Bài 4: Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mời các bạn cùng eLib.VN  tham khảo nội dung bài giảng Bài 4: Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đây để tìm hiểu về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xả hội chủ nghĩa Việt Nam,.... Hy vọng bài học dưới đây sẽ hữu ích dành cho mọi người .

Bài 4: Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.1 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Cơ sở hiến định của ngnỵên tắc

Điều 2 Hiến pháp năm 2013, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Nội dung của nguyên tắc

Bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, “tất cả quyển lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhản với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Khoản 2, Điều 2 Hiến pháp năm 2013). Do đó, quyền lực nhà nước phải tập trung thống nhất thì mới đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Để thực hiện quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, quyền lực nhà nước phải được phân công cho các cơ quan nhà nước thực hiện, không thể có một cá nhân hay cơ quan nhà nước nào thâu tóm trong tay toàn bộ quyển lực nhà nước.

Các cơ quan nhà nước phải phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động dể dảm bảo tính thống nhất của bộ máy nhà nước cũng như thực hiện có hiệu quả các chức năng chung của bộ máy nhà nước.

Phải có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước để tránh tình trạng lạm quyền và sai quyền.

1.2 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo

Cơ sở hiến định của nguyên tắc

Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đổng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, ỉãy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Nội dung của nguỵên tắc

Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn làm cơ sở cho chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quản lí nhà nước củng như về tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách cán bộ...

Đảng đào tạo, bổi dưỡng, giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực để đảm nhận những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kicm tra, giám sát.

Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và bằng vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên là các cán bộ, công chức và các tổ chức Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước.

1.3 Nguyên tắc nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật

Cơ sở hiến định của nguyên tắc

Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điểu 2, Điểu 8 Hiến pháp năm 2013. Điểu 2 Hiến pháp dề cao vai trò của Nhà nước pháp quyền mà trong đó, vai trò của pháp luật phải được thượng tôn. Điểu 8 Hiến pháp một lần nữa giải thích rõ thêm: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”.

Nội dung của nguyên tắc:

Tát cả các cơ quan nhà nước phải được Hiến pháp và pháp luật xác định rỏ ràng về cách thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.

Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước khi thực thi công quyển phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, không được lạm quyền, lợi dụng quyền hạn và càng không thổ lộng quyển.

Mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước đều phải bị xử lí nghicm minh bất ke họ là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy nhà nước.

1.4 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Cơ sở hiến định của nguyên tắc

Điểu 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Nội dung của nguyên tắc

Các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở nước ta (Quốc hội, HĐND các cấp) đều do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan nhà nước khác đcu được thành lập trcn cơ sở của các cơ quan đại diện quyển lực nhà nước của nhân dân.

Quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương; quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên có tính bắt buộc thực hiện đối với cơ quan nhà nước cấp dưới.

Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số; cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủ trưởng...

Tuy nhiên, việc tập trung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không mang tính quan liêu mà phải mang tính dân chủ, đòi hỏi các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên trước khi ra quyết định phải điểu tra, khảo sát thực tế, phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp lí của địa phương, của cấp dưới và ý kiến, kiến nghị của nhân dân; cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo luận dân chủ...

1.5 Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc

Cơ sở hiến định của nguyên tắc

Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dàn tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dán tộc”.

Nội dung của nguyên tắc

Trong các cơ quan dân cử như Quốc hội và HĐND các cấp, các thành phần dân tộc thiểu số phải có tỉ lệ đại biểu thích đáng.

Trong tổ chức bộ máy nhà nước, các tổ chức thích hợp được thành lập để đảm bảo lợi ích dân tộc và tham gia quyết định các chính sách dân tộc như Hội đổng Dân tộc thuộc Quốc hội, Ủy ban Dần tộc thuộc Chính phủ, các Ban dân tộc thuộc HĐND cấp tỉnh... Nhà nước thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguổn cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số.

Trong hoạt động của mình, nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tẽ - xã hội, đặc biệt đối với những địa bàn có đông đổng bào dân tộc thiểu số sinh sống...

2. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

2.1 Quốc hội

Vị trí, tính chất pháp lí của Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhát của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiộn quyến lập hiến, quyền lập pháp, quyết dịnh các vấn đê quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. (Điểu 69 Hiến pháp năm 2013).

Quốc hội có hai tính chất pháp lí sau:

Tính đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện: Quốc hội do tập thể cử tri toàn quốc trực tiếp bầu ra; Quốc hội dại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước; Quốc hội, thông qua các đại biểu Quốc hội, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; biến ý chí, nguyện vọng chính dáng của cử tri thành những quyết sách của Quốc hội.

Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện thông qua chức năng và thẩm quyền của Quốc hội được quy dịnh trong Hiến pháp và pháp luật.

Chức năng của Quốc hội

Quốc hội có ba chức năng sau:

Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan có quyền thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa dổi, bổ sung các đạo luật khác.

Chức năng quyết định các vấn để quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước; quyết định chính sách tài chính tiền tộ quốc gia, quyết toán ngân sách nhà nước ở trung ương, quy định vấn đề thuế khoá; quyết định việc trưng cầu ý dân; quyết dịnh đại xá; quyết định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân; hàm cấp ngoại giao; quy định các loại huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý của Nhà nước.

Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội

Ủy ban thường vụ (UBTV) Quốc hội: ƯBTV Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Thành phần của UBTV Quốc hội bao gồm:

Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch UBTV Quốc hội.

Các Phó Chủ tịch Quốc hội đổng thời là các Phú chủ tịch UBTV Quốc hội.

Các uỷ viên UBTV Quốc hội.

Thành viên của UBTV Quốc hội phải hoạt động chuyên trách và không thể đồng thời là thành viên của chính phủ.

Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội:

Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, được thành lập để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể.

Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các uỷ viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.

Các uỷ ban của Quốc hội bao gồm hai loại:

Ủy ban lâm thời: là những uỷ ban được lập ra khi xét thấy cần thiết để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điểu tra về một vấn đề nhất định. Sau khi hoàn thành nhiộm vụ, uỷ ban này sẽ tự động giải thể.

Ủy ban thường trực: là những uỷ ban được Quốc hội thành lập theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, là bộ phận cấu thành của cơ cấu tổ chức của Quốc hội trong suốt nhiệm kì.

Thành phần của mỗi uỷ ban gổm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các uỷ viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.

Kì họp Quốc hội

Kì họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội họp mỗi năm hai kì, được gọi là những kì họp thường lệ. Ngoài ra, Quốc hội có thể họp bất thường. Tại kì họp, Quốc hội có quyền ban hành các loại văn bản là Hiến pháp, luật và nghị quyết.

2.2 Chủ tịch nước

Điều 86 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đẩu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của UBTV Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Về đối nội, Chủ tịch nước là người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập các chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước cũng như đóng vai trò điều phối hoạt động giữa các cơ quan nhà nước then chốt. Bên cạnh đó, chủ tịch nước còn là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của UBTV Quốc hội công bố quyết định tuyên bổ tình trạng chiến tranh. Ngoài ra, Chủ tịch nước còn căn cứ vào nghị quyết của UBTV Quốc hội ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp ƯBTV Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

Về đối ngoại, Chủ tịch nước là đại diện cao nhất và chính thức của nước CHXHCN Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, chính thức hoá các quyết định về đối ngoại của Nhà nước và là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia.

Để thực hiện nhiệm vụ, quyến hạn của mình, chủ tịch nước được quyền ban hành hai loại văn bản là lệnh và quyết định.

2.3 Chính phủ

Vị trí, tính chất pháp lí của Chính phủ

Điểu 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Chính phủ có hai tính chất sau đây:

Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp: Chính phủ đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương; Chính phủ lãnh đạo hoạt động quản lí nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cơ quan chấp hành của Quốc hội: Chính phủ do Quốc hội thành lập. Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội; Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Quốc hội; Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành.

Chức năng của Chính phủ

Hoạt động quản lí nhà nước là hoạt động chủ yếu và là chức năng của Chính phủ. Chức năng quản lí nhà nước của Chính phủ có hai đặc điểm: Chính phủ quản lí tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; hoạt động quản lí của Chính phủ có hiệu lực trên phạm vi cả nước. Chức năng nói trên được cụ thể hoá bằng Điều 96 của Hiến pháp hiện hành (quy định Chính phủ có 8 loại nhiệm vụ, quyển hạn). Chính phủ có quyền ban hành hai loại văn bản là nghị định và nghị quyết.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Thành viên Chính phủ bao gổm:

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng có quyền ban hành quyết định và chỉ thị.

Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng để nghị Quốc hội phê chuẩn vể việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Các Phó Thủ tướng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.

Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quyền ban hành ba loại vãn bản là quyết định, chỉ thị và thông tư.

Bộ và cơ quan ngang bộ: là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.

2.4 Toà án nhân dân các cấp

Vị trí pháp lí của Toà án nhân dân

Toà án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước, là trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta. Toà án nhân dân có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy nhà nước, nhất là trong hoạt động xct xử, Toà án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Chức năng của Toà án nhân dân:

Trong bộ máy nhà nước, Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử. Toà án nhân dân xct xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Chức năng xét xử của Toà án nhân dân được cụ thể hoá thành nhiộm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Toà án nhân dân.

Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân

Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 104 Hiến pháp năm 2013). Toà án nhân dân gổm Toà án nhân dân tối cao và các Toà án khác do luật định (Điểu 102 Hiến pháp năm 2013).

Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân:

Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao: Toà án nhân dân tối cao có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư kí Toà án; Toà án nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Hội đổng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Toà án Quân sự trung ương, các toà chuyên trách, các toà phúc thẩm và bộ máy giúp việc.

Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân cấp tỉnh: Toà án nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư kí Toà án; Toà án nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban Thẩm phán, các toà chuyên trách và bộ máy giúp việc.

Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân cấp huyện: Toà án nhân dân cấp huyện có các chức danh Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thấm nhân dần và Thư kí Toà án; Toà án nhân dân cấp huyện có bộ máy giúp việc.

Các Toà án Quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gôm: Toà án Quân sự trung ương, các Toà án Quân sự quân khu và tương đương, các Toà án Quân sự khu vực.

2.5 Viện Kiểm sát nhân dân các cấp

Vị trí pháp lí của Viện Kiểm sát nhân dân

Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy nhà nước.

Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân

Viện Kiểm sát nhân dân có hai chức nàng:

Chức năng thực hành quyến công tố: nhân danh quyền lực nhà nước dể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Viộn Kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyển công tố.

Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp (kiểm sát hoạt động điều tra; kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án nhản dân; kiểm sát hoạt động thi hành án; kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam người).

Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân được cụ thc hoá thành nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân.

Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân

Viện Kiểm sát nhân dân gổm Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện Kiểm sát khác do luật định (Điều 107 Hiến pháp năm 2013).

Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân:

Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viộn trưởng, Kiểm sát viên và Điểu tra viên; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Uỷ ban Kiểm sát, các cục, vụ, viện, văn phòng, trường đào tạo bổi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và Viện Kiểm sát Quân sự trung ương.

Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:

Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên. Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ưỷ ban Kiểm sát, các phòng và văn phòng.

Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện:

Viện Kiểm sát nhân dân cáp huyện có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên. Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện có các bộ phận công tác và bộ máy giúp viộc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách.

 Các Viện Kiểm sát Quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:

Viện Kiểm sát Quân sự trung ương, các Viện Kiểm sát Quân sự quân khu và tương dương, các Viện Kiểm sát Quân sự khu vực.

2.6 Hội đồng nhân dân các cấp

Vị trí, tính chất pháp lí của Hội đồng nhân dân:

Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hội đống nhân dân là cơ quan quyển lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. HĐND có hai tính chất sau:

Tính đại diện cho nhân dân địa phương thể hiện ở chỗ: HĐND là cơ quan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra; HĐND là đại diện tiêu biổu nhất cho tiếng nói và trí tuộ tập thể của nhân dân địa phương.

Tính quyển lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở chỏ: HĐND là cơ quan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhàn dân thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương; HĐND quyết định các ván để quan trọng của địa phương; HĐND thể chế hoá ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương thành những chủ trương, biện pháp có tính bắt buộc thi hành ở địa phương.

Chức năng của Hội đồng nhân dân

HĐND có hai chức năng cơ bản sau đây:

Chức năng quyết dịnh và tổ chức thực hiện các quyết định trên tẩt cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền.

Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Các chức năng cơ bản của HĐND được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và ƯBND.

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

HĐND được thành lập ở ba cấp: HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện và HĐND cấp xã.

Số lượng đại biểu HĐND: Hội đồng Nhân cấp tỉnh có từ 50 đến 85 đại biểu (thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số dân trôn 3 triệu người được bấu không quá 95 đại biểu). HĐND cấp huyện có từ 30 đốn 40 đại biểu. HĐND cấp xã có từ 25 dến 35 đại biểu.

Các cơ quan của Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và ủy viên thường trực (riêng Thường trực HĐND cẫp xã chỉ bao gổm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND) do HĐND cùng cáp bầu ra trong số các đại biểu HĐND. Thường trực HĐND là cơ quan đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của HĐND.

HĐND cấp tỉnh và cấp huyện còn thành lập các ban (cơ quan chuyên môn của HĐND), cụ thể như sau: HĐND cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách và Ban văn hoá - xã hội. Những địa phương có nhiều dân tộc ít người sinh sống có thể thành lập thêm Ban dân tộc; HĐND cấp huyện thành lập hai ban: Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội.

Kì họp Hội đổng nhân dân

Kì họp là hình thức hoạt động quan trọng nhất của HĐND. HĐND họp mỗi năm hai kì, được gọi là những kì họp thường lệ. Ngoài ra, HĐND có thể họp bất thường. Tại kì họp, HĐND có quyển ban hành nghị quyết.

2.7 Ủy ban nhân dân các cấp

Vị trí, tính chất pháp lí của Ủy ban nhân dân

Điều 114 Hiến pháp năm 2013 quy định: “ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đổng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”. ƯBND có hai tính chất sau:

Cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp: UBND do HĐND cùng cấp bầu ra; UBND chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của HĐND cùng cấp; UBND phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: UBND là cơ quan hành chính nằm trong hệ thống thống nhất các cơ quan hành chính từ trung ương đến cơ sở mà dứng đầu là Chính phủ; quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất, được coi là chức năng của UBND; UBND trực tiếp tổ chức chỉ dạo các cơ quan, ban ngành thuộc quyền thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng... ở địa phương; UBND có quyến ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan ở địa phương; trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan ban ngành thuộc quyền ban hành các văn bản cá biệt nhằm giải quyết các quyển, nghĩa vụ hoặc xử lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lí nhà nước ở địa phương; UBND phải chấp hành các mệnh lệnh, báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trước hết là các cơ quan hành chính nhà nước cấp trcn.

Chức năng của Ủy ban nhân dân

Hoạt động quản lí nhà nước của ƯBND là hoạt động chủ yếu và là chức năng của ƯBND. Chức năng quản lí nhà nước của ƯBND có hai đặc điểm: UBND quản lí tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; Hoạt động quản lí của UBND bị giới hạn bởi đơn vị hành chính - lãnh thổ thuộc quyền. Chức năng của UBND được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyển hạn của UBND và được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và ƯBND. ƯBND được quyền ban hành hai loại văn bản là quyết định và chỉ thị.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân

Số lượng thành viên UBND:

UBND cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng UBND TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên). UBND cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên. UBND cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên.

Thành viên UBND:

Chủ tịch ƯBND do HĐND cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Chủ tịch UBND có quyền ban hành quyết định và chỉ thị.

Các Phó Chủ tịch UBND do Chủ tịch UBND đề nghị HĐND cùng cấp báu, miễn nhiộm, bãi nhiệm.

Các Uỷ viên UBND do Chủ tịch UBND đổ nghị HĐND cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Kết quả bầu UBND phải được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn).

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND gồm:

Các sở và tương dương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Ví dụ: Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh...

Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Ví dụ: Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện...

Trên đây là nội dung bài giảng về  Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:09/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM