Bài 2: Tích lũy tư bản
Cùng tham khảo nội dung bài giảng Kinh tế chính trị Bài 2: Tích lũy tư bản sau đây để tìm hiểu về bản chất của tích lũy tư bản, những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích luỹ, một số hệ quả của tích luỹ tư bản. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
Sau khi nghiên cứu bản chất của việc tạo giá trị thặng dư, nội dung tiếp theo sẽ nghiên cứu cách thức nhà tư bản sử dụng giá trị thặng dư. Đề hiểu dược nội dung này, cần nghiên cứu nội dung về tích luỹ tư bán. Việc nghiên cứu tích luỹ tư bản sẽ giúp vận dụng để rút ra kinh nghiệm cho việc phát triển doanh nghiệp nói chung.
1. Bản chất của tích lũy tư bản
Để chỉ ra bản chất của tích lũy tư bản, cần nghiên cứu về tái sản xuất.
Trong thực tế nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuât liên tục được lặp đi lặp lại không ngừng. Quá trình sản xuất được lặp đi, lặp lại không ngừng được gọi là tái sản xuất.
Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ. Trong trường hợp này, ứng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân.
Tuy nhiên, tư bản không những được bảo tồn mà còn phải không ngừng lớn lên. Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản.
Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bàn chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm dề tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị... Nghĩa là, nhà tư bản không sử dụng hết giá thị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm. Cho nên, khi thị trường thuận lợi, nhà tư bản bán được hàng hóa, giá trị thặng dư vì thế sẽ ngày càng nhiều, nhà tư bản trở nên giàu có hơn.
Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó.
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích luỹ
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quy mô tích luỹ gồm:
Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động
Tỷ suất giá trị thặnẹ dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư. Từ đó mà tạo điều kiện để tăng quy mô tích luỹ. Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đôi và sản xuât giá trị thặng dư tương đôi, nhà tư bản còn có thê sử dụng các biện pháp cắt xẻn tiền công, tăng ca tăng kíp, tăng cường độ lao đọng.
Thứ hai, năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, làm giảm giá trị sức lao động giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phân tạo điêu kiện cho phép tăng quy mô tích luỹ.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc.
C.Mác gọi việc này là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và lư bản tiêu dùng. Theo C.Mác, máy móc được sừ dụng toàn bộ tính năng của nó, song giá trị chỉ được tính dần vào giá trị sản phẩm qua khấu hao. Sau mỗi chu kỳ như thế, máy móc vẫn hoạt động toàn bộ nhưng giá trị của bản thân nó đã giảm dần do tính giá khấu hao đề chuyền vào giá trị sản phẩm. Hệ quà là, mặc dù giá trị đã bị khấu hao, song tính năng hay giá trị sử dụng thì vẫn nguyên như cũ, như lực lượng phục vụ không công trong sản xuất. Sự phục vụ không công ấy được lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Chúng được tích luỹ lại cùng với tăng quy mô tích luỹ tư bản. Đồng thời, sự lớn lên không ngừng của quỹ khấu hao trong khi chưa cần thiết phải đồi mới tư bản cố định cũng trở thành nguồn tài chính có thể sừ dụng cho mở rộng sản xuất.
Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước.
Neu thị trường thuận lợi, hàng hóa luôn bán được, tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền đề cho tăng quy mô tích luỹ.
3. Một số hệ quả của tích luỹ tư bản
Theo C.Mác, quá trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới các hệ quá kinh tế mang tính quy luật như sau:
Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu c/v) là cấu tạo giả trị được quyết định bởi câu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đôi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
C.Mác cho rằng, nền sản xuất có thề được quan sát qua hình thái hiện vật. Cũng có thề quan sát qua hình thái giá trị.
Nếu quan sát qua hình thái hiện vật thì mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động được coi là cấu tạo kỹ thuậtĩ
Cấu tạo kỹ thuật này, nếu quan sát qua hình thái giá trị nó phản ánh ở mối quan hệ tỷ lệ giữa tư bản bất biến với tư bản khả biến. Tý lệ giá trị này được gọi là cấu tạo hữu cơ. cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo xu hướng táng len về lượng.
Vì vậy, quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản.
Thứ hai, tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trưng tư bản.
Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư.
Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã hội do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản.
Tập trung tư bản là sự tăng lên của quỵ mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã hội do hợp nhât các tư bản cá biệt vào một chỉnh thề tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn.
Tập trung tư bản có thể dược thực hiện thông qua sáp nhập các tư bán cá biệt với nhau.
Tích tụ và tập trung tư bản đều góp phần tạo tiền đề để có thề thu được nhiều giá trị thặng dư hơn cho người mua hàng hóa sức lao động.
Thứ ba, quá trình tích luỹ tư bản làm không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.
Thực tế, xét chung trong toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thu nhập mà các nhà tư bản có được, lớn hơn gấp rất nhiều lần so với thu nhập dưới dạng tiền công của người lao động làm thuê. C.Mác đã quan sát thấy thực tế này và ông gọi đó là sự bần cùng hóa người lao động. Cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và cấu tạo hữu cơ của tư bản, tư bản khả biên có xu hướng giảm tương đối so với tư bản bất biến, dẫn tới nguy cơ thừa nhân khẩu. Do đó, quá trình tích luỹ tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích luỹ sự giầu sang về phía giai cấp tư sản, và mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê.
Bần cùng hoá giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dưới hai hình thái là bần cùng hoá tương đối và bần cùng hoá tuyệt đối. Bằn cùng hoá tương đối là cùng với đà tăng trưởng lực lượng sản xuất, phần sản phẩm phân phối cho giai cấp công nhân làm thuê tuy có tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm tương đối so với phân dành cho giai câp tư sán. Bần cùng hoá tuyệt đối thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê. Bần cùng hóa tuyệt đối thường xuất hiện đối với bộ phận giai cấp công nhân làm thuê đang thất nghiệp và đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê trong các điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế.
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Tích lũy tư bản do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.