Bài 1: Công pháp quốc tế
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng về Công pháp quốc tế sau đây để tìm hiểu về khái niệm về công pháp quốc tế, một số lĩnh vực hợp tác chủ yếu của cộng đồng quốc tế. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người
Mục lục nội dung
1. Khái niệm về công pháp quốc tế
1.1 Khái niệm công pháp quốc tế
1.2 Đặc điểm của công pháp quốc tế
1.3 Nguồn của công pháp quốc tế
1.4 Mối quan hệ giữa công pháp quốc tế
1.5 Vai trò của công pháp quốc tế
2. Một số lĩnh vực hợp tác chủ yếu
2.1 Dân cư trong công pháp quốc tế
1. Khái niệm về công pháp quốc tế
1.1 Khái niệm công pháp quốc tế
Cùng với pháp luật quốc gia, công pháp quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt quốc tế. Mỗi quốc gia tồn tại và phát triển, ngoài việc thực hiện chức năng đối nội còn phải thực hiện tốt chức năng đối ngoại. Do đó, các quốc gia phải duy trì các mối quan hệ qua lại với nhau, đó là những loại hình quan hệ quốc tế đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Bên cạnh đó, các chủ thể khác như các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các dân tộc đấu tranh giành độc lập cũng ngày càng thể hiện vị thế, vai trò trong đời sống quốc tế. Mối quan hộ đa dạng giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng như các chủ thể khác của công pháp quốc tế cần được diều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật quốc tế. Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, có thể định nghĩa luật quốc tế như sau: Luật quốc tế hiện đại là hệ thống pháp luật độc lập, bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lí, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa họ với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
1.2 Đặc điểm của công pháp quốc tế
Xây dựng luật quốc tế
So với luật quốc gia, điểm khác biệt trước nhất của luật quốc tế là quá trình xây dựng luật quốc tế. Luật quốc tế không tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế có tính chuyên trách làm luật. Tất cả các chủ thể luật quốc tế đều có quyền tham gia tự nguyện, bình đẳng, độc lập vào quá trình xây dựng luật quốc tế. Cơ chế xây dựng luật đặc thù này được thể hiện dựa trên sự thoả thuận giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, dưới hai hình thức: (i) Kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương; hoặc (ii) Thừa nhận các quy phạm tập quán quốc tế. Cơ chế này được thể hiện thông qua sự kiện minh hoạ sau đây:
Sau khi xâm chiếm các tỉnh phía Bắc của Việt Nam, Pháp bắt đầu chú trọng đến việc hoạch định một đường biên giới với Trung Quốc. Ngày 26/6/1887, Pháp - Trung đã kí Công ước hoạch định biên giới giữa nhà Thanh và Bấc Kì. Ngày 20/6/1895, Pháp - Trung kí tiếp Hiệp định bổ sung Hiệp định hoạch định biên giới Trung Quốc - Bác Kì. Hai bên đã tiến hành phân giới và cắm 341 mốc.
Ở sự kiện trên cho thấy, từ khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam thì chính quyền Pháp thuộc thời đó với nhà Thanh của Trung Quốc đã có nhu cầu căn phải xây dựng đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Để thực hiện ý định này thì trước hết phải có những quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ vê biên giới giữa hai nước và con đường duy nhất để có được các quy phạm này là sự thoả thuận giữa hai nhà nước kể trên bằng cách kí kết hai Công ước 1887 và 1895 như đã nêu ở trên.
Biện pháp bảo đảm thi hành công pháp quốc tế
Bản chất của còng pháp quốc tế là sự thoả thuận giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. “Thoả thuận” được coi là “từ khoá” xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng, thực thi và tuân thủ luật quốc tế cũng như trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế để đảm bảo hiệu quả của luật quốc tế. Khác với quốc gia, luật quốc tế không có bộ máy cưỡng chế tập trung, mặc dù vẫn tổn tại một số biện pháp cưỡng chế nhất định. Các biện pháp cưỡng chế này được tiến hành khi lợi ích hợp pháp của chủ thể luật quốc tế bị xâm hại và do chính các chủ thể luật quốc tế, mà chủ yếu là bên bị hại thực hiện nhằm chấm dứt hành vi vi phạm, buộc bên gây hại phải bổi thường thiệt hại.
Theo công pháp quốc tế hiện đại, chiến tranh xâm lược bị đặt ngoài vòng pháp luật. Vì vậy, hành vi tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc sử dụng chiến tranh xâm lược như biện pháp cưỡng chế bị luật quốc tế nghiêm cấm. Tuy nhiên, theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc (từ Điều 39 dến Điều 42), Hội đồng Bảo an có quyền nhân danh Liên hợp quốc đưa ra quyết định cưỡng chế vũ trang hoặc phi vũ trang đối với các chủ the luật quốc tế có hành vi đe doạ hoà bình và an ninh thế giới.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, các chủ thể bị hại hoặc cộng đồng quốc tế sẽ có những cung bậc về các biện pháp cưỡng chế, có thể chia thành các nhóm biện pháp cưỡng chế như: (i) Các biện pháp chính trị như lên án, phê phán, trục xuất đại sứ, cắt đứt quan hệ ngoại giao, khai trừ hoặc tạm đình chỉ quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ...; (ii) Các biện pháp kinh tế như phong toả kinh tế, cẫm vận đường sắt, đường biến, đường hàng không...; (iii) Các biện pháp quân sự như giáng trả quân sự nhằm thực hiện quyền tự vệ hợp pháp khi bị tấn công vũ trang. Chủ thể bị hại có thể thực hiện bằng hành động riêng lẻ hoặc tập thể trên cơ sở cam kết quốc tế phù hợp.
Cũng trong sự kiện trên, do vấn để quản lí đường biên giới trong thời kì Pháp thuộc, một số cột mốc quốc giới bị hư hỏng hoặc bị xê dịch về phía lãnh thổ Việt Nam và do lập trường của hai bên có sự khác biệt nhau dẫn đến tranh chấp xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến biên giới. Để giải quyết tranh chấp này, hai bên đã tiến hành đàm phán - là một trong những biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế hiệu quả nhất.
Các quan hệ do công pháp quốc tế điều chỉnh
Xét về nội dung, các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế đều thuộc đối tượng diều chỉnh của luật quốc tế như quan hộ về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật. Tuy nhiên, xét về tính chất, các quan hệ xã hội này phải là những quan hộ có tính chất liên quốc gia.
Ví dụ: Quan hệ về biên giới lãnh thổ diễn ra giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Quan hệ này do các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh mà trước hết ở đây là các quy phạm pháp luật nằm trong các công ước quốc tế vế biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chủ thể của công pháp quốc tế
Theo khoa học luật quốc tế, chủ thể của luật quốc tế bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết. Các chủ thể này khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế đều có vị trí bình đẳng với nhau. So với tổ chức quốc tế liên chính phủ và các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, quốc gia là thực thể được cấu thành bởi các yếu tố lãnh thể, dân cư và quyền lực nhà nước với thuộc tính chính trị pháp lí vốn có là chủ quyền quốc gia. Thực tiễn quan hệ quốc tế đã chứng minh quốc gia được coi là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế. Ngoài ra, thực tiễn quan hệ quốc tế còn thừa nhận một số thực thể đặc biệt: Toà thánh Vaticăng, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao có quyền năng chủ thể luật quốc tế trong một số lĩnh vực nhất định như kí kết điều ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế...
Ví dụ: Toà thánh Vaticăng là thành viên của Công ước 1961 về quan hệ ngoại giao; Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới; Việt Nam là thành viên của Công ước 1982 về Luật biển; EƯ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
1.3 Nguồn của công pháp quốc tế
Khái niệm nguồn của luật quốc tế
Hiểu theo nghĩa pháp lí, nguồn của luật quốc tế là những hình thức chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên.
Quan điểm chung hiện nay đều cho rằng, khoản 1, Điều 38 Quy chế Toà án Công lí quốc tế của Liên hợp quốc là cơ sở pháp lí đc xác nhận các loại nguốn của luật quốc tế. Đó là: điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và các nguyên tắc pháp luật chung. Ngoài ra, quy chế Toà án Công lí quốc tế Liên hợp quốc và thực tiễn quốc tế còn thừa nhận một số nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, phán quyết của Toà án quốc tế, học thuyết của một số chuyên gia danh tiếng về luật quốc tế và hành vi pháp lí đơn phương của quốc gia được coi là những phương tiện bổ trợ nguồn. Những phương tiện bổ trợ nguồn này không được coi là nguồn của luật quốc tế, bởi lẽ chúng không thể hiện sự thoả thuận ý chí của các chủ thể luật quốc tế, vì vậy chúng không có hiệu lực pháp lí ràng buộc các chủ thể luật quốc tế trong quan hệ quốc tế, chúng chỉ có tác động hỗ trợ nhằm xác định, làm rõ các quy phạm điều ước và tập quán quốc tế hoặc được coi là tiền để để hình thành các quy phạm điều ước và quy phạm tập quán.
Các loại nguồn của công pháp quốc tế
- Điều ước quốc tế
Lí luận và thực tiễn quốc tế đã khẳng định: điều ước quốc tế là thoả thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế và được luật quốc tế diều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay trong hai hoặc nhiều văn kiện có quan hộ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của văn kiện đó.
Tuy nhiên, không phải mọi điều ước quốc tế đều là nguồn của luật quốc tế. Muốn trở thành nguồn của luật quốc tế, có hiệu lực pháp lí ràng buộc các chủ thể kí kết hoặc tham gia, điều ước quốc tế phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
Được kí kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng.
Được kí kết phù hợp với pháp luật của các bên kí kết về thẩm quyến và thủ tục kí kết.
Nội dung điều ước quốc tế phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
- Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tố là hình thức pháp lí chứa đựng các quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là các quy phạm có tính chất pháp lí bắt buộc. Từ định nghĩa này, các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế bao gồm:
Phải là quy tắc xử sự chung được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế, được các chủ thể xử sự thống nhất trong các trường hợp cụ thể.
Quy tắc xử sự phải được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là quy phạm có giá trị bắt buộc.
Nội dung của tập quán đó phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Các nguyên tắc pháp luật chung
Theo khoa học luật quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung được hiểu là các nguyên tắc pháp luật được tất cả các hệ thống pháp luật cùng thừa nhận và áp dụng chúng để điều chỉnh các mối quan hệ pháp lí tương ứng.
Ví dụ: Nguyên tắc không ai có thể là quan toà trong chính vụ việc của mình; Nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung; Nguyên tắc đã gây thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật thì phải bồi thường.
Việc xác định các nguyên tắc pháp luật chung là nguồn của luật quốc tế tạo thuận lợi cho các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng giải quyết các tranh cháp quốc tế hiệu quả khi không có điếu ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế tương ứng.
1.4 Mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia
Cơ sở của mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia
Hai hệ thống pháp luật này được coi là hai phương tiện chủ yếu mà mọi quốc gia đều phải sử dụng để thực hiện các chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của mình.
Quốc gia vừa là chủ thể xây dựng và thực thi của luật quốc tế và luật quốc gia trong quá trình thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại.
Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế - một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, cũng là cơ sở cho việc tồn tại mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia.
Nội dung của mối quan hệ biện chứng giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia
Mối quan hệ biện chứng qua lại giữa luật quốc tế và luật quốc gia được thể hiện ở sự tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, cụ thể:
Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế.
Ví dụ: Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Ki năm 1776 đã tác động tích cực đến quan hệ quốc tế, dẫn đến việc hình thành các điều ước quốc tế về nhân quyền. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực được xác nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản cùa luật quốc tế, nguyên tắc này có tiền để từ pháp luật của Liên Xô (cũ) đó là sắc lệnh hoà bình năm 1918.
Luật quốc tế cũng tác động và ảnh hưởng trở lại đến luật quốc gia, góp phần hoàn thiện hộ thống pháp luật quốc gia theo chiều hướng văn minh, nhân đạo.
Khi tham gia quan hệ quốc tế, quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện thiện chí các cam kết quốc tế, vì vậy, một trong những cách thức thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế là quốc gia phải tiến hành sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật của mình sao cho phù hợp với các cam kết quốc tế mà mình là thành viên. Theo đó, các quy định dân chủ, tiến bộ của luật quốc tế sẽ dần được chuyển hoá vào các văn bản pháp luật quốc gia.
Ví dụ: Để thực hiện thiện chí Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ mà Việt Nam là thành viên, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
Giải quyết xung đột giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia
Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, mỏi quốc gia đều có quyền tự do lựa chọn các phương thức để áp dụng luật quốc tế tại quốc gia mình. Về nguyên tắc, trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm pháp luật quốc gia về cùng một vấn đề diễn ra trên phạm vi Lãnh thổquốc gia thì quy phạm pháp luật quốc tế sẽ được ưu tiên thi hành. Pháp luật Việt Nam cùng thừa nhận ưu thế của các quy phạm điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên bên cạnh quy phạm pháp luật trong nước.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 6 Luật Kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam quy định: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau vẽ cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tể”.
1.5 Vai trò của công pháp quốc tế
- Luật quốc tế là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mối chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế. Luật quốc tế là nhân tố, là công cụ quan trọng để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Luật quốc tế là phương tiện để thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế trên hầu khắp lĩnh vực của đời sống quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay. Luật quốc tế bảo đảm cho sự phát triển của cộng đồng quốc tế theo hướng ngày càng văn minh, nhân đạo góp phần bảo đảm các quyền cơ bản của con người.
1.6 Các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế
Khái niệm
Thuật ngữ “Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế” dùng để chỉ các nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc (Điều 2) và trong tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh đến quan hệ thản thiện và hợp tác giữa các quốc gia theo Hiến chương của Liên hợp quốc. Theo khoa học luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế chính là những tư tưởng chính trị - pháp lí mang tính chỉ dạo, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung (Jus cogen).
Hệ thống các nguyên tắc cơ bản
- Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Nguyên tắc bình đẳng pháp lí và quyền tự quyết của các dân tộc. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia. Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế.
2. Một số lĩnh vực hợp tác chủ yếu của cộng đồng quốc tế
2.1 Dân cư trong công pháp quốc tế
Khái niệm dân cư
Theo luật quốc tế, dân cư được hiều là toàn bộ những người cư trú trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia và công dân của quốc gia cư trú ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật quốc gia.
Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tịch, dân cư của một quốc gia được chia thành các nhóm người sau:
Công dân của quốc gia đó: Đây là nhóm người có quốc tịch của quốc gia và họ chiếm đại đa số trong dân cư của quốc gia.
Người nước ngoài: Đây là những người không có quốc tịch của quốc gia mà họ đang cư trú. Dựa trên yếu tố quốc tịch, người nước ngoài có thể chia thành ba nhóm: (i) Người nước ngoài có một quốc lịch; (ii) Người nước ngoài có nhiều quốc tịch; (iii) Người không quốc tịch.
Xác định địa vị pháp lí của dấn cư thuộc thẩm quyền quyết định của mỏi quốc gia. Tuy nhiên, thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, có nhiều vấn đề pháp lí liên quan tới dân cư chỉ có the giải quyết có hiệu quả dựa trên cơ sở kí kết các diếu ước quốc tế như: ván đề quyền con người, vấn để địa vị pháp lí của người không quốc tịch, người nhiều quốc tịch, địa vị pháp lí của những người hưởng quy chế ngoại giao - lãnh sự. Cộng đồng quốc tế đã kí kết nhiều điều ước quốc tế phổ cập để xác định và thực hiện các quyền dành cho các bộ phận dân cư ở các quốc gia.
Với tính chất là mối liên hộ pháp lí giữa cá nhân với một nhà nước nhát định, quốc tịch có những dặc điểm sau đây:
- Có tính ổn định và bền vững. Đây là đặc điểm quan trọng và đặc trưng nhất của mối quan hệ pháp lí về quốc tịch. Tính ổn định, bền vững của quốc tịch được thể hiện về thời gian, không gian. Có tính cá nhân. Là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản cho công dân. Có tính quốc tế và quốc gia.
Các căn cứ hường quốc tịch
Nhìn chung, pháp luật về quốc tịch của các quốc gia thường quy định những cách thức hưởng quốc tịch như sau:
- Do được sinh ra. Do sự gia nhập quốc tịch. Do được phục hồi quốc tịch. Do sự trở lại quốc tịch. Do được thưởng quốc tịch.
Các cân cứ chấm dứt quốc tịch
Mặc dù mối quan hệ quốc tịch mang tính ổn định và bển vững nhưng nó cũng có thể chấm dứt trong những trường hợp nhất định. Nhìn chung, pháp luật về quốc tịch của các quốc gia thường quy định các căn cứ chấm dứt quốc tịch phổ biến như sau:
- Do xin thôi quốc tịch. Bị tước quốc tịch. Đương nhiên mất quốc tịch.
Người hai quốc tịch và không quốc tịch
Hai quốc tịch
Hai quốc tịch là tình trạng pháp lí của một người cùng một lúc là công dân của cả hai quốc gia. Hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch phát sinh chủ yếu là do có sự xung dột pháp luật giữa các quốc gia về cách thức hưởng và mất quốc tịch.
Ví dụ:
Một người đã có quốc tịch mới nhưng chưa thôi quốc tịch cũ.
Cha mẹ khác quốc tịch mà pháp luật của cả hai nước đều xác định quốc tịch cho con họ.
Cộng đồng quốc tế đã kí kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương để giải quyết hoặc hạn chế những trường hợp hai quốc tịch, như Công ước Lahayc năm 1930 về xung đột luật quổc tịch; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957...
Người không quốc tịch
Không quốc tịch là tình trạng pháp lí của một người không có quốc tịch của một quốc gia nào. Hiện tượng không quốc tịch phát sinh chủ yếu là do xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch:
Do mất quốc tịch cũ, nhưng chưa có quốc tịch mới.
Trẻ em được sinh ra trôn lãnh thổ của quốc gia áp dụng nguyên tắc quyền huyết thống để xác định quốc tịch cho trẻ em nhưng cha mẹ là người không có quốc tịch.
Địa vị pháp lí của người không quốc tịch rất thấp và bị hạn chế so với người có quốc tịch nước ngoài khi cư trú trên Lãnh thổcủa một quốc gia nhất định. Để giải quyết tình trạng này, cộng đồng quốc tế đã kí kct một số điều ước đa phương đe hạn chế và ngăn ngừa tình trạng không quốc tịch, như: Công ước năm 1954 về địa vị của người không quốc tịch; Công ước 1961 về hạn chế tình trạng người không quốc tịch...
Bảo hộ công dân
Khái niệm: Bảo hộ công dân được biểu hiện là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích của họ bị xâm hại (bảo vệ công dân theo nghĩa hẹp hay còn gọi là bảo hộ ngoại giao), đồng thời bao gồm cả sự giúp đỡ về mọi mặt của quốc gia đi với công dân nước mình ở nước ngoài kể cả khi không có hành vi vi phạm nào tới công dân nước mình (bảo hộ công dân theo nghĩa rộng hay còn gọi là bảo hộ lãnh sự).
Ví dụ: Các hoạt động bảo hộ công dân theo nghĩa hẹp như: thăm hỏi công dân khi bị bắt, bị giam, hướng dẫn công dân nước mình tại nước ngoài được hưởng những quyền và lợi ích theo quy định của nước sở tại hoặc pháp luật quốc tế...
Các hoạt động bảo hộ công dân theo nghĩa rộng như: cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính, trợ cấp tài chính cho công dân khi họ gập khó khăn...
Thẩm quyền bảo hộ công dân
Mọi quốc gia đều có thẩm quyền bảo hộ công dân của mình. Quốc gia trao thẩm quyền này cho các cơ quan nhà nước của mình. Các cơ quan này được chia thành hai loại:
- Các cơ quan trong nước: thường các quốc gia trao tất cả các hoạt động bảo hộ công dân cho Bộ Ngoại giao. Các cơ quan ở nước ngoài: là các cơ quan đại diện của quốc gia tại nước tiếp nhận như: đại sứ quán, tổng lãnh sự quán...
2.2 Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế
Lãnh thổ
Khái niệm lãnh thổ
Theo luật quốc tố, lãnh thổ có thể phân chia thành ba loại như sau:
- Lãnh thổ quốc gia: là toàn bộ vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất hoàn toàn thuộc chủ quyền của một quốc gia. Lãnh thổ quốc tế: là toàn bộ các vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào như biển quốc tế, Nam Cực, vùng trời quốc tế, khoảng không vũ trụ. Cộng đồng quốc tế đã thoả thuận kí kết các điều ước quốc tế quy định chế độ pháp lí cho các vùng lãnh thổ quốc tế. Lãnh thổ có quy chế pháp lí hỗn hợp: là những vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền quốc gia nhưng cũng không phải là Lãnh thổquốc tế, như vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Luật quốc tế đã xác định hai loại thẩm quyền ở các vùng lãnh thổ này, đó là: quyền và nghĩa vụ pháp lí của quốc gia vcn biển và của các quốc gia khác được tiến hành một số hoạt động ở các vùng Lãnh thổnày.
Các bộ phận lãnh thổ quốc gia và tính chất chủ quyền quốc gia trên từng vùng lãnh thổ
- Vùng đất: bao gồm đất lục địa, các đảo, quần đảo gần bờ và xa bờ. Vùng đất là bộ phận lãnh thổ quan trọng nhất. Vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Vùng nước: vùng nước bao gồm: vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nước nội thuỷ và vùng nước lãnh hải. Đối với vùng nước nội địa và vùng nước nội thuỷ, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối; vùng nước bicn giới và vùng nước lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia. Vùng trời: vùng trời của quốc gia bao gồm toàn bộ khoảng không gian bao trùm lên vùng đất, vùng nước của quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối đối với vùng trời của mình. Vùng lòng đất: lòng đất là toàn bộ vùng nằm dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia. về phương diện lí thuyết, vùng lòng đất của quốc gia kéo dài dến tận tâm Trái Đất, nhưng về thực tế, độ sâu của vùng lòng đất bị giới hạn bởi khả năng khoa học, kĩ thuật của quốc gia. Vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.
Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện trên hai phương diện: phương diện quyền lực và quyền sở hữu của quốc gia. Quyền lực của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được thực hiện một cách thống nhất thông qua hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương dến địa phương. Quyền lực này được áp dụng đối với toàn bộ thể nhân, pháp nhân đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia, kể cả các thể nhân và pháp nhân nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên có quy định khác. Quyền sở hữu của quốc gia đối với lãnh thổ bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với mọi bộ phận lãnh thổ quốc gia, bao gồm quyền xác định quy chế pháp lí cho từng vùng lãnh thể, quyền tối cao trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ...
Biên giới quốc gia
Khái niệm biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định giới hạn lãnh thổ quốc gia.
Xác định biên giới quốc gia
Vấn đề xác định biên giới quốc gia giữa các nước láng giềng là ván đế quan trợng và được quan tâm hàng đầu trong bang giao quốc tế. Căn cứ vào cấu trúc lãnh thể, quốc gia có các bộ phận biên giới sau đây:
- Biên giới trên bộ: bao gồm đường biên giới trên đất liền, trên hồ, trên sông. Trong đó, biên giới trên đất liền đóng vai trò quan trọng nhất và thường được xác định căn cứ vào sự thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan, kết quả của sự thoả thuận này được ghi nhận trong điều ước song phương hoặc đa phương.
Xác định biên giới quốc gia trên bộ được các quốc gia hữu quan tập trung quan tâm đến việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền. Quá trình xác định này bao gồm:
Hoạch định biên giới, đây thực chất là việc xác định đường biên giới quốc gia trên văn bản. Để tiến hành hoạch định, các bên hữu quan có thể khảo sát toàn tuyến biên giới hoặc chỉ khảo sát ở một số khu vực biên giới cụ thể. Dựa trên sự thoả thuận, các bên hữu quan thống nhất xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới. Ở giai đoạn này, các bên phải thống nhất những nguyên tắc hoạch định, cùng nhau lựa chọn một hoặc một số nguyên tắc hoạch định.
Ví dụ: Về vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai bên đã thoả thuận chọn nguyên tắc: kế thừa điều ước quốc tế có sẵn về biên giới. Kết thúc giai đoạn này các bên sẽ kí kết điều ước quốc tế về hoạch định biên giới.
Phân giới thực địa và cắm móc, ở giai đoạn này, các bên hữu quan sẽ thành lập một uỷ ban gồm đại diện của các bên. ưỷ ban này sẽ tiến hành thực địa hoá đường biên giới theo điều ước quốc tế về biên giới đã được kí ở giai đoạn hoạch định biên giới. Các bên sẽ xác định các vị trí trôn thực địa và tiến hành cắm mốc. Sau khi phân giới và cắm mốc, uỷ ban sẽ lập bản đổ biên giới và biên bản ghi nhận kết quả của quá trình này.
- Biên giới trên biển: được xác định ở một hoặc cả hai trường hợp sau đây:
Nếu các vùng biển của quốc gia không nằm đối diện hoặc liền kề với vùng biển của quốc gia nào thì đường biên giới trên bicn của quốc gia chính là ranh giới phía ngoài của lãnh hải, đó là dường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách tối đa là 12 hải lí. Ở trường hợp này, biên giới quốc gia trên biển do chính quốc gia tự xác định dựa trên việc xác định đường cơ sở phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982.
Nếu vùng biển của quốc gia có sự dan xen, chổng lấn với vùng biển của quốc gia khác khi các quốc gia nằm kề cận hoặc đối diện nhau thì biên giới biổn sẽ được xác định dựa trên sự thoả thuận giữa các nước hữu quan và được ghi nhận trong các điều ước quốc tố song phương hoặc đa phương.
- Biên giới vùng trời: là mặt thẳng đứng dựa trên biên giới quốc gia trên bộ và biên giới quốc gia trên biển kéo dài lên phía trên. Biên giới vùng trời quốc gia bao gồm biên giới sườn và biên giới trcn cao. Biên giới sườn là ranh giới phân định vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia với vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia láng giềng hoặc với không phận quốc tế. Bicn giới trôn cao là ranh giới phân định vùng trời quốc gia với khoảng không vũ trụ. Biên giới lòng đất: là mặt thẳng đứng, kéo dài từ biên giới quốc gia trên bộ và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Quy chế pháp lí dối với đường biên giới quốc gia được ghi nhận trong luật quốc tế và luật quốc gia.
Ví dụ: Quy chế pháp lí của biên giới Việt Nam được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về biên giới với Việt Nam trong các nước láng giềng, đồng thời được ghi nhận trong Luật Biên giới quốc gia Việt Nam năm 2003.
2.3 Các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia
Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
- Nội thuỷ
Là vùng nước phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp với bờ biển.
Do nội thuỷ nằm tiếp giáp với bờ biển nên luật biến quốc tế xác định tính chất chủ quyến hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với nội thuỷ. Pháp luật của mọi quốc gia đều quy định, tàu thuyến nước ngoài muốn vào nội thuỷ phải xin phép và được phép mới được vào.
Ví dụ: Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định: Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận Lãnh thổcủa Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đẩy đủ đối với nội thuỷ như trên Lãnh thổđất liền.
- Lãnh hải
Là vùng nước biên nằm phía ngoài và tiếp liền nội thuỷ có chiều rộng tối đa là 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
Lãnh hải là một bộ phận lãnh thổ của quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia. Chủ quyền của quốc gia ven biển trên lãnh hải không được tuyệt đổi như ở vùng nội thuỷ do sự thừa nhận quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải. Tuy nhiên, đối với vùng trời phía trên lãnh hải, quyền qua lại không gây hại của các phương tiện bay nước ngoài không được thừa nhận.
Ví dụ: Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định: Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền đẩy đủ và toàn vẹn đổi với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tố mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.
Chủ quyền quốc gia đối với lảnh hải được mở rộng đến vùng trời bên trên cũng như đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia
- Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là một vùng biển tiếp liền với lãnh hải có chiều rộng không quá 24 hải lí kế từ đường cơ sở dùng đc tính chiều rộng của lãnh hải.
Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, đồng thời cũng không phải là bộ phận của biển quốc tế. Trong vùng tiếp giáp
lãnh hải của mình, quốc gia ven biển chỉ có quyền chủ quyền đối với việc ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm pháp luật về hải quan, thuế quan, y tế hay nhập cư trên Lãnh thổhay trong lãnh hải của mình.
Luật Biển Việt Nam năm 2012, tại Điều 13 và Điều 14 cũng quy định phù hợp với Điều 33 và Điều 303 của Công ước Luật biển năm 1982 về vùng tiếp giáp lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không quá 200 hải lí kể từ đường cơ sở dùng đổ tính chiều rộng của lãnh hải. Vùng đặc quyến kinh tế như vậy bao gồm trong nó vùng tiếp giáp lãnh hải.
Vùng đặc quyền kinh tế không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia nhưng cũng không là bộ phận của biển quốc tế. Quốc gia ven biển chỉ thực hiện quyền chủ quyền và một số quyền tài phán do Công ước Luật biển năm 1982 quy định. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển đặc thù, thể hiện sự dung hoà về lợi ích giữa quốc gia ven biển và các quốc gia khác, cụ thể: quốc gia ven biển có thẩm quyền riêng biệt về việc thăm dò, khai thác, bảo tổn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế. Bên cạnh đó, các quốc gia khác lại có một số quyền tự do biển cả.
Tại Điều 15 và Điều 16 về khái niệm và chế độ pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, quy định phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982.
- Thềm lục địa
Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biền và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phẩn kéo dài tự nhiên của Lãnh thổđất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lí khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
Nếu bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lí kể từ đường cơ sở thì thềm lục địa mở rộng tối da là 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không vượt quá 100 hải lí kể từ đường đẳng sâu 2.500m.
Ở thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về mặt thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình và có một sổ quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Bên cạnh đó, các quốc gia khác có một số quyền như tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do lắp đặt dây cáp và Ống dẫn ngầm ở thềm lục địa.
Điều 17 và Điều 18 Luật Biển Việt Nam năm 2012 đế cập tới khái niệm và chế độ pháp lí của thềm lục địa phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982.
Bên cạnh việc xác định chế độ pháp lí cho các vùng biển nêu trên, Công ước Luật biển năm 1982 còn quy định khái niệm và chế độ pháp lí cho các vùng biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia như: biển cả (biển quốc tổ) và vùng (đáy đại dương).
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Công pháp quốc tế được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!
Tham khảo thêm
- doc Bài 2: Tư pháp quốc tế
- doc Bài 3: Luật thương mại quốc tế