Bài 3: Biểu hiện mới của độc quyền, độc quyền nhà nước trong điều kiện ngày nay; vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

Cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Biểu hiện mới của độc quyền, độc quyền nhà nước trong điều kiện ngày nay; vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản sau đây để tìm hiểu về Biểu hiện mới của độc quyền, biểu hiện mới của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản, vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 3: Biểu hiện mới của độc quyền, độc quyền nhà nước trong điều kiện ngày nay; vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

1. Biểu hiện mới của độc quyền

1.1 Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản

Hiện nay, đặc điểm tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền có những biêu hiện mới, đó là sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ nên đã diễn ra quá trình hình thành những sự liên kết giữa các độc quyền theo cả hai chiều: chiều dọc và chiều ngang, ở cả trong và ngoài nước. Từ dó, những hình thức tổ chức độc quyền mới đã ra đời. Đó là các Concern (Consơn) và các Conglomerate (Công-gơ-lô-mê-rết).

Concern: Là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó có hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với những ngành khác nhau và được phân bô ở nhiều nước. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độc quyền đa ngành là do cạnh tranh gay gắt việc kinh doanh chuyên môn hoá hẹp dễ bị phá sản. Hơn nữa, hình thức độc quyền đa ngành còn để đối phó với luật chống độc quyền ở hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa (luật này cấm độc quyền 100% mặt hàng trong một ngành).

Conglomerate: Là sự kết hợp của hàng chục những hãng vừa và nhỏ không có sự liên quan trực tiếp về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất. Mục đích chủ yếu của các Conglomerate là thu lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán. Do vậy phẩn lớn các Conglomerate dễ bị phá sản nhanh hoặc chuyển thành các Concem. Tuy nhiên một bộ phận các Conglomerate vẫn tồn tại vững chắc bằng cách kinh doanh trong lĩnh vực tài chính trong những điều kiện thường xuyên biến động của nền kinh tế thế giới.

Ở các nước tư bản phát triển hiện nay, bên cạnh các tổ chức độc quyền lớn lại ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp (công ty, hãng) vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:

Thứ nhất, việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho phép tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá sản xuất sâu, dẫn đến hình thành hệ thống gia công. Đây cũng chính là biểu hiện của độc quyền dưới một dạng mới, thể hiện ở chỗ là: các hãng, công ty vừa và nhỏ phụ thuộc vào các Concern và Conglomerate về nhiều mặt. Sự kiểm soát của độc quyền được thực hiện dưới những hình thức mới thông qua quan hệ hợp tác giữa độc quyền lớn với các hãng vừa và nhỏ. Thông qua quan hệ hợp tác này, các độc quyền lớn sẽ mở rộng khả năng kiếm soát sản xuất nói chung, tiến bộ khoa học và công nghệ nói riêng.

Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh của nó, đó là: nhạy cảm đối với thay đổi trong sản xuất; linh hoạt ứng phó với sự biến động của thị trường; mạnh dạn đầu tư vào những ngành mới đòi hòi sự mạo hiềm; dễ đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung; có thể kết hợp nhiều loại hình kỹ thuật dể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao trong điều kiện két cấu hạ tầng hạn chế.

Ngoài ra, độc quyền cũng bắt dầu xuất hiện cả ở những nước đang phát triển. Đó là kết quả của sự thâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào các nước này và sự ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại khiến cho chỉ một doanh nghiệp lớn cũng đủ sức mạnh chi phối việc sản xuất và tiêu thụ của cả một ngành mới ra đời ở một nước đang phát triển và tới mức độ nhất định có thồ bành trướng ra bên ngoài.

Các tổ chức độc quyền luôn có xu hướng bành trướng quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, xu hướng vận động của chúng là trở thành các công ty xuyên quốc gia và liên minh với nhà nước hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Đó là biểu hiện mới của độc quyền và là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong những điều kiện mới.

1.2 Biểu hiện về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền

Từ cuối thế kỷ XX đến nay, tư bản tài chính đã có sự thay đồi và những biểu hiện mới, đó là:

Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, tronẹ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là các ngành thuộc "phần mềm" như dịch vụ, bảo hiểm ... ngày càng chiếm tý trọng lớn. Thích ứng với sự biến đồi đó, phạm vi liên kct và xâm nhập vào nhau được mở rộng ra nhiều ngành, dưới hình thức một tổ hợp đa dạng kiêu: công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng;... Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn và phức tạp hơn.

Cơ chế tham dự của tư bản tài chính cũng có sự bién đổi, cổ phiếu có mệnh giá nhỏ dược phát hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng lên, nhiều tầng lóp dân cư cũng có thể mua được cổ phiếu và trở thành các cổ động nhỏ, ... kéo theo đó là "chế độ tham dự" được bổ sung thêm bằng "chế độ uỷ nhiệm", nghĩa là những đại cổ đông được "uỷ nhiệm" thay mặt cho đa số cổ dông có ít cổ phiếu (các cổ đông nhỏ) quyết định phương hướng hoạt động của công ty cổ phần. Các chủ sở hữu lớn giờ dây vừa khống chế trực tiếp vừa khống chế gián tiếp thông qua biến động trên thị trường tài chính, buộc các nhà quán lý phải tuân theo lợi ích của chúng.

Để thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, các tập doàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, thực hiện việc điều tiết các Concern và Conglomerate xâm nhập vào nền kinh tế của các quốc gia khác. Sự ra đời của các trung tâm tài chính của thế giới là kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế.

1.3 Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản

Thứ nhắt, trước kia luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển. Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triền với nhau. Đó là do: ở các nước tư bản phát triền đã phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao và hàm lượng vốn lớn, nên đầu tư vào đây lại thu được lợi nhuận cao. Ở các nước đang phát triển lại có kết cấu hạ tầng lạc hậu, tình hỉnh chính trị kém ồn định, nên dầu tư có phần rủi ro và tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao như trước đây.

Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đồi lớn, trong đó vai trò của các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNCs) trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI). Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển.

Thứ ha, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn trong đàu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới như: xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Build-Operate-Transfer - BOT); xây dựng - chuyển giao (Built and Transfer - BT) ... Sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các họp đồng buôn bán hàng hoá, dịch vụ, chất xám, ... không ngừng tăng lên.

Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao.

1.4 Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền

Ngày nay, sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền có những biểu hiện mới do tác động của xu hướng quốc tế hoá, toàn câu hoá kinh tê ngày càng tăng bôn cạnh xu hướng khu vực hoá nên kinh tế.

Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tăng lên đã thúc đẩy xu hướng quốc té hoá, toàn cầu hoá kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnh hường giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế.

Cùng với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế lại diễn ra xu hướng khu vực hoá kinh tế, hình thành nhiều liên minh kinh tế khu vực như: Liên minh châu Âu (EU) ra đời từ ngày 1-1-1999 với đồng tiền chung châu Âu (EURO). Đen nay liên minh này đã bao gồm hầu hết quốc gia châu Âu tham gia. Khối Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm: Canada, Mêhicô và Mỹ...Việc phân chia thế giới về kinh tế cũng có sự tham gia của một loạt nước đang phát triển nhằm chống lại sức ép của các cường quốc tư bản. Đó là việc thành lập tổ chức các nước xuất khấu dầu mỏ (OPEC); thị trường chung vùng Nam Mỹ (MERCOSƯS) gồm: Brazin, Achentina, Urugoay, Paragoay; ... Ngày càng có nhiều nước tham gia vào các Liên minh mậu dịch tự do (FTA) và các Lien minh thuế quan (CƯ), ...Tư bản độc quyền quốc tế là thế lực đang chi phối quá trình toàn cầu hoá thông qua các tổ chức kinh tế quốc tế và đang ra sức hạn chế sự phát triền của các tổ chức khu vực.

1.5 Biểu hiện mới về sự phân chia lãnh thổ ảnh hưởng dưới sự chi phối của các tâp đoàn độc quyền

Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới:

Vào nửa cuối thế kỷ XX, tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện "chiến lược biên giới mềm", ra sức bành trướng "biên giới kinh tế" rộng hom biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lộ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lộ thuộc về chính trị vào các cường quốc tư bản dưới mọi hình thức lúc ngấm ngầm, lúc công khai.

Sang đầu thế ký XXI, chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ chạy đua vũ trang mới, thực chất là nguy cơ chiến tranh lạnh phục hồi trở lại. Mặt khác, sự phân chia lãnh thồ thế giới lại được thay thế bằng những cuộc chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng bôn trong hoặc núp đằng sau, trực tiếp hoặc gián tiếp các cuộc đụng độ dó chính là các cường quốc tư bản.

2. Biểu hiện mới của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản

2.1 Những biểu hiện mới về cơ chế quan hệ nhân sự

Sự phát triền của trình độ dân trí và quy luật cạnh tranh trong xã hội tư bản ngày nay dẫn đến sự thay đổi về quan hệ nhân sự trong bộ máy chính quyền nhà nước. Thể chế đa nguyên trong phân chia quyền lực nhà nước trở thành pho biến. Tại các nước tư bản phát triển nhất xuất hiện cơ chế thỏa hiệp để cùng tồn tại, cùng phân chia quyền lực giữa các thế lực tư bản độc quyên không cho phép bât kỷ một thê lực tư bản nào độc tôn, chuyên quyền ở các nước tư bản phát triển.

Trong không ít trường họp trọng tâm quyền lực nhà nước lại thuộc về một thế lực trung dung có vị thế cân bằng giữa các thế lực đối địch nhau. Đến lượt nó, vị thế quyền lực đó tạo nên những thể chế kinh tế, chính trị, xã hội,... ôn hòa hơn, ít cực đoan hơn so với những thời kỳ trước.

2.2 Những biểu hiện mới về sở hữu nhà nước

Chi tiêu ngân sách nhà nước là công việc thuộc quyền của giới lập pháp. Giới hành pháp bị giới hạn, thậm chí bị quản lý chặt chẽ bằng luật Ngân sách nhà nước. Chống lạm phát và chống thất nghiệp được ưu tiên.

Dự trữ quốc gia trở thành nguồn vốn chỉ có thề dược sử dụng trong những tình huống đặc biệt; cổ phần của nhà nước trong các ngân hàng và công ty lớn trở thành phổ biến.

Vai trò của đầu tư Nhà nước đổ khắc phục những chi phí tốn kém trong nghiên cứu khoa học cơ bản, trong xây dựng kết cấu hạ tàng và giải quyêt các nhu câu mang tính xã hội ngày càng tăng lên ở các nước tư bàn phát triển. Nhà nước đã dùng ngân sách của mình để tạo nên những cơ sở vật chất, gánh chịu các rủi ro lớn, còn các công ty tư nhân tập trung vào các lĩnh vực có lợi nhuận hấp dẫn.

Nhờ lợi thế vượt trội của mình về tiềm lực khi tham gia đấu thầu các dự án đầu tư bằng Ngân sách nhà nước cho nên các tập đoàn độc quyền lớn thường thu được lợi nhuận khổng lồ trong thực hiện các đơn đặt hàng trong các dự án đầu tư của Nhà nước.

Nhà nước tư sản hiện đại là nhân tố quyết định trong ồn định kinh tế vĩ mô thông qua thu - chi ngân sách, kiềm soát lãi suất, trợ cấp và trợ giá, kiềm soát tỉ giá hối đoái, mua sắm công,... Trong những điều kiện nhất định như khủng hoảng kinh tế, ngân sách nhà nước còn được dùng để cứu những tập doàn lớn khỏi nguy cơ phá sản. Ví dụ: Ngày 28/02/2009 Chính phủ Mỹ nâng cổ phần nắm giữ trong Citigroup lên mức 36%. Citigroup đã được Chính phù Mỹ bơm cho 45 tỷ USD và bảo lãnh cho 301 tý USD tài sản độc hại. AIG đã được Chính phủ Mỹ giải cứu hai làn bằng tồng số tiền len tới 150 tý USD trong năm 2008. Đổi lại, Chính phủ Mỹ đã kiểm soát mức cổ phần gần 80% của hãng bảo hiểm này. Chính phủ Anh đã tung ra một gói giải cứu ngân hàng thứ hai trị giá khoảng 145 tý USD.

Tại một số nước, định hướng ưu tiên cho các vấn đề xã hội trong chi tiêu ngân sách nhà nước được luật pháp hóa. Trong số đó có phần chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Nhờ dó ở những nước phát triền có môi trường xanh và sạch hơn, có nước như Na-uy có giáo dục và y tế miễn phí toàn dân, ở một số nước châu Âu người dân thực tế được hưởng phúc lợi xã hội khá cao. Nhưng SC là sai lầm nếu như coi những điều tốt đẹp đó là sự thức tỉnh của giai cấp tư sản hay là sự nhân đạo hóa của chủ nghĩa tư bản. Đó thực ra là những thành quả của cuộc đấu tranh bền bỉ nhiều năm của nhân dân tiến bộ ở những nơi đó, là những sự “chuẩn bị vật chất của chủ nghĩa xã hội” mà chủ nghĩa tư bản tạo ra trong quá trình phát triển của nó.

2.3 Biếu hiện mới trong vai trò công cụ tiểu tiết kinh tế của độc quyền nhà nước

Độc quyền nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày nay tập trung trong một số hạn chế lĩnh vực. về chính trị, thì các chính phủ, nghị viện tư sản hiện đại cũng được tổ chức như một công ty cổ phần tư bản chủ nghĩa. Sự tham dự của các đảng đối lập kể cả Đảng cộng sản trong Chính phù hoặc trong Nghị viện cũng chi được chấp nhận ở mức độ chưa đc dọa quyền lực khống chế của giai cấp tư sản độc quyền. Với ý nghĩa đó “đa nguyên tư sản” được tàng ỉớp tư sản độc quyền sử dụng vừa đổ làm dịu đi làn sóng đấu tranh của các tầng lớp nhân dân tiến bộ chống sự bóc lột, khống chế của tư bản lũng đoạn vừa làm suy yếu sức mạnh của các lực lượng đối lập. Còn một khi thấy xuất hiện nguy cơ bị mất quyền chi phối thì ngay lập tức sẽ có giải tán chính phủ, quốc hội hoặc thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp thậm chí đảo chính quân sự. Những gì xảy ra ở Chi-lc năm 1973, nước Nga năm 1993 và rất nhiều nơi khác cho thấy rõ điều đó...

Viện trợ ưu đãi từ nguồn lực nhà nước có xu hướng gia tăng. Viện trợ cho nước ngoài của Chính phủ trở thành một bộ phận của điều tiết kinh tế trong nước. Được chỉ định thực hiện những dự án đó là một cơ hội lớn mà không có tập doàn độc quyền nào không quan tâm. Đó có thê là một phương thuốc cứu nguy trong bối cảnh hàng hóa tôn đọng, công nghệ lôi thời hoặc thị giá cổ phiếu sụt giảm,... Chỉ cằn điều này thôi cũng đủ lý giải cho thực tế là trong các dự án viện trợ song phương, nước tiếp nhận chỉ được nhận một phần ít ỏi bằng ngoại tệ còn đa phần là hàng hóa, công nghệ, thiết bị và chuyên gia của nước cung cấp.

3. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

3.1 Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản

Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: chuyển từ kỹ thuật lao động thủ công lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hóa, tin học hóa, .... Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghộ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục tự nhiên của con người. Chủ nghĩa tư bản có công lớn trong phát triền các cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện vào đầu thế kỷ XXI, chuyển nền kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới - thời đại của kinh tế tri thức.

Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại

Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy chuyển kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát triền, chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất tập trung quy mô lớn, hiộn đại, năng suất cao. Dưới tác động của quy luật của nền kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đã kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa khổng lồ, phong phú.

Thực hiện xã hội hóa sản xuất

Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triồn của phân công lao động xã hội; sản xuất tập trung với quy mô lớn, hợp lý; chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc; mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực, giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ... làm cho các quá trinh sán xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, một quá trình sản xuất xã hội thống nhất. Đây cũng là một trong những điều kiện về kinh tế thuận lợi thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triền ngày càng cao hơn.

3.2 Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

Bên cạnh những mặt tích cực trên, trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản cũng có giới hạn lịch sử.

* Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn tập trung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản

Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải vì lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, mà chủ yếu là vì lợi ích thiểu số giai cấp tư sản, của bọn tư bản độc quyền, nhất là tư bản tài chính. Mục đích này không phù họp với thời đại phát triền của cách mạng công nghiệp hiện đại, không phù họp với yêu cầu của trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất, với quy luật phát triển của xã hội loài người. Đó là do cở sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản là dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trong đó giai cấp công nhân là những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động cho các nhà tư bản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, tư liệu sản xuất vẫn tập trung trong tay các nhà tư bản, đặc biột là nằm trong tay các tập đoàn tư bản độc quyền, do đó họ là người chi phối việc phân phối sản phẩm xã hội sản xuất ra vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản, của một nhóm nhỏ tư bản độc quyền. Vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao, các tập đoàn độc quyền không giảm giá cả hàng hóa sản xuất ra, mà họ luôn áp đặt giá bán cao và giá mua thấp, hạn chế sản lượng hàng hóa; các hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của họ được đảm bảo, không có nguy cơ bị lung lay. Do vậy, độc quyền cũng góp phần làm kìm hâm cơ hội có thổ phát triển tốt hơn cho nhân loại, mặc dù nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay vẫn đang phát triển ở những mức độ nhất định. Xu thế phát triển nhanh của nền kinh tế biểu hiện ở chỗ: trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới đã xuất hiện thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao hiếm thấy. Xu thế trì trệ của nền kinh té hay xu thế kìm hãm là do sự thống trị của độc quyền đã tạo ra những nhân tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản xuất.

* Chủ nghĩa tư bản đã và đang tiếp tục tham gia gây ra chiến tranh và xung đột nhiều nơi trên thế giới

Vì sự tồn tại, phát triển, các cường quốc tư bản ra sức chiếm lĩnh thuộc dịa, chiếm lĩnh thị trường, các cường quốc tư bản đã tiến hành phân chia lãnh thồ, thị trường thế giới. Nhưng do sự phân chia lãnh thổ và thị trường thế giới dựa vào sức mạnh của các cường quốc tư bản, hơn nữa do sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của các nước tư bản, tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi phân chia lại thị trường thế giới sau khi đã chia xong. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và lần thứ hai (1939-1945) cùng với hàng trăm các cuộc chiến tranh khác trên thế giới và là nguyên nhân của các cuôc chạy đua vũ trang, chiến tranh lạnh dã kẻo tụt lùi kinh tế thế giới hàng chục năm. Sang đầu thế kỷ XXI, chiến tranh lạnh đã tạm thời kết thúc; nguy cơ chiến tranh thế giới cũng đã bị đẩy lùi, nhưng điều đó không có nghĩa là chiến tranh đã bị loại trừ hoàn toàn. Hiộn nay trên thế giới hàng chục các cuộc chiến tranh cục bộ, chiến tranh khu vực, chiến tranh sắc tộc và chiến tranh thương mại vẫn liên tiếp xảy ra, trong đó hoặc đứng bên trong hay đằng sau, hoặc trực tiếp hay gián tiếp, hoặc ngấm ngầm hay công khai đều có “bàn tay” của các cường quốc tư bản.

* Sự phân hóa giàu nghèo trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày càng sâu sắc

Sự phân hóa, chênh lệch giàu nghèo trong các nước tư bản đã tồn tại ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời bằng quá trình tích lũy nguyên thủy của tư bản - giai cấp tư sản dùng “bạo lực” đề tước đoạt những người sản xuất nhỏ, đặc biệt là những người nông dân cá thể. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tích lũy, tích tụ và tập trung tư bản càng cao, giá trị thặng dư mà các tập đoàn tư bân độc quyền thu được càng lớn, làm cho thu nhập của giai cấp công nhân ngày càng giảm tương đối, còn thu nhập của giai cấp tư sản thì ngược lại.

Vì mục đích giá trị thặng dư, mục đích làm giàu và thống trị thế giới, trước đây các tập đoàn tư bản độc quyền và các cường quốc tư bản đã không ngừng tăng cường xâm chiếm thuộc địa. Nhưng đến nửa cuối thế kỷ XX, hệ thống thuộc địa kiểu cũ tan rã làm cho chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đồ hoàn toàn. Các cường quốc tư bản chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự, thực hiện "chiến lược biên giới mềm", để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho sự phân cực giàu - nghèo giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng cao. Một nhóm nhỏ các cường quốc tư bản ngày càng giàu lên nhanh chóng, còn đại bộ phận các quốc gia còn lại, nhất là các nước chậm phát triển thì vẫn chìm sâu trong nạn đói nghèo và bệnh tật của hàng trăm triệu người. Theo số liệu thống kê, hiện nay có những tập đoàn tư bản lớn ở Mỹ lợi nhuận thu được một năm của họ còn lớn hơn cả GDP của một quốc gia.

Những hạn chế trên đây của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, đỏ là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sán xuất với quan hệ sản xuất dựa trên quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Trong chủ nghĩa tư bản, vì mục đích lợi nhuận, các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại, những phương pháp sản xuất tién tiên, hựp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động đồ hạ giá trị cá biệt của hàng hóa. Do đó, chủ nghĩa tư bản càng phát triển, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao. Trong khi quan hệ sản xuất lại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mặc dù trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất tư bán chủ nghĩa trong những chừng mực nhất định cũng đã không ngừng được điều chỉnh, mở rộng để mang tính xã hội hơn về hình thức cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Đặc biệt quan hệ sở hữu tư bản chủ nghĩa đã có sự vận động về mặt hình thức từ sở hữu tư nhân của các nhà tư bản (trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh) đến sở hữu tập thể của các nhà tư bản (chủ nghĩa tư bản độc quyền) và hình thức sở hữu nhà nước tư sản với tư cách là đại diện xã hội (chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước). Những sự điều chỉnh về quan hệ sở hữu đó đã có những sự phù hợp nhất định với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Điều này cho thấy, nền sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay vẫn có những sự thích ứng và những sự phát triển nhất định. Mặc dù vậy, trong xã hội tư bản hiện đại mẫu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bán vẫn tồn tại.

Trong thời đại ngày nay, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản vẫn không tự giải quyết được. Vì vậy, chủ nghĩa tư bản càng phát triển, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và chủ nghĩa tư bán phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thay bằng một quan hệ sản xuất khác dựa trên sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất để phù hợp với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Đó là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: chủ nghĩa tư bản không tồn tại vĩnh viễn, mà phát triển đến một trình độ nhất định sẽ bị thay thế bởi một hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 3: Biểu hiện mới của độc quyền, độc quyền nhà nước trong điều kiện ngày nay; vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Ngày:26/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM