Bài 3: Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam sau đây để tìm hiểu về lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế; vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích. eLib.VN hy vọng bài học sau đây là tài liệu hữu ích dành cho mọi người.
Mục lục nội dung
Sau khi nghiên cứu về thề ché kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nội dung tiếp theo sẽ trang bị cho sinh viên những khía cạnh lý luận cơ bàn về quan hệ lợi ích và các phương thức bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, góp phần giúp sinh viên hình thành được kỹ năng ứng xử và bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân khi tham gia các hoạt động trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
1.1 Lợi ích kinh tế
Khái niệm lợi ích kinh tế
Để tồn tại, phát triển, con người cần được thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như nhu cầu tinh thần. Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn nhu cầu của mình. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần.
Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong moi quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhắt định của nền sản xuất xã hội đỏ.
Trong mỗi điều kiện lịch sử, tuỳ từng bối cảnh mà vai trò quyết dịnh đối với hoạt động cua con người là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thân. Nhưng xuyên suốt quá trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như xã hội.
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người.
Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
Xét về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thề trong nền sản xuất xã hội.
Các thành viên trong xã hội xác lập các quan hệ kinh tế với nhau vì trong quan hệ đó hàm chứa những lợi ích kinh tế mà họ có thổ có được, về khía cạnh này, Ph. Ănghen viết: “những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thái lợi ích. Các quan hệ xã hội luôn mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.
Về biểu hiện, gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tuông ứng: lợi ích của chủ doanh nghiệp trước hết là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập. Tất nhiên, với mỗi cá nhân, trong các mối quan hệ xã hội tông hợp gắn với con người đó, mặc dù có khi thực hiện hoạt dộng kinh tế, trong nhất thời, không phải luôn đặt mục tiêu lợi ích vật chất lên hàng đầu. Song, về lâu dài, đã tham gia vào hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là lợi ích quyết định. Nếu không thấy được vai trò này của lợi ích kinh tế sẽ làm suy giảm động lực hoạt động của các cá nhân. Nghiên cứu về sự phân phối giá trị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cho ta thấy, mỗi chủ thể tham gia vào quá trình phân phối giá trị thặng dư đó, với vai trò của mình mà có được những lợi ích tưorng ứng. Đây chính là nguyên tắc đảm bảo lợi ích phù hợp với vai trò của các chủ thể.
Khi đề cập tới phạm trù lợi ích kinh tế có nghĩa hàm ý rằng, lợi ích đó được xác lập trong quan hệ nào, vai trò của các chủ thể trong quan hệ đó thể hiện chủ thể đó biểu hiện như thế nào, chẳng hạn họ là chủ sở hữu, hay nhà quản lý; là lao động làm thuê hay trung gian trong hoạt động kinh tế; ai là người thụ hưởng lợi ích, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể đó, phưong thức để thực hiện lợi ích càn phải thông qua các biện pháp gì...Trong nền kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động ở đó có quan hệ lợi ích và lợi ích kinh tế.
Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thề kinh tế - xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế được biểu hiện vô cùng phong phú. Mặc dù vậy, điềm chung của hết thảy các hoạt động đó là hướng tới lợi ích. Xét theo nghĩa như vậy, có thể khái quát vai trò của lợi ích kinh tế trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể vả hoạt động kỉnh tế - xã hội
Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các nhu cầu vật chất, nâng cao phưorng thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của mình. Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cẩu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thề kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu nhập của mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự phát triển. “Nước độc lập mà dân không được hưởng ấm no, hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì”.
Về khía cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích chính đáng của mình. Tất nhiên, lợi ích này phải đảm bảo trong sự liên hệ với các chủ thể khác trong xã hội. Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có được. Mà tất cả các nhân tố đó lại là sản phẩm của nền kinh tế và phụ thuộc vào quy mô và trình độ phát triển của nó. Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thổ kinh tế đã đóng góp vào sự phát triền của nền kinh tế. Vì lợi ích chính đáng của mình, người lao động phải tích cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao dộng; chủ doanh nghiệp phái tìm cách nâng cao hiệu quả sừ dụng các nguồn lực, dáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thay dổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng... Tất cả những diều đó đều có tác dụng thúc đẩy sự phát trien của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuộc địa vị của con người trong hệ thống quan hệ sán xuất xã hội nên để thực hiện được lợi ích của mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau đề thực hiện quyền làm chủ đối với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong lịch sử - một động lực quan trọng của tiến bộ xã hội. “Động lực của toàn bộ lịch sừ chính là cuộc đấu tranh của các giai cấp và những xung đột về quyền lợi của họ” và “nguồn gốc vấn đè trước hết là những lợi ích kinh tế mà quyền lực chính trị phải phục vụ với tư cách phương tiện”. Như vậy, mọi vận động của lịch sử, dù dưới hình thức như thế nào, xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế.
Lựi ích kinh tế đưực thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.
Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mõ đề phát triển kinh tế - xã hội. C.Mác đã chỉ rõ: “Cội nguồn phát triển của xã hội không phải là quá trình nhận thức, mà là các quan hệ của đời sống vật chất, tức là các lợi ích kinh tế của con người”.
Hộp 5.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguyên tắc lợi ích vì dân Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Nguồn: Đàng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2016, tr.69. |
Điều cân lưu ý là, chỉ khi có sự đồng thuận, thông nhất giữa các lợi ích kinh tế thì lợi ích kinh tế mới thực hiện được vai trò của mình. Ngược lại, việc theo đuổi những lợi ích kinh tế không chính đáng, không hợp lý, không họp pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, trong một thời gian rất dài, vì rất nhiều lý do, các lợi ích kinh tế, nhất là lợi ích cá nhân, không được chú ý đúng mức. Hiện nay, trong điều kiện cơ chế thị trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: coi lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế; phải tôn trọng lợi ích cá nhân chính đáng. Điều này góp phần tạo động lực cho sự phát triển đất nước ta trong những năm vừa qua.
1.2 Quan hệ lợi ích kinh tế
* Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế
Quan hệ lợi ích kinh tể là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
Như vậy, quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện hết sức phong phú, quan hệ đỏ có thể là các quan hộ theo chiều dọc, giữa một tố chức kinh tế với một cá nhân trong tổ chức kinh tế đó. Cũng có thể theo chiều ngang giữa các chủ thể, các cộng đồng người, giữa các tổ chức, các bộ phận hợp thành nền kinh tế khác nhau. Trong điều kiện hội nhập ngày nay, quan hệ lợi ích kinh tế còn phải xét tới quan hệ giữa quốc gia với phàn còn lại của thế giới.
* Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
Sự thống nhất của quan hệ lợi ích kinh tế:
Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. Chẳng hạn, mỗi cá nhân người lao động có lợi ích riêng của mình, dồng thời các cá nhân dó lại là bộ phận cấu thành tập thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể dó. Doanh nghiệp hoạt dộng càng có hiệu quả, lợi ích doanh nghiệp càng được đảm bảo thì lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt: việc làm được đảm bảo, thu nhập ổn định và được nâng cao... Ngược lại, lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt thì người lao động càng tích cực làm việc, trách nhiệm với doanh nghiệp càng cao và từ đó lợi ích doanh nghiệp càng được thực hiện tốt.
Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực hiện thông qua thị trường. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu của các chủ thế chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của các chủ thề khác. Như vậy, khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất với nhau thì các lợi ích kinh tế của các chủ chể đó thống nhất với nhau. Chẳng hạn, để thực hiện lợi ích của mình, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chắt lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm... thì lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội thống nhất với nhau. Chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, đất nước càng phát triển.
Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau đê thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn. Ví dụ, vì lợi ích của mình, các cá nhân, doanh nghiệp có thể làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế... thì lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và lợi ích xã hội mâu thuẫn với nhau. Khi đó, chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận, lợi ích kinh tế của người tiêu dung, của xã hội càng bị tồn hại.
Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau vì tại một thời điềm kct quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là xác định. Do đó, thu nhập của chủ thể này táng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống. Chẳng hạn, tiền lưong của người lao động bị bớt xên sẽ làm tăng lợi nhuận của chủ doanh nghiẹp; nhà nước giảm thuế sẽ làm lợi nhuận doanh nghiệp tăng...
Khi có mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích này có thể sẽ ngăn cản, thậm chí làm tồn hại đến các lợi ích khác. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội. Do vậy, điều hoà mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế buộc các chủ thể phải quan tâm và trở thành chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ồn định xã hội, tạo động lực phát triền kinh tế - xã hội.
Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của các lợi ích khác. Các nguyên nhân chủ yếu là, thứ nhất nhu cầu cơ bản, song còn trước hết thuộc về các cá nhân, quyết định hoạt động của các cá nhân; thứ hai, thực hiện lợi ích cá nhân là sơ sở để thực hiện các lợi ích khác vì cá nhân cấu thành nên tập thể, giai cấp, xã hội... “Dân giàu” thì “nước mạnh”. Do dó, lợi ích cá nhân chính đáng cần được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Các quan hộ lợi ích trong nền kinh tế thị trường chịu tác động của nhiều nhân tố, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mà điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát triền lực lượng sản xuất. Do đó, trình độ phát triền của lực lượng sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt. Quan hộ lợi ích kinh tế vì vậy, càng có điều kiện đề thống nhất với nhau. Như vậy, nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể là lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, phát triển lực lượng sản xuất trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia.
Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.
Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí, vai trò của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đối, mà nó là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức tồn tại và biêu hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước.
Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, bằng nhiều loại công cụ, trong đó có các chính sách kinh tế - xã hội. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước làm thay đôi mức thu nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế. Khi mức thu nhập và tương quan thu nhập thay đổi, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng thay đổi, tức là lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tc giữa các chủ thể cũng thay đối.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế.
Bản chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập. Khi mở cửa hội nhập, các quốc gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội địa có thê bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Đất nước có thề phát triển nhanh hơn nhưng cũng phải đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường... Điều đó có nghĩa là hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ và nhiều chiêu đên lợi ích kinh tế của các chủ thê.
* Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
Trong điều kiện kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động kinh tế, ở đó có quan hệ lợi ích. Trong đó, có một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản sau đây:
Một là, quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Người lao động là người có đủ thể lực và trí lực để lao động, tức là có khả năng lao động. Khi họ bán sức lao động sẽ nhận được tiền lương (hay tiền công) và chịu sự quản lỷ, điều hành của người sử dụng lao động. Bản chất của tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động, chỉ đủ đê tái sản xuất sức lao động. Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp (nhà tư bản trong ÊNTB), cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đông lao động. Là người trả tiền mua hàng hóa sức lao động nên người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý quá trình làm việc của người lao động. Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh. Lợi ích kinh tế của người lao động thề hiện tập trung ở thu nhập (trước hết là tiền lương, tiền thưởng) mà họ nhận được từ việc bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động. Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động có quan hệ chặt chõ, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động thể hiện: néu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được lợi ích kinh tế của mình; đồng thời, họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động nên người lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình vì có việc làm, nhận được tiền lương. Ngược lại, nếu người lao động tích cực làm việc, lợi ích kinh tế của họ được thực hiện thông qua tiền lương được nhận, đồng thời, góp phần vào sự gia tăng lợi nhuận của người sử dụng lao động. Vì vậy, tạo lập sự thống nhất trong quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sừ dụng lao dộng là điều kiện quan trọng thực hiện lợi ích kinh tế của cả hai bên.
Tuy nhiên, quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sừ dụng lao động còn có mâu thuẫn. Tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tế là xác định nên lợi nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương của người lao dộng giảm xuống và ngược lại. Vì lợi ích của mình, người sử dụng lao động luôn tìm cách cắt giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó có tiền lương của người lao động đề tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tiền lương là điều kiện để tái sản xuất sức lao động nên mức tiền lương thấp nhất người sử dụng lao động phải trả cho người lao động là mức tiền lương tối thiểu. Vì lợi ích của mình, người lao dộng sẽ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, bãi công... Nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hường xấu tới các hoạt động kinh tế.
Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động đã thành lập các tổ chức riêng. Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi người lao động. Người sử dụng lao động có các nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp... Trong xã hội hiện đại, đấu tranh giữa các bên cân phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Hai là, quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau. Trong cơ ché thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ. Những người sử dụng lao động liên két và cạnh tranh với nhau trong ửng xử với người lao động, với những người cho vay vốn, cho thuc đất, với nhà nước, trong chiêm lĩnh thị trường...Trong cơ chê thị trường, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sừ dụng lao động làm cho họ cạnh tranh với nhau quyết liệt. Iiộ quả tất yếu là các các nhà doanh nghiệp có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội và các rủi ro khác bị thua lỗ, phá sán... bị loại bỏ khỏi thương tnrờng. Đông thời, những người thu được nhiều lợi nhuận sẽ phát triển nhanh chóng.
Những người sừ dụng lao động không chỉ cạnh tranh trong cùng ngành, mà còn cạnh tranh giữa các ngành, bằng việc di chuyển vốn (tư bản) từ ngành này sang ngành khác. Từ đó hình thành tỷ suât lợi nhuận bình quân, tức là những người sừ dụng lao động đã chia nhau lợi nhuận theo vôn đóng góp. Sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động biểu hiện tập trung ở lợi nhuận bình quân mà họ nhận được.
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Trong cơ chế thị trường, đội ngũ này đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội nên cần được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
Ba là, quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao dộng. Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao dộng, mà còn phải quan hệ với nhau. Nêu có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau. Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuồng, một bộ phận người lao động bị sa thải. Nếu những người lao động thông nhất được với nhau, họ có thề thực hiện được các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với giới chủ (những người sử dụng lao dộng).
Để hạn chế mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nội bộ, đặc trưng với những người sử dụng lao động, những người lao động đã thành lập tổ chức riêng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động trong giải quyet các mối quan hệ là rất cần thiết nhưng phải dựa trên các quy định của pháp luật.
Bốn là, quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức. Người lao động, người sử dụng lao động đcu là thành viên của xã hội nên mỗi người đều có lợi ích cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội. Nếu người lao động và người sử dụng lao động làm việc theo đúng các quy định của pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình thì họ đã góp phàn phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội. Khi lợi ích kinh tế của xã hội dược thực hiện, xã hội phát triển sẽ tạo lập môi trường thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình. Ngược lại, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động này sinh mâu thuẫn không giải quyết được; hoặc người lao động và người sử dụng lao dộng cộng tác với nhau là hàng giả, hàng nhái, trôn thuê... thì lợi ích kinh tế của xã hội sẽ bị tôn hại. Biêu hiện là nền kinh tế chậm phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân chậm được cải thiện... Từ đó ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó có lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động.
Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân nên lợi ích xã hội đóng vai trò định hướng cho lợi ích cá nhân và các hoạt động thực hiện lợi ích cá nhân. Lợi ích xã hội là cơ sở của sự thống nhất giữa các lợi ích cá nhân, tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của các chủ the khác nhau trong xã hội. Ph. Ảngghen đã từng khẳng định: “Ớ đâu không có lợi ích chung thì ờ đó không thổ có sự thống nhất về mục dích và cũng không thề có sự thống nhất về hành động được”. Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trên cho thấy, lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều.
Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng (lợi ích cá nhân, tổ chức) của họ hình thành nên “lợi ích nhóm”. Đó là các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính trị, xã hội, các nhóm dân cư chung một số lợi ích theo vùng, theo sở thích... Các cá nhân, tố chức hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau, liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng mình hình thành nen “nhóm lợi ích”. Đó là mô hình liên kết giữa 4 nhà trong nông nghiệp: nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nước; mô hình liên kết trên thị trường nhà ở: nhà doanh nghiệp kinh doanh bất động sản - ngân hàng thương mại - người mua nhà...
“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” nếu phù hợp với lợi ích quốc gia, không gây tồn hại đén các lợi ích khác cần được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện vì đât nước có thêm động lực phát triển; ngược lại, khi chúng mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, làm tồn hại các lợi ích khác thì cần phái ngăn chặn.
Trong thực tế, “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có sự tham gia của công chức, viên chức hoặc các cơ quan công quyền nhiều khả năng se tác động tiêu cực đôn lợi ích xã hội và các lợi ích kinh tế khác vì quyên lực nhà nước sẽ bị lạm dụng và phục vụ cho lợi ích của các cá nhân. Điều cần lưu ỷ, “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” tiêu cực thường không lộ diộn. Vì vậy, việc chống “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” tiêu cực vô cùng khó khăn. Để bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, việc chống “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” tiêu cực phải được thực hiện quyết liệt, thường xuyên.
* Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu
Mặc dù có nhiều quan hệ lợi ích đan xen, tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường dịnh hướnẹ xã hội chủ nghĩa, có hai phương thức cơ bản để thực hiện lợi ích kinh tế gồm:
Thứ nhất, thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường.
Các quan hệ lợi ích, các chủ thể lợi ích kinh tế mặc dù đa dạng, song để có thề thực hiện được lợi ích của mình, trong bối cảnh kinh tế thị trường cần phải căn cứ vào các nguyên tắc của thị trường. Đây là phương thức pho biến trong mọi nền kinh tế thị trường, bao gồm cả kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thứ hai, thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội.
Khi thực hiện lợi ích kinh tế, nếu chỉ căn cứ theo nguyên tắc thị trường, tất yếu sẽ dẫn đến những hạn chế về mặt xã hội. Do đó, đề khắc phục những hạn chế của phương thức thực hiện theo nguyên tắc thị trường, phương thức thực hiện lợi ích dựa trên chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội càn phải được chú ý nhằm tạo sự bình đắng và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
2. Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích
Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó mặt mâu thuẫn được hạn chế, trách được va chạm, xung đột; mặt thong nhất được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội.
Để có sự hài hòa giữa các lợi ích kinh tế chỉ có kinh tế thị trường là không đù vì các lợi ích kinh tế luôn vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau, mà cần có sự can thiệp của nhà nước. Bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ lợi ích kinh tế bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế... nhằm gia tăng thu nhập cho các chủ thề kinh tế; hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự thống nhất; xừ lý kịp thời khi có xung đột.
2.1 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lọi ích của các chủ thế kinh tế
Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng cũng diễn ra trong một môi trường nhất định. Môi trường càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế càng hiệu quả và không ngừng mở rộng. Môi trường vĩ mô thuận lợi không tự hình thành, mà phải dược nhà nước tạo lập. Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trước hết là giữ vững ổn định về chính trị. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt điều này. Nhờ đó, các nhà đàu tư trong nước và ngoài nước rất yên tâm khi tiến hành đầu tư. Tiếp tục giữ vững ồn định về chính trị là góp phần bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế ở Viẹt Nam.
Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đòi hỏi phải xây dựng dược môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước, dặc biệt là lợi ích của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia còn phải tuân thù các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật của nước ta đã và dang thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay là tuân thù pháp luật.
Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế (bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, dường hàng không...; hệ thống cầu cống; hệ thống điện, nước; hệ thống thông tin liên lạc...). Nhờ phát triển kết cấu hạ tầng được coi là một trong ba đột phá lớn, trong những năm vừa qua, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nước ta đã được cải thiện rất đáng kề, đáp ứng nhu càu của các hoạt động kinh tế. Môi trường vĩ mô về kinh tế đòi hỏi nhà nước phải đưa ra được các chính sách phù hợp với nhu cẩu của nen kinh tế trong từng giai đoạn. Thực tế cho thấy, các chính sách kinh tế của Việt Nam đang từng bước đáp ứng ycu cầu này.
Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế còn là tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Đó là môi trường trong đó con người năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ cương, pháp luật; giữ chữ tín...
2.2 Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội
Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị trường, sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi ích kinh tế của một bộ phận dân cư được thực hiện rât khó khăn, hạn chế. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan; nhưng mặt khác phải ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá đáng. Sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến căng thẳng, thậm chí xung đột xã hội. Đó là những vấn đề mà chính sách phân phối thu nhập cần phải tính đến. Phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, mà còn phụ thuộc vào sản xuất. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, hàng hóa, dịch vụ càng dồi dào, chất lượng càng tốt, thu nhập của các chủ thể càng lớn. Do đó, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ đê nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế. Đó chính là những điều kiện vật chất đế thực hiện ngày càng đầy đủ sự công bằng xã hội trong phân phối.
2.3 Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực dối với sự phát triển xã hội
Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của phân phối thu nhập. Phân phối công bằng, hợp lý góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Do đó, nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập.
Hiện nay, công bằng trong phân phối có hai quan niệm chính: công bằng theo mức độ (căn cứ vào mức thu nhập mà mỗi chủ thể nhận được) và công bằng theo chức năng (căn cứ vào đóng góp trong việc tạo ra thu nhập). Mỗi quan niệm đều có ưu điểm và nhược điềm nen cần sử dụng két hợp cả hai quan niệm này. Trước hết, nhà nước phải chăm lo đời sống vật chất cho mọi người dân. Ở mỗi giai đoạn phát triển, người dân phải đạt được mức sống tối thiều. Để làm được điều này, nhà nước cần thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên thoát đói nghèo vững chắc ở các vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo, khắc phục tư tưởng bao cấp, ý lại. Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động đên ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Đẩy mạnh các hoạt dộng nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người nghèo, đồng bào các vùng gặp thiên tai... Tiếp theo, nhà nước cần có các chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tạo điều kiện và giúp dỡ họ bằng mọi biện pháp, về nguyên tắc, người dân dược làm tất cả những gì luật pháp không cấm; luật pháp chỉ cấm những hoạt động gây tồn hại lợi ích quốc gia và các lợi ích hợp pháp khác.
Đề lợi ích kinh tế thật sự là động lực của các hoạt động kinh tế, người lao động và người sử dụng lao động phải có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu nhập. Họ cần phải hiếu được các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường để có sự phân chia hợp lý giữa tiền lương và lợi nhuận; chủ doanh nghiệp phải hiểu và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế... Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu nhập cho các chủ thể kinh tế - xã hội là những giải pháp rất cần thiết đề loại bỏ những đòi hỏi khồng hợp lý về thu nhập. Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động không tự nhận thức và thực hiện được, nhà nước cần có sự tư vấn, điều tiết họp lý.
Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường, thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái; lừa đảo; tham nhũng... tồn tại khá phổ biến. Các hoạt động này càng gia tăng, càng làm tồn hại lợi ích kinh tế của các chủ thề làm ăn chân chính. Đẻ chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế. Trước hết, phải có bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực. Bộ máy nhà nước phải tuyển dụng, sử dụng được những người có tài, có tâm; sảng lọc được những người không đủ tiêu chuẩn. Cán bộ, công chức nhà nước phải được đãi ngộ xứng đáng và chịu trách nhiệm đến cùng mọi quyết định trong phạm vi, chức trách của họ. Nhà nước phải kiềm soát được thu nhập của công dân, trước hết là thu nhập của cán bộ, công chức nhà nước. Trước pháp luật, mọi người dân và cán bộ, công chức nhà nước phải thực sự bình đẳng; mọi vi phạm phải được xét xử theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai, minh bạch mọi cơ chế, chính sách và quy định của nhà nước... Nhờ đó, người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức nhà nước hiểu rõ được quyền lợi, trách nhiệm của mình. Đồng thời, các cơ quan công quyền, cán bộ, công chức nhà nước được giám sát, tránh được tình trạng lạm quyền, thiếu trách nhiệm, tham nhũng...
Hộp 5.4: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngăn ngừa những quan hệ lợi ích tiêu cực Các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quàn lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xỏa bò cơ che "xin - cho", "duyệt - cấp"; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhùng, ticu cực, "lợi ích nhóm", "sân sau", trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn dầu tư, đất đai, tài nguyên, khoảng sán, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, phân bồ, quản lý và sử dụng biên chế... Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị Quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 4, Khỏa XII, H, 2017. |
Cùng với đó, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quà của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là đặc biệt cần thiết. Thực hiện tốt hoạt động này không chỉ nhằm khắc phục các bất cập, thực hiện công bằng xã hội, mà quan trọng hơn là ngăn chặn các hình thức thu nhập bất hợp pháp.
2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế. Do đó, khi các mâu thuẫn phát sinh cần được giải quyêt kịp thời. Muốn vậy, các cơ quan chức năng của nhà nước cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuân bị chu đáo các giải pháp đôi phó. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đât nước lên trên hết.
Ngăn ngừa là chính nhưng khi mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế bùng phát có thề dẫn đến xung đột (đình công, bãi công...). Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế, cần có sự tham gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước. /.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!