Bài 1: Khái niệm, thuộc tính, hình thức pháp luật
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung Bài 1: Khái niệm, thuộc tính, hình thức pháp luật sau đây để tìm hiểu về khái niệm pháp luật, thuộc tính cơ bản của pháp luật, hình thức pháp luật.
Mục lục nội dung
1. Khái niệm pháp luật
Về phương diện khoa học pháp lí, không có một khái niệm pháp luật thống nhất. Tuỳ thuộc vào các trường phái pháp luật khác nhau mà có những định nghĩa khác nhau vể pháp luật. Theo quan điểm phổ biến của khoa học pháp lí Việt Nam, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để điếu chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Từ định nghĩa trên có thể thẫy pháp luật có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung. Các quy phạm chung này đưa ra cách thức xử sự cho các chủ thổ trong những trường hợp, hoàn cảnh nhất định được nhà nước ghi nhận. Thứ hai, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Xét về mặt nguồn gốc, pháp luật được hình thành trong quá trình đấu tranh giai cấp và do giai cấp thống trị ban hành hoặc thừa nhận. Do đó, pháp luật trước tiên phải thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Thứ ba, pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi con người. Đối tượng điểu chỉnh của pháp luật chính là hành vi của các chủ thể, thông qua các quy tắc pháp luật để hướng dẫn cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội biết cách ứng xử, trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định sẽ được làm gì, không được làm gì hoặc phải làm gì. Tuy nhiên, điểu này không có nghĩa là pháp luật không có các quy định liên quan đến sự vật, mặc dù vậy các quy định liên quan đốn sự vật suy cho cùng nhằm phục vụ cho việc xác định quyển và nghĩa vụ của chủ thổ.
2. Thuộc tính cơ bản của pháp luật
2.1 Tính quy phạm phổ biến
Pháp luật là các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, đó là các khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi của con người. Bcn cạnh pháp luật, còn có rất nhiều các quy phạm xã hội khác điếu chỉnh hành vi con người. Ví dụ như các quy phạm tôn giáo, quy phạm chính trị, quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán... Tuy nhiên, pháp luật khác với các quy phạm xã hội khác ở chỗ, pháp luật mang tính phổ biến. Có nghĩa là, các quy phạm pháp luật có hiệu lực đối với tất cả các cá nhân, tổ chức trong phạm vi cả nước trong khi các quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán chỉ tác động lên một đối tượng chủ thể nhất định hay một địa phương nhất định.
Ví dụ: Quy định khi điều khiển xe gắn máy hoặc các loại xe có kết cấu tương tự phải đội mủ bảo hiểm.
Với quy định này, tất cả mọi người trên lãnh thổ Việt Nam khi điểu khiển xc gắn máy hoặc các loại xe có kết cấu tương tự đều phải tuân thủ. Trong khi đó, các quy phạm của tôn giáo nào thì chỉ mang tính bắt buộc đối với tín đổ của tôn giáo đó.
2.2 Tính xác đinh chặt chẽ về mặt hình thức
Mặc dù cùng tồn tại trong hệ thống các quy phạm xã hội nhưng các quy phạm pháp luật có hình thức tốn tại rõ ràng hơn các quy phạm xã hội khác. Nói cách khác, pháp luật mang tính xác định chặt chẽ về hình thức. Nhờ đó, pháp luật có thể diều chỉnh các quan hệ xã hội hiệu quả hơn các quy phạm xã hội khác. Hình thức chặt chẽ của pháp luật được thể hiện như sau:
Thứ nhất, nội dung của pháp luật được thể hiện bàng những hình thức xác định. Pháp luật không phải là hiện tượng trừu tượng mà con người không thể hoặc khó có thể nhận thức được; trái lại, pháp luật luôn thể hiện bằng những hình thức nhất định. Thông qua đó, con người có thể nhận thức được nội dung các quy định của pháp luật. Thông thường, nội dung các quy phạm pháp luật thổ hiộn thông qua các hình thức như các văn bản quy phạm pháp luật, các bản án của Toà án (án lệ) và các tập quán đã được nhà nước thừa nhận. Thứ hai, để bảo đảm tính chặt chẽ vẽ hình thức thì nội dung của các quy tắc pháp luật cần phải được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lí. Nội dung các quy phạm pháp luật phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, một nghĩa và có khả năng áp dụng trực tiếp. Một quy phạm pháp luật không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ mập mờ, khó hiểu hoặc đá nghĩa. Nếu vậy thì không thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất và sự thống nhất của pháp chế cũng bị đe doạ. Mặt khác, điều này sẽ tạo ra những kẽ hở pháp luật và rất có thể có những người lợi dụng những kẽ hở này mà thực hiện những hành vi sai trái.
2.3 Tính được bảo đảm bằng nhà nước
Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Mặc dù pháp luật và các quy phạm xã hội khác cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội nhưng duy nhất chỉ có pháp luật mới được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều hình thức và biộn pháp khác nhau. Đó là các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đế các chủ thể trong xã hội có ỷ thức pháp luật và tự giác thực hiện pháp luật. Nhà nước củng bảo đảm hiệu lực của các quy phạm pháp luật bằng các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.
Có thể nói, giá trị bắt buộc của pháp luật cao hơn các quy phạm xã hội khác là nằm ở chỗ, pháp luật được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Để bảo đảm cho pháp luật được thực thi, nhà nước có cả một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, trại giam. Trong khi đó, các quy phạm xã hội khác không được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước mà bằng các phương tiện khác. Ví dụ như các quy phạm đạo đức được bảo đảm bằng ý thức tự giác của chủ thể hay dựa vào dư luận của xã hội. Người vi phạm quy tắc đạo đức sẽ bị lên án bởi dư luận xã hội. Chính sự lên án của dư luận xã hội, sự chê trách, phê phán của gia đình, bạn bò và sự day dứt trong lương tâm là hình phạt đối với những người có hành vi vô đạo đức.
3. Hình thức pháp luật
Khái niệm: Hình thức pháp luật là phương thức tôn tại của pháp luật. Có ba hình thức pháp luật cơ bản trôn thế giới là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
3.1 Luật tập quán
Luật tập quán là những quy tắc bắt buộc cho tất cả các thành viên trong cộng dồng nhất định. Chúng là những khuôn mẫu bắt buộc chỉ rõ những gì mà các thành viên được hoặc không được làm.
Ví dụ: Luật tập quán của người Thái cấm phụ nữ vào gian hóng (gian thờ cúng tổ tiên), tục không được ngồi bậu cửa của người H’mông... Nếu hụ thực hiện điểu đó là họ đã vi phạm vào luật tập quán.
Luật tập quán mang tính cưỡng chế. Luật tập quán là thói quen hình thành từ đời sống hay từ truyền thống văn hoá xã hội trong một thời gian dài. Thói quen này được thiết lập bởi cộng đổng và trở thành khuôn mẫu của hành vi mà trong dó, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đổng được chấp nhận và tuân thủ một cách tự giác. Nói cách khác, “luật tập quán” theo khái niệm này chỉ xuất hiện khi mà hành vi thông thường trở thành một hành vi mang tính cường chế được chấp nhận và tuân thủ bởi các chủ thể của cộng đồng.
Trong việc so sánh giữa luật tập quán với tập quán, có thể thấy rằng tập quán là thói quen và không mang tính cưỡng chế vì tập quán thuần tuý chỉ là những quy phạm xã hội, không mang tính pháp lí và do đó, không mang tính cưỡng chế. Điểu này có nghĩa là “nếu tập quán không được tuân thủ thì cũng không làm phát sinh hậu quả pháp lí”. Nói cách khác, tập quán không phải là luật tập quán.
Ví dụ: Câu chuyện của Hal và Ruth minh hoạ cho khái niệm tập quán. Theo câu chuyện thì hai vợ chổng Hal và Ruth đã kết hồn 66 năm cho đến khi Hal qua đời. Trong suốt 66 năm chung sống, hằng ngày Hal chuẩn bị thức ăn sáng cho Ruth. Như vậy, thói quen (hay tập quán giữa “cộng đổng” ông Hai và bà Ruth) đã được thiết lập trong một thời gian dài (66 năm). Câu hỏi đặt ra là thói quen (hay tập quán) này có mang tính bắt buộc (hay cưỡng chế) không? Nếu có, thì nếu một ngày nào đó mà ông Hal không chuẩn bị bữa sáng cho bà Ruth thì bà Ruth có thể kiện ông Hal không? Rõ ràng câu trả lời là không thể. Ở đây chỉ là sự hình thành nên một thói quen giữa ông Hal và bà Ruth, hoàn toàn không có sự ràng buộc mang tính pháp lí. Đây đơn thuần chỉ là “tập quán” (cùa “cộng đồng” ông Hal và bà Ruth).
Luật tập quán thường được sử dụng như một nguồn hỏ trợ cho pháp luật nhà nước, góp phần điểu chỉnh các quan hệ xã hội trong một địa phương. Tuy nhiên, luật tập quán lại mang đặc trưng của từng địa phương cụ thổ nôn khó áp dụng chung cho các dịa phương khác. Ngoài ra, nhiều luật tập quán không còn phù hợp với sự thay đổi của xã hội hiện tại nên việc áp dụng luật tập quán cần phải cân nhắc cẩn thận.
Với Việt Nam, khái niệm “tập quán” và “luật tập quán” khác nhau. Tập quán chỉ về thói quen, là những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời sống cộng đổng trong một thời gian dài. Tập quán mong muốn mọi người tuân theo chứ không bắt buộc (mọi người tuân thủ tập quán thường do dư luận xã hội hay áp lực cộng đổng). Luật tập quán, ngược lại, là những quy tắc bắt buộc cho tất cả các thành viên trong cộng đổng nhát định, chúng là những khuôn mẫu bắt buộc chỉ rõ những gì mà các thành vicn được hoặc không được làm.
Theo khái niệm được đa phần các nhà nghiên cứu thừa nhận và cũng là khái niệm được sử dụng giảng dạy trong các trường đại học ở Việt Nam thì “tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng lên thành những quỵ tắc xử sự chung và dược nhà nước đảm bảo thực hiện.
Tuy nhiên, theo khái niệm này, điểu kiện quan trọng để tập quán trở thành tập quán pháp là chúng phải được nhà nước nâng lên thành những quy tắc xử sự chung và được đảm bảo thực hiện trên thực tế, thì có thể thấy Việt Nam chưa có khái niệm chính thức về tập quán pháp. Các khái niệm thường được sử dụng để chỉ về luật tập quán hoặc có liên quan đến luật tập quán bao gồm khái niệm về tập quán, luật tục, hương ước và tập quán pháp.
Tập quán Luật tục Hương ước Tập quán pháp
Tập quán được hiểu là thói quen, là cách hành xử chung của cộng đóng.
Không mang tính bát buộc phải tuân thủ (thường chủ thể bị cưỡng chế tuân thủ do dư luận cộng đổng).
Luật tục cũng được hiểu là thói quen nhưng lại mang giá trị chuẩn mực, quy phạm.
Luật tục có phạm vi hẹp hơn tập quán, chỉ có một số tập quán trở thành luật tục.
Tính cưỡng chế cao vi là luật của cộng đóng.
Hương ước là luật tục chung của cả làng, bản nhưng chỉ đưa ra những quy định mang tính nguyên tác (hương ước chỉ bao góm những luật tục quan ừọng nhất). Tập quán pháp chính là pháp luật trong đó chứa đựng quy tấc xử sự mang tính bát buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
3.2 Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp là việc làm luật của Toà án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử và vụ việc đã được giải quyết sẽ làm cơ sở để ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này.
Ví dụ: Vụ án Elizabeth Manley. Elizabeth Manley đâ trình báo với cảnh sát rằng có một người đàn ông đã đánh cô và lấy toàn bộ tiền bạc. Tuy nhiên, khi cảnh sát tiến hành điều tra đã phát hiện vụ việc trên là không có thật. Toà án đã kết tội Elizabeth Manley với tội danh làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Tội danh này không có quy định trong luật. Do đó, toà đã đưa ra hai lí do và sau đó hình thành nên hến lệ. Thứ nhất, đật người vô tội trước nguy cơ bị bắt giữ; thứ hai, là tốn thời gian và công sức của cảnh sát cho quá trình điểu tra một vụ việc không có thật.
Vụ án Elizabeth Manley đã hình thành nên tiền lệ trong phán quyết của Toà án: Bát kì người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh sát phải điều tra một vụ án không có thật thì bị buộc vào tội danh gây rối, ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Sau đó là vụ án của bà May Jones1. Bà Jones đang đi mua sắm ở cửa hàng thì phát hiện mình bị mất chiếc ví. Bà ta nhớ lại trước đây ít phút, có một người đàn ông đả đi lướt qua và chạm vào người bà. Bà ta lập tức báo cảnh sát và miêu tả nhân dạng người dàn ông ấy. Ngày sau đó, cửa hàng gọi điện thoại đến và báo rằng bà Jones đã để quên ví tiền tại cửa hàng. Trong vụ này, bà Jones củng bị kết tội như cô Manley vì đã làm cảnh sát điếu tra một vụ việc không có thật và đặt người vô tội trước rủi ro bị truy tố.
Về nguyên tắc, tiền lệ pháp chỉ xuất phát từ phán quyết của thẩm phán Toà án cấp trôn. Khi đưa ra quyết định cho một vụ việc, thẩm phán phải tuân theo các quyết định dã dược đưa ra bởi Toà án cấp trên cho vụ việc tương tự. Tuy nhiên, để dưa ra phán quyết cho một vụ án, thẩm phán phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản dó là xem xét tình tiết cụ the đang xảy ra và luật sẽ áp dụng như thế nào đối với các tình tiết đó.
Như vậy, xét về mặt khái niệm, tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan xét xử đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể và lấy đó làm căn cứ pháp lí đe áp dụng các vụ việc xảy ra tương tự sau này.
Nguyên tắc tiền lệ cũng ràng buộc với chính toà đã tạo ra tiền lệ đó. Cụ thể hơn, các nước theo hộ thống luật Anh, Mĩ đã dưa ra một số nguyên tắc trong việc xây dựng án lệ gồm những quy định sau:
Mỗi Toà án bị buộc phải tuân thủ theo các quyết định của Toà án cấp cao hơn trong cùng hệ thống hoặc của chính Toà án đã ra tiền lệ. Những quyết định của Toà án thuộc hệ thống khác chỉ có giá trị tham khảo. Chỉ có những phẩn quyết định dựa trên chứng cứ pháp lí (ratio decidendi) của vụ án thì mới có giá trị bắt buộc để ra quyết định cho vụ án sau này. Những nhận định hoặc quyết định của Toà án trước đó đối với một vụ án không dựa trên cơ sở pháp lí mà chỉ dựa trcn cơ sở bình luận của thẩm phán (obiter dictum) sẽ không có giá trị bắt buộc Toà án cấp dưới phải tuân thủ. Yếu tố thời gian không làm mất đi tính hiệu lực của tiền lệ.
Việt Nam cũng đang áp dụng hình thức án lệ trong hoạt động tư pháp. Theo Điểu 1, Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng áh lệ (có hiệu lực thi hành từ 16/12/2015 thì “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Quyết định là hình thức văn bản để công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Tuy nhiên, án lệ trong trường hợp này không thể xem là một hình thức pháp luật (mang tính bắt buộc chung) bởi lẽ án lệ chỉ có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lí như nhau thì phải được giải quyết như nhau. Nếu người áp dụng pháp luật thấy vụ việc không phù hợp với án lệ thì không nhát thiết phải áp dụng và phân tích, lập luận, nêu rõ lí do không áp dụng trong bản án, quyết định của mình. Điếu này củng phù hợp Điểu 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam (có hiệu lực từ 01/7/2016). Theo đó, nếu hình thức án lệ được ban hành thông qua nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì mới mang tính bắt buộc chung.
3.3 Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyến ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm điểu chỉnh các quan hộ xã hội và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
Ví dụ: Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005.
Vãn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu ở nước ta. Việt Nam xuất phát từ chế độ chính trị đặc thù do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nôn văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện quan trọng để thể chế hoá đường lối, chính sách của đảng cầm quyển. Vì vậy, tất cả hộ thống văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước phải xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời là chuẩn mực cho tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Cần phải thấy rõ là đường lối, chính sách của Đảng là linh hổn của pháp luật, là tư tưởng chỉ đạo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cũng như tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào cuộc sống1. Bằng pháp luật, chủ trương đường lối của Đảng trở thành những quy phạm pháp luật cụ thể. Nhà nước, với vai trò là người quản lí xã hội sử dụng pháp luật như một công cụ chủ yếu để điểu chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyến. Muốn thực hiện điểu dó thì tất cả tinh thần và ý chí ấy cần phải dược thể hiện rõ ràng và cụ thể trong các hình thức của pháp luật. Trên tinh thán này, văn bản quy phạm pháp luật là sự lựa chọn hợp lí nhất.
Trên đây là nội dung bài giảng về Khái niệm, thuộc tính, hình thức pháp luật được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!