Kinh tế vĩ mô
Mục lục nội dung
1. Kinh tế vĩ mô là gì
Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển hình:
Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế).
Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết kinh tế chính trị. Nó kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị
2. Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đối tượng nghiên cứu cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ...
3. Phương pháp nghiên cứu
Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng. Do cách nhìn nhận các giả thiết khác nhau, nên trong kinh tế học vĩ mô tồn tại nhiều trường phái với các mô hình đi kèm với các giả thuyết khác nhau. Kinh tế học vĩ mô hiện đại thường sử dụng các phương pháp kinh tế lượng để xây dựng và kiểm chứng các mô hình kinh tế dựa trên số lượng lớn dữ liệu kinh tế
4. Các trường phái kinh tế vĩ mô
Trường phái Keynes chính thống
Trường phái Keynes mới
Trường phái tổng hợp
Trường phái tân cổ điển
Trường phái kinh tế học vĩ mô cổ điển mới
Trường phái cơ cấu
5. Tư liệu kinh tế vĩ mô tham khảo
5.1 Trắc nghiệm kinh tế vĩ mô
1. Nếu GDP bình quân thực tế của năm 2000 là 18,073$ và GDP bình quân thực tế của năm 2001 là
18,635$ thì tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế trong thời kỳ này là bao nhiêu?
A.3.0% B.3.1% C . 5.62% D.18.0% E.18.6%
2. Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, nên:
A. Giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất
B . Giảm chi ngân sách và tăng thuế
C . Các lựa chọn đều sai
D. Các lựa chọn đều đúng
3. Mức sống của chúng ta liên quan nhiều nhất đến:
A.Mức độ làm việc chăm chỉ của chúng ta
B . Nguồn cung tư bản của chúng ta, vì tất cả những gì có giá trị đều do máy móc sản xuất ra
C .Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta, vì chúng giới hạn sản xuất
D. Năng suất của chúng ta, vì thu nhập của chúng ta bằng chính những gì chúng ta sản xuất ra.
4. Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở:
A. Mục đích sử dụng
B. Thời gian tiêu thụ
C. Độ bền trong quá trình sử dụng
D. Các lựa chọn đều đúng
5. Ngân hàng Trung Ương có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng cách:
A. Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ
B. Mua hoặc bán ngoại tệ
C. Cả hai lựa chọn đều đúng
D. Cả hai lựa chọn đều sai
5.2 Tự luận kinh tế vĩ mô
Câu 1: Tổng sản phẩm quốc nội là gì ?,Tổng sản phẩm quốc dân là gì ?
Tổng sản phẩm quốc nội viết tắt là GDP (Gross Domestic Product) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ một nền kinh tế tính trong một thời kỳ (thường là 1 năm)
Tổng sản phẩm quốc dân viết tắt là GNP (Gross Nationnal Product) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra được tính trong một thời kỳ (thường là một năm).
Câu 2: Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là gì? Hàng hóa và dịch vụ trung gian là gì ?
Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là những hàng hóa và dịch vụ mà người sử dụng cuối cùng mua bao gồm hàng tiêu dùng và dịch vụ mà các hộ gia đình mua,hàng xuất khẩu và các tư liệu lao động như máy móc, thiết bị mà các doanh nghiệp mua về.
Hàng hóa và dịch vụ trung gian là những hàng hóa và dịch vụ dùng làm đầu vào cho quá trình sản xuất ra hàng hóa khác và được sử dụng hết một lần trong quá trình đó bao gồm: nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, bán thành phẩm… Và các dịch vụ mua ngoài như vận tải, bưu điện, ngân hàng dùng vào sản xuất.
Câu 3: Mỗi liên hệ giữa GDP và GNP ?
GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ một nước, không kể quốc tịch nào. Nên trong GDP bao gồm:
Giá trị do công dân một nước tạo ra trên lãnh thổ gọi tắt là (A)
Giá trị do công dân nước khác tạo ra trên lãnh thổ gọi tắt là (B). Phần này còn gọi là thu nhập do nhập khẩu các yếu tố sản xuất từ nước ngoài.
Vậy GDP = A + B (1)
GNP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra không kể họ đang ở đâu, nên trong GNP cũng bao gồm:
Giá trị do công dân một nước tạo ra trên lãnh thổ (A)
Giá trị do công dân một nước tạo ra trên lãnh thổ nước khác, gọi tắt là (C). Phần này còn được gọi là thu nhập do xuất khẩu các yếu tố sản xuất ra nước ngoài.
Vậy GNP = A + C (2)
Từ (1) và (2) ta có:
GNP = GDP + (C - B)
GNP = GDP + Thu nhập do xuất khẩu các yếu tố sản xuất – Thu nhập do nhập khẩu các yếu tố sản xuất.
Vậy: GNP = GDP + NIA
Với NIA (Net Income Abroad): Thu nhập ròng từ nước ngoài, là hiệu số của thu nhập do xuất khẩu yếu tố sản xuất và thu nhập do nhập khẩu yếu tố sản xuất.
Câu 4: Các phương pháp tính GDP theo giá thị trường ?
1.Phương pháp sản xuất
Tập hợp tổng giá trị gia tăng tạo ra trên lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ.
GDP = Tổng (VAi)
Với V.Ai (V.A - Value Added) giá trị gia tăng của doanh nghiệp i.
V.Ai = giá trị sản xuất của doanh nghiệp i - chi phí trung gian của doanh nghiệp i.
Giá trị sản xuất của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất đuợc trong năm (ký hiệu là GO: Gross Outputs).
Chi phí trung gian: là chi phí cho hàng hoá và dịch vụ trung gian.
2.Phương pháp chi tiêu
Tập hợp tổng chi tiêu xã hội để mua hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ gồm:
Chi tiêu trong nước để mua hàng nội địa: C + I + G – M
Chi tiêu nước ngoài để mua hàng nội địa: X
Þ Vậy: GDP = C + I + G + X - M
3.Phương pháp thu nhập
Tập hợp tổng thu nhập phát sinh trên lãnh thổ bao gồm: tiền lương, tiền lãi, tiền thuê và lợi nhuận. Tuy nhiên, đây chỉ là GDP theo chi phí cho yếu tố sản xuất, nó sẽ không đồng nhất với 2 cách tính trên. Vì vậy, cần điều chỉnh bằng cách cộng thêm vào GDP theo chi phí yếu tố sản xuất các khoản:
Thuế gián thu (Ti)
Khấu hao (De – Depreciation) là giá trị tài sản cố định đã hao mòn trong sử dụng…
Þ Vậy: GDP = w + i + r + Pr + Ti + De
Trong đó, bốn dòng thu nhập w, r, i, Pr đều chứa cả thuế trực thu. Phần lợi nhuận Pr bao gồm: lợi nhuận nộp ngân sách (dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp), lợi nhuận không chia (để lập quỹ cho doanh nghiệp như quỹ tái đầu tư, quỹ phúc lợi, khen thưởng...) cuối cùng là phần lợi nhuận chia cho chủ doanh nghiệp và cổ đông.
Câu 5: Kinh tế học là gì?
Là một môn khoa học xã hội nhằm nghiên cứu sự lựa chọn của con người trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Nhằm giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn, eLib đã tổng hợp và chia sẽ khái niệm, nội dung, phương pháp nghiên cứu về Kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, còn có bài tập tự luận và trắc nghiệm giúp các bạn hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Hãy tham khảo thêm để nắm chi tiết nhé!
Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn kinh tế vĩ mô có đáp án dưới đây
Tham khảo thêm
- doc
Bài 1: Nguồn gốc, đối tượng, mục tiêu nghiên cứu của kinh tế vĩ mô
- doc
Bài 2: Các công điều tiết vĩ mô, tổng cung và tổng cầu
- doc
Bài 1: Một số vấn đề cơ bản của cách tính sản lượng quốc gia
- doc
Bài 2: Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế
- doc
Bài 3: Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA
- doc
Bài 4: Các vấn đề khác của GDP
- doc
Bài 1: Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
- doc
Bài 2: Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia
- doc
Bài 3: Mô hình số nhân
- doc
Bài 1: Tổng cầu trong nền kinh tế mở