Da khô và cách chăm sóc da khô hiệu quả tại nhà

Da khô còn được gọi là xerosis, là da thiếu độ ẩm ở lớp ngoài cùng. Đây là một vấn đề về da khá phổ biến xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, bất kể nam hay nữ. Vậy da khô là gì? Cách chăm sóc da bị khô như thế nào là hiệu quả? Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!

Da khô và cách chăm sóc da khô hiệu quả tại nhà

1. Da khô là gì?

Hầu hết chúng ta đều cho rằng khô da là do thiếu nước. Điều này cũng có lý đúng nhưng chưa đủ bởi một nghiên cứu so sánh hàm lượng nước trong da khô và da dầu đã cho thấy, lượng nước trong hai loại da này không hề khác biệt nhau. Trong thực tế, là da khỏe mạnh chỉ chứa khoảng 30% nước. Da bị khô là do tuyến bã nhờn dưới da hoạt động kém dẫn đến việc điều tiết dầu trên bề mặt da kém bình thường.

2. Dấu hiệu nhận biết

Cách nhận biết da khô rất đơn giản. Nếu bạn thấy trên cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau đây thì chứng tỏ da bạn đang bị khô:

  • Da mặt trông thô ráp, căng, không có độ bóng
  • Khả năng đàn hồi kém
  • Dùng giấy thấm dầu không thấy chất nhờn hoặc ít
  • Có thể xuất hiện những đường lằn màu trắng trên da hoặc thậm chí là nứt nẻ da mặt
  • Da trông xỉn màu, thiếu sức sống
  • Có thể xuất hiện các mảng đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu
  • Da mặt có nhiều tế bào chết. Chúng có khuynh hướng bong tróc khiến da mặt trở nên sần sùi hoặc bám dính trên bề mặt da
  • Da dễ bị lão hóa, kích ứng và hình thành các nếp nhăn
  • Khi thời tiết nắng nóng, da mặt khô có biểu hiện căng rát vô cùng khó chịu
  • Các biểu hiện khác ngoài da mặt: môi khô, hay khát nước
  • Da bị nổi mụn

Bạn nên chăm sóc làn da bị khô đúng cách, nếu không da sẽ có khuynh hướng chuyển sang da nhạy cảm. Loại da này dễ bị kích ứng và có tốc độ lão hóa rất nhanh. Nghiêm trọng hơn, người bị khô da mặt còn có nguy cơ bị mụn tấn công không thua kém gì so với da dầu.

Cũng gần giống với da nhạy cảm, đối với da khô bạn cũng nên tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần dễ gây kích ứng như cồn, hương liệu và phẩm màu. Luôn kiểm tra xem sản phẩm có được nghiên cứu lâm sàng về độ dung nạp phù hợp cho da nhạy cảm hay không.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng da bị khô

Câu trả lời cho câu hỏi này chính là do sự suy giảm khả năng duy trì độ ẩm của da. Điều gì sẽ xảy ra nếu như các lớp ngoài da mất đi khả năng duy trì độ ẩm.

Nguyên nhân chính của sự suy giảm này đến từ ánh nắng mặt trời, sự thay đổi về thời tiết hoặc từ việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần gây kích ứng và làm khô da. Bạn đã bao giờ để ý rằng những bộ phận cơ thể không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hầu hết đều rất mềm mịn và không hề hoặc hiếm khi bị khô (chỉ cần nhìn vào phần bên trong cánh tay hoặc mông của bạn là sẽ rõ). Đó là bởi vì các khu vực tiếp xúc ít hoặc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không bị tác động nhiều từ các tia gây hại trong ánh nắng mặt trời.

Một nguyên nhân khác đến từ chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng nhất là các loại vitamin A, E, B2 đạm, chất béo, kẽm…

4. Cách chăm sóc da khô chuẩn

Tránh xa các tác nhân gây hại

Để có thể phục hồi làn da bị khô, trước hết chúng ta phải khôi phục chức năng duy trì độ ẩm cho các lớp ngoài da. Hãy tránh những tác nhân gây hại dưới đây.

  • Xà phòng (tất cả các loại xà phòng vì xà phòng có tính kiềm rất cao sẽ gây hại cho da và làm cho da bị khô đi);
  • Thành phần làm sạch cao như sodium lauryl sulfate hoặc sodium sulfonate C14-16 olefin;
  • Sản phẩm chứa thành phần gây kích thích (ví dụ như rượu, bạc hà, tinh dầu bạc hà, bạc hà, cam chanh, khuynh diệp, hương thơm);
  • Tiếp xúc với nước nóng;
  • Chà mạnh vào da làm mài mòn da.

Cách chăm sóc giúp da bớt khô hiệu quả

  • Thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước lúc đi ngủ. Kem dưỡng ẩm vừa cung cấp độ ẩm cần thiết, tạo lớp màn bảo vệ da, ngăn ngừa mất nước, lại giúp da khỏe mạnh hơn.
  • Tẩy tế bào chết 1 lần/tuần để loại bỏ hết lớp tế bào sần sùi, già nua cho da mềm mại, mịn màng, dễ hấp thu dưỡng chất từ các bước chăm sóc da tiếp theo.
  • Không rửa mặt bằng nước quá nóng, nên dùng nước ấm hoặc nước lạnh. Nhiệt độ nước cao sẽ làm da mất nước, từ đó khô hơn, xấu hơn.
  • Đắp mặt nạ dưa leo, chuối, mật ong hoặc khoai tây 2 - 3 lần/tuần, giúp tăng cường độ ẩm, vitamin, khoáng chất, nhanh chóng giúp da hết khô, tràn đầy sức sống.
  • Nếu làm việc trong môi trường máy lạnh, đừng quên để gần 1 chậu nước để điều hòa, tạo độ ẩm cần thiết, hạn chế tình trạng da mất nước.
  • Sử dụng xịt khoáng thường xuyên, đây là cách cấp ẩm tức thì cho làn da, hơn nữa có thể giữ lớp trang điểm lâu hơn, thư giãn da sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Hướng dẫn cách chọn mỹ phẩm cho da khô

  • Sữa rửa mặt: Tránh xa dòng nhiều bọt, xà phòng, chứa hạt massage to và màu hoặc hương liệu nhân tạo, bởi chúng dễ khiến da khô bị tổn thương, khô ráp, thậm chí bong tróc, căng rát khó chịu. Ưu tiên sữa rửa mặt ít bọt, ít xà phòng, dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên và có tác dụng cân bằng độ pH tốt. Khi sử dụng, chúng không chỉ cuốn bay mọi bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn mà còn an toàn.
  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm thích hợp cho da khô là loại có lượng nước cao, giàu vitamin E, thẩm thấu tốt, không gây nhờn bóng nhằm ngăn ngừa mụn, bít tắc lỗ chân lông hoặc viêm nhiễm.
  • Nước tẩy trang và nước hoa hồng: Tốt nhất, bạn chỉ mua những sản phẩm không chứa cồn.

Ngoài ra, tất cả các mỹ phẩm cho da khô đều cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan y tế kiểm định chất lượng, không chứa hóa chất độc hại, thành phần cấm.

Uống nhiều nước để ngăn ngừa khô da

Thực tế đây là suy nghĩ hoàn toàn hoang đường. Mặc dù uống tám ly nước mỗi ngày rất tốt cho cơ thể của bạn, nhưng nó lại không giúp cải thiện hoặc làm giảm khô da. Nếu uống nước có thể giúp tất cả mọi người thoát khỏi tình trạng khô da, sau đó sẽ chẳng ai có làn da bị khô cả và những sản phẩm dưỡng ẩm sẽ phải ngừng bán.

Các nguyên nhân và phương pháp loại bỏ tình trạng khô da phức tạp hơn là việc chỉ uống nước. Tất nhiên, bạn cũng nên cẩn thận để không sử dụng các loại chất lỏng dẫn đến mất nước như rượu và cafe.

Trên đây là một số thông tin về da khô và một số cách chăm sóc hiệu quả tại nhà, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và chăm sóc làn da của mình!

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM