người xuất khẩu).

Phương thức thanh toán ghi sổ:

Về thực chất đây cũng là một phương thức trả sau. Tuy nhiên, phương thức này cho phép người mua có thể nhận hàng, mà không có nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu ngay. Người mua tự xác định ngày thanh toán và thực hiện việc thanh toán vào thời gian đã định. Phương thức thanh toán này có lợi cho người mua (người nhập khẩu). Rủi ro thuộc về người bán (người xuất khẩu).

Thứ hai: Giao dịch đơn giản, ít khâu, ít chứng từ:

Khách hàng có thể mở tài khoản tại một chi nhánh của ngân hàng giao dịch, nhưng có thể giao dịch chuyển tiền tại bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng đó. Khách hàng luôn được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán, nếu có nhu cầu.

Thời gian phát hành và xử lý chứng từ thanh toán quốc tế ngắn, thông thường tôi đa một ngày. Phát hành trực tiếp đến các ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới mà ngân hàng giao dịch.

Tùy theo uy tín của các ngân hàng trong thanh toán quốc tế, được các ngân hàng toàn cầu như Citibank (Mỹ), HSBC (Hồng Kông-Thượng Hải), ABN (Hà Lan), SMBC (Nhật), Ing BHF (Hà Lan), Standard Chartered Bank (Anh), Fortis Bank (Hà Lan), Natexis Banque Populaire (Pháp), Credit Suisse (Thụy Sĩ)... thông báo và xác nhận.

Với tỷ lệ điện chuẩn gần như tuyệt đối cho toàn bộ điện thanh toán quốc tế, ngân hàng đảm bảo mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng nhất, với chi phí cạnh tranh qua mạng thanh toán liên ngân hàng toàn Cầu-SWIFT.

Đi đầu trong các ngân hàng ở Việt Nam có thể kể đến ngân hàng Techcombank (Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam). Techcombank là một trong năm ngân hàng đầu tiên trên thế giới, ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu với ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Ký kết này cho phép khách hàng của Techcombank được ADB bảo lãnh thanh toán và vay vốn với lãi suất ựu đãi.

Thứ ba: Chi phí giao dịch thấp

Việc thanh toán phải căn cứ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho mức thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước khi thực hiện chuyển tiền qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, nhằm khuyến khích các ngân hàng tham gia thanh toán qua hệ thống này.

Khi cung cấp dịch vụ, tổng giám đốc hoặc giám đốc các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước được ấn định mức thu phí của từng dịch vụ thanh toán cụ thể- bao gồm cả dịch vụ chuyển tiền qua hệ thông và qua hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng - phù hợp với nội dung, điều kiện và phương thức dịch vụ của tổ chức theo đúng quy định.

Thứ tư: An toàn, tiện lợi

Tài khoản và thẻ giúp cho người có tiền tránh được rủi ro mất mát hay hư hỏng tiền mặt. Mặt khác khi thanh toán các khoản lớn như mua xe, mua nhà chỉ cần một lệnh chuyến khoản qua ngân hàng, thay vì phải mang theo một khôi lượng tiền mặt lởn và mất nhiều thời gian để đếm tiền.

Tài khoản còn được thêm tiền lãi. Giả sử các ngân hàng nhắm đến đối tượng khách hàng có sô" dư trong tài khoản ít nhất 3 triệu đồng và trả lãi suất 0,5%/tháng, thì hàng tháng khách hàng này được hưởng lãi 15 nghìn đồng. Tuy vậy khoản lãi này rất nhỏ không đáng kể.

Thứ năm: Tăng cường tính công khai minh hạch, hạn chế tham nhũng

Ngày nay do yêu cầu của hội nhập kinh tế nên việc dùng tiền điện tử góp phần làm cho hệ thông thanh toán được minh bạch hơn. Đây cũng là một yêu cầu của quốc tế trong quá trình hội nhập.

Hiệu quả kinh tế của phương thức thanh toán chuyển tiền qua mạng đã dần dần thay thế tập quán sử dụng tiền mặt gây lãng phí xã hội, đồng tiền nhanh chóng được dùng vào lưu thông và sinh lãi. Trong lưu thông, do dòng tiền chảy ngược dòng hàng hóa, nên dòng chảy thủ công của tiền mặt không thể nhanh chóng hiệu quả bằng hệ thống điện tử. Do đó, việc giảm tỷ lệ dùng tiền mặt là cần thiết và có lợi cho toàn xã hội.

Một số khó khăn trước mắt khi sử dụng tiền điện tử ở Việt Nam:

Thứ nhất: Tài khoản và thẻ không thuận tiện hằng tiền mặt.

Thứ hai: Tập quản tiêu dùng của người dân

Thứ ba: Chi phí trang bị ban đầu về máy móc thiết bị lớn:

Thứ tư: Người dân đặc biệt ở nông thôn chưa dược hướng dẫn, đào tạo

Thứ năm: vấn đề an toàn của hệ thống máy ATM của các ngân hàng bị báo động bởi nhiều vụ đột nhập máy ATM, lấy cắp tiền trong máy ATM. Vấn đề này đang được các cơ quan an ninh và ngân hàng kết hợp phòng ngừa.

Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đến 2020 ở Việt Nam:

  • Đến cuối nám 2010, tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cấp chính quyền tỉnh, thành phố đều thực hiện chi tiêu công bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Từ 2011-2020 sẽ triển khai mớ rộng đến các đối tượng là Sở, ban, ngành, các cấp chính quyền huyện, xã trên phạm vi toàn quốc.

Cụ thể, đến cuối năm 2010, sẽ có khoáng 20 triệu tài khoản cá nhân; 70% viên chức hưởng lương ngân sách và 50% công nhân trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020, sẽ có 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% viên chức hưởng lương ngân sách và 80% công nhân được trả lương qua tài khoản. Đối với các doanh nghiệp, đến cuối năm 2010 sẽ có khoảng 80% các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp được thực hiện qua tài khoán tại ngân hàng; con số này sẽ đạt 95% vào năm 2020.

Giải pháp thực hiện dự án:

Giải pháp mà đề án đưa ra là từng bước thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản chi tiêu của Chính phủ, tiến tới áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với hầu hết các khoản chi của những người có chức vụ, các khoản chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với khu vực dân cư, đề án cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ yếu cho dịch vụ thẻ và tạo điều kiện phát triến thanh toán, qua internet, mobile. Xây dựng Trung tâm Chuyển mạch Thẻ, kết nối các hệ thống máy tính ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM của các ngân hàng khác.

Theo thông báo mới đây cua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ngày càng giảm. Đến cuối năm 2006 chiếm 18,8% so với 21,4% cuối năm 2005. Dịch vụ thẻ tăng 30% trong năm 2006, sô thẻ phát hành toàn thị trường lên 3,5 triệu thẻ với gần 60 thương hiệu, 17 ngân hàng phát hành và 20 ngân hàng làm đại lý thanh toán. Toàn hệ thống hiện có 2.154 máy ATM tăng 21% so với cuối năm 2005, 17 thiết bị ngoại vi. Là dịch vụ thanh toán chuyên tiền bằng điện tử theo lệnh của người mua cho người bán theo phương thức trả trước hoặc trả sau khi nhận hàng. Các khoản thanh toán của khách hàng luôn được bảo đảm độ chính xác và thời gian xừ lý nhanh nhất.

Hiện nay trên thị trường thẻ thanh toán Việt Nam đã có các công ty cung cấp dịch vụ thẻ đó là:

Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn - Vietnam National Financial Switching Joint-Stock Company, www.banknet.com.cn) được thành lập ngày 09 tháng 07 năm 2004 với sự tham gia góp vốn của tám cổ đông sáng lập gồm bảy ngân hàng hàng đầu Việt Nam và Công ty Điện toán và Truyền số liệu. Các ngân hàng sáng lập là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA bank), Sài Gòn Công Thương Ngân hàng (Saigonbank) và VDC (Công ty Điện toán và Truyền số liệu).

Banknetvn đã triển khai kết nối thành công với nhiều NHTM lớn: Agribank, BIDV, Vietinbank. Tiếp theo là các NHTMCP như: An Bình (ABBank) Saigonbank...

Banknetvn cũng vừa tiến hành kết nối một loạt các ngân hàng như: Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), Á Châu (ACB), Đông Nam Á (Seabank), Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC Vietnam... vào mạng lưới chuyển mạch. Đến nay, mạng lưới ATM/POS và số lượng thẻ mà các thành viên của Banknetvn phát hành đã chiếm khoảng 70% thị phần. Đặc biệt, tháng 11/2007 Banknetvn đã ký kết thỏa thuận kết nối với Công ty cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink — Đại diện cho liên minh thẻ Vietcombank, hướng đến việc kết nối thống nhất toàn bộ mạng lưới thanh toán thẻ trong toàn quốc. Banknetvn cũng đã thỏa thuận kết nối với mạng thanh toán Paynet, tạo nên sự liên thông giữa tài khoản dịch vụ của người tiêu dùng với tài khoản mở tại ngân hàng, giúp khách hàng thuận lợi hơn rất nhiều trong chi tiêu và sử dụng thêm nhiều dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó Banketvn còn hỗ trợ các NHTMCP xây dựng hệ thống kỹ thuật để phát triển các dịch vụ về thẻ thanh toán và kết nôi chuyển mạch; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác phát triển dịch vụ thẻ với Ngân hàng liên doanh Việt - Nga; triển khai chương trình hợp tác toàn diện với các tổ chức chuyển mạch tài chính quốc tế: China Union Pay (Trung Quốc); NETs (Singapore)... Năm 2007 cũng là năm đầu tiên Banknetvn có doanh thu và thực hiện được kế hoạch giảm lỗ tiến đến hoạt động kinh doanh hiệu quả và có lãi.

Công ty cổ phần dịch vụ thẻ SmartLink (www.smartlink.com.vn):

Được thành lập vào tháng 04/2007 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2007, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ SmartLink (Smartlink) - tiền thân là Liên minh thẻ Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VN (Vietcombank), do Vietcombank và 15 Ngân hàng thương mại cổ phần sáng lập, khẳng định sự gắn kết giữa các ngân hàng nhằm tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác đa phương, liên kết đổ phát triển và thúc đẩy các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ một cách chuyên nghiệp, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước VN.

Hiện tại, Smartlink đang vận hành một hệ thống xử lý thông tin với 25 ngân hàng thành viên tham gia, trong đó 21 ngân hàng đã triển khai kết nối thành công, và hoạt động ổn định với số lượng xử lý trung bình của hệ thông đạt trên 400.000 giao dịch/ngày, số lượng thẻ phát hành đạt gần 4 triệu thẻ và được chấp nhận thanh toán tại hơn 2.500 ATM và trên 15.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn Việt Nam.

Đến thời điểm năm 2009, Smartlink chiếm 25% thị phần trong thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngày 25/10/2009, Công ty Cô phần Thẻ Thông minh VNBC đã chính thức ra mắt và kết nạp thêm hai thành viên mới là Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiA Bank) và PIBank (Cambodia). Công ty cũng ký kết hợp tác mở rộng với Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank). Hiện nay hệ thống VNBC do Ngân hàng Đông Á thành lập có 10 thành viên gôm: DongA Bank, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Hội (HabuBank), SaigonBank, CommonwealthBank, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank), DaiA Bank, PIBank, Tập đoàn Mai Linh (MaiLinh Group), Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cứu Long (MHB.) và Ngân hàng ƯOB (Singapore).

VNBC là công ty chuyên cung cấp thiết bị, dịch vụ cho ngành ngân hàng, cung cấp giải pháp kết nối các ngân hàng, giải pháp tư vấn về công nghệ thẻ, thiết bị và giải pháp Ngán hàng Điện tử (E-Banking)... Đến nay, VNBC đã nghiên cứu, hợp tác để thiết kế và chế tạo thành công hai dòng sản phẩm máy vượt trội như máv ATM TK21 và H38N. Máv ATM TK21 đã được xác lập “Kỷ lục Việt Nam’' là máy có chức năng nhận tiền gửi trực tiếp và có chức năng thu đồi ngoại tệ. Máy ATM thế hệ mới H38N có nhiều tính năng nổi bật như: nhận được cùng lúc đến 100 tờ tiền/lẩn giao dịch, hoặc sử dụng nhiều loại tiền trong cùng một lần giao dịch, và là cóng nghệ đầu tiên được ứng dụng kết nối vào hệ thống giao dịch cua ngân hàng tại Việt Nam. VNBC đã đưa ra giải pháp kết nôi giữa các ngân hàng với nhau trong hệ thông VNBC, với số lượng 1.200 máy ATM, 1.500 máy POS (Point of Sale) và mạng lưới phú rộng tại 49 tỉnh, thành phố trong cả nước, đã và đang phục vụ cho hơn 2,5 triệu chủ thẻ Việt Nam và các chủ thẻ quồc tế. Ngoài việc cung cấp giải pháp Euronet với những tính năng ưu việt, VNBC còn có khả năng nap tiền vào tài khoản và chuyến khoan liên ngân hàng qua máy ATM. VNBC đã cung cấp các san phám như SMS/Mobile/Internet Banking — giải pháp kênh ngân hàng điện tử, và đang nghiên cứu và chuẩn bị đưa ra sản phâm mới: Phone Banking (giao dịch trực tuyên với ngán hàng qua điện thoại) và Kiosk Banking (giao dich trực tuyên 24/24)... Trong khuôn khố sự kiện Banking Vietnam 2008 (23/5) NHNN đã công bô sự kiện chính thức kết nối giừa hai tổ chức hệ thống thanh toán Smartlink và Banknetvr.

Sự liên kết này sẽ tạo nên một sức mạnh mới thúc đẩy các dịch vụ thanh toán khỏng dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện tiền đề đê hình thanh một hệ thống thanh toán thẻ lớn manh có khả nàng kết nối toan quốc, giữa tất cả các ngân hàng phát hành thẻ sau này.

Đến ngày 3/12/2009, Smartlink va VNBC đã chinh thức kết nối với nhau và hợp tác thanh toán với nhau trên các giao dịch điện tử. Việc kết nối thanh công hệ thông Smartlink — VNBC đã tạo ra thế chán kiềng vững chắc giữa ba hệ thống xử lý giao dịch trên thị trưởng là Banknetvn, Smartlink và VNBC, đồng thời vẫn duy trì được sự độc lập tương đối cua các bén tham gia kết nối, nhằm dam bẩo động lực cạnh tranh vê chát lương dich vụ cung cấp cho khách hàng cũng như an toàn về hệ thông, khi hệ thống của mỗi bén đều có thể dụ phong cho hệ thông cua các bên còn lại.

Theo chỉ đạo của NHNN và để phục vụ tốt cho các còng tác triển khai việc TTKDTM, hệ thống kết nối Smartlink - Banknetvn đã chính thức đi vào hoạt động tứ ngay 23/5/2008, lần đầu tiên tạo ra một mang lưới lièn minh thẻ ATM thống nhất trên toàn quốc, và đa két nối thanh toán thẻ giữa 42 ngân hàng thành viên của hai liên minh thẻ. Tổng số máy ATM của hai hệ thống này chiếm khoảng 80% tổng số máy ATM, và số lượng thẻ thanh toán phát hành cũng chiếm 86% thị phần trong nước. Việc chi trả lương qua tài khoản đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại (NHTM) mở rộng và phát triển giá trị gia táng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Tiếp tục lộ trình, ngành ngân hàng đã tăng cường đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin. Với nguồn vốn vay 106 triệu USD của Ngân hàng Thế giới (WB), trong một dự án khác, NHNN cũng đã khai trương hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn hai vào ngày 28/2/2009, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời với dung lượng ngày càng cao, giữ vai trò là hệ thông thanh toán “trụ cột” của quốc gia, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống này đã sẵn sàng kết nối với hệ thống Thanh toán của Kho bạc Nhà nước, hệ thống Thanh toán bù trừ & Quyết toán chứng khoán và các hệ thông cần thiết khác.

Ngoài ra, các NHTM cũng đã hoàn thành dự án thanh toán điện tử nội bộ kết nối giao dịch thanh toán trong hệ thống giữa các chi nhánh, đẩy mạnh triển khai hệ thông Core Banking đế hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới, không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán.

Nhiều phương tiện TTKDTM mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử... khi được các NHTM cung ứng, đã đáp ứng một phần không nhỏ yêu cầu của nền kinh tế và từng bước tạo ra nhiều tiện ích cho người dân.

Không dừng ở đó, NHNN cũng đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm Chuyển mạch Thẻ Thống nhất, thực hiện kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện hành, thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc, nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ phát triển TTKDTM.

Sáu giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt:

Để có thể thực hiện được mục tiêu TTKDTM trong lộ trình từ 5-10 năm, cần phải có những giải pháp mang tính thực tiễn và cụ thể để từ đó, chuyển hẳn việc dùng tiền mặt ra thẻ trên tinh thần mang lại lợi ích toàn diện cho người dân, có thể ứng dụng sáu giải pháp như sau:

  • Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển TTKDTM trong khu vực công, bằng cách tăng phát triển thẻ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời khuyến khích đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của cơ quan, đơn vị này tham gia tích cực việc TTKDTM trong cuộc sống. Cố gắng lên kế hoạch trong năm 2010-2011 thực hiện tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, sở, ban ngành ở một số tỉnh, thành phô lớn và sau đó từ 2011-2020, triển khai mở rộng đến các đôi tượng là sở, ban, ngành, các cấp chính quyền huyện, xã trên phạm vi toàn quốc.
  • Thứ hai, đẩy mạnh việc phát triển TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp quốc doanh; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp tư nhân... bằng cách lên kế hoạch nghiên cứu và định hướng chuyên sâu đẽ từ đó có thế xác định nhu cáu và khả năng TTKDTM cúa các doanh nghiệp. Trước mát trong giai đoạn 2010-2011, ứng dụng việc TTKDTM đối với các tập đoàn và các tống công tv lớn trên bốn thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ, đẽ từ đó đề ra biện pháp thích hợp hơn nhăm phát triển rộng khắp cả nước sau năm 2011.
  • Thứ ba, có kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh việc phát triến TTKDTM trong khu vực cộng đồng dân cư. bằng cách tập trung triển khai phố biến các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ công cộng khác... và đồng thời phát triển các phương tiện, dịch vụ TTKDTM tại các trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng.
  • Thứ tư, nghiên cứu và đề xuất những lộ trình phát triển các hệ thống thanh toán và giải pháp hỗ trợ phát triển TTKDTM: Phát triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có; tiến hành kết nối trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia... Hình thành các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán. Đặc biệt khuyến khích TTKDTM bằng chính sách thuế giá trị gia tăng; xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý và các giải pháp về tài chính phục vụ phát triển TTKDTM. Khắc phục các trường hợp chăm sóc khách hàng chưa tốt: Máy ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chưa nhanh chóng, kịp thời... để nâng cao uy tín và tiện ích của việc TTKDTM.
  • Thứ năm, NHNN nên kết hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông, các co quan báo đài... thực hiện các chưong trình tuyên truyén nhằm phố biến kiến thức về TTKDTM đề náng cao ý thức của cộng đổng, giúp “in” đậm nó trong tiềm thức cùa từng người dân Việt Nam.
  • Thứ sáu, cần gấp rút hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TTKDTM ở Việt Nam: Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia TTKDTM. Trên cơ sở đó, việc tiến hành kiêm soát rủi ro pháp lv phái bảo đảm phù hợp với các chuấn mực thông lệ quốc tế; tạo lập môi trương cạnh tranh công bằng, đảm bảo khá năng tiếp cận thị trường và dịch vụ cúa các chủ thế tham gia; hình thành cơ chế báo vệ khách hàng và bảo đám quy trình giải quyết tranh chấp khách quan.

3.4 Các hình thức tiền tệ khác

Tín phiếu; trái phiếu, cổ phiếu, vv... thường gọi là các chứng từ có giá.

Trong nền kinh tế thị trường, các hình thức tiền tệ khác là những hàng hóa tài chính thông dụng lưu hành phổ biến trên thị trường tài chính, các hình thức tiền tệ khác còn có tên gọi là các chứng từ có giá đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 3: Sự phát triển các hình thái tiền tệ được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:13/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM