Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ
Môn học Tài chính-Tiền tệ hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những nội dung chủ yếu của hai môn học: “Tài chính học” và “Lưu thông Tiền tệ-Tín dụng” của chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức, những khái niệm và những nội dung chủ yếu về Tài chính, Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. Nó có tác dụng làm cơ sở bổ trợ cho việc nghiên cứu các môn kinh tế ngành. Dưới đây là một số giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ được sử dụng trong hệ thống giáo dục hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giáo Trình Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ (Phần 1) - PGS. TS. Phan Thị Cúc
Sau khi đã giới thiệu với độc giả cuốn giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ xuất bản lần thứ nhất, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Tài chính Tiền tệ cho Sinh viên trong khối ngành Kinh tế, đã được độc giả nhiệt tình đón nhận, và đã được tái bản lần thứ 2.
Lần tái bản thứ 3 này, các tác giả đã chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật những kiến thức mới mang tính thời sự. Các tác giả đã cố gắng bổ sung và cập nhật những câu hỏi trắc nghiệm và giới thiệu một số bài tập, đáp án của môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ để đáp ứng xu hướng giáo dục hiện nay.
Nội dung trong giáo trình gồm có:
Chương 1: Những vấn đề chung về tiền tệ
1. Bản chất của tiền tệ
2. Chức năng của tiền tệ
3. Sự phát triển các hình thái tiền tệ
4. Vai trò của tiền tệ
Bài đọc thêm: Sự ra đời của tiền giấy ở một số nước trên thế giới
Chương 2: Các chế độ tiền tệ
1. Những vấn đề chung về các chế độ tiền tệ
2. Chế độ lưu thông tiền tệ ở Việt Nam
3. Chế độ tiền tệ Việt Nam
Chương 3: Cung cầu tiền tệ và chính sách tiền tệ quốc gia
1. Những vấn đề chung về cung cầu tiền tệ
2. Cân đối cung cầu tiền tệ
3. Câm đối cung cầu tiền tệ hiện nay
4. Chính sách tiền tệ quốc gia
5. Các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia
6. Các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng hiện nay ở Việt Nam
Chương 4: Lạm phát
1. Lạm phát tiền tệ
2. Lạm phát ở Việt Nam
Link xem sách: Tại đây
2. Giáo Trình Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ (Phần 2) - PGS. TS. Phan Thị Cúc
Nội dung trình bày trong cuốn giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ gồm 2 phần: Phần I gồm 4 chương, Phần II gồm 6 chương. Quyển sách này kèm theo Câu hỏi trắc nghiệm giúp độc giả hiểu sâu hơn về lý thuyết cơ bản và Phụ lục giúp độc giả nghiên cứu các chủ đề liên quan.
Nội dung trong giáo trình gồm có:
Chương 1: Hệ thống tài chính
1. Những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính
2. Hệ thống tài chính
3. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2007 đến hệ thống tài chính Việt Nam
Chương 2: Thị trường tài chính
1. Các vấn đề chung về thị trường tài chính
2. Thị trường tiền tệ
3. Thị trường vốn
4. Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn
5. Các công cụ chủ yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
6. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến quý 2 năm 2011
Chương 3: Các tổ chức tài chính trung gian
1. Khái niệm, chức năng và phân loại các tổ chức tài chính trung gian
2. Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian
3. Ngân hàng trung ương – Ngân hàng của các ngân hàng
4. Định hướng về tái cấu trức hệ thống ngân hàng Việt Nam
Chương 4: Tín dụng
1. Tín dụng
2. Các vấn đề chung về huy động vốn của NHTW
3. Đặc trung tín dụng ngân hàng thương mại
4. Các loại tín dụng của NHTM
5. Những hạn chế chung về tín dung ngắn hạn tại Việt Nam
6. Các hình thức cho vay ngắn hạn tài trợ trong kinh doanh
7. Những vấn đề chung về tín dụng đầu tư
Chương 5: Lãi suất
1. Khái niệm lãi suất
2. Bản chất của lãi suất
3. Lãi suất khác với lợi tức
4. Ý nghĩa của lãi suất
5. Các loại lãi suất cho vay và cách xác định
6. Nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
Chương 6: Chính sách tài chính tiền tệ
1. Chính sách tài chính quốc gia
2. Chính sách tiền tệ quốc gia
Link xem sách: Tại đây
3. Giáo Trình Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ - ĐH Ngân Hàng TPHCM
Giáo trình “Lý thuyết tài chính tiền tệ” của trường Đại học ngân hàng TPHCM là một tài liệu chuyên khảo, trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, về các quy luật kinh tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Đây được xem là những kiến thức cần thiết và cực kỳ quan trọng làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn sâu trong lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân hàng.
Để đem lại hiệu quả truyền đạt tốt nhất, nhóm tác giả đã cố gắng triển khai những kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ sao cho đảm bảo tính hệ thống và mạch lạc cao, từng khái niệm, từng vấn đề cũng đều được trình bày một cách chi tiết và rõ ràng, hướng tới mong muốn rằng sự cố gắng của nhóm tác giả sẽ giúp cho người đọc đạt được những lợi ích nhất định.
Chương 1: Đại cương tiền tệ
Chương 2: Đại cương tài chính
Chương 3: Tài chính doanh nghiệp
Chương 4: Tài chính công
Chương 5: Chính sách tài khóa
Chương 6: Tín dụng
Chương 7: Lãi suất
Chương 8: Thị trường tài chính
Chương 9: Các định chế tài chính trung gian
Chương 10: Ngân hàng thương mại
Chương 11: Ngân hàng trung ương
Chương 12: Cung cầu tiền tệ
Chương 13: Lạm phát
Chương 14: Chính sách tiền tệ
Chương 15: Tài chính tiền tệ quốc tế
Link xem sách: Tại đây
4. Sách Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ - ĐH Kinh Tế TPHCM
Tiền tệ ngân hàng là môn lý luận cơ sở, giữ vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo của các trường đại học khối kinh tế – Tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam, là môn học bắt buộc trong chương trình khung ở bậc đại học và sau đại học đối với ngành Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh và các ngành kinh tế khác.
Cuốn sách “Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ” được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập các vấn đề liên quan đến tài chính – tiền tệ. Với nội dung phong phú, phản ảnh một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về Tài chính, tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, cuốn sách sẽ giúp cho người học trang bị kiến thức nền tảng, để tiếp cận tốt hơn các môn nghiệp vụ về Tài chính – ngân hàng, sẵn sàng giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn.
Nội dung cuốn sách bao gồm:
Chương 1: Bản chất, chức năng và vai trò
Chương 2: Ngân sách nhà nước (Tài chính công)
Chương 3: Tài chính doanh nghiệp
Chương 4: Thị trường tài chính
Chương 5: Tài chính quốc tế
Chương 6: Tiền tệ và hệ thống tiền tệ
Chương 7: Lạm phát và biện pháp kiểm soát
Chương 8: Tín dụng và lãi suất
Chương 9: Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Chương 10: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia
Chương 11: Hệ thống thanh toán qua ngân hàng
Chương 12: Khủng hoảng tài chính tiền tệ
Link xem sách: Tại đây
Trên đây là một số Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ, có link xem và mua sách cụ thể mà eLib tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp các bạn tìm được giáo trình phù hợp với nhu cầu của mình.