50 bài tập tự luận môn Kinh tế vĩ mô có lời giải

Nhằm giúp các bạn ôn thi dễ dàng, eLib đã tổng hợp và chia sẽ đến các bạn 50 bài tập tự luận môn Kinh tế vĩ mô có lời giải dưới đây. Hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

50 bài tập tự luận môn Kinh tế vĩ mô có lời giải

Câu 1: Ở Mỹ thiếu kỹ sư. Điều này làm cho Mỹ phải lựa chọn giữa việc thuê kỹ sư để sản xuất hàng hoá quốc phòng và thuê họ làm thày dạy cho sinh viên. Giả sử biểu sau đây mô tả sự đánh đổi giữa số sinh viên được các nhà khoa học đào tạo mỗi năm và số các chương trình quốc phòng được thực hiện.

            Số sinh viên (triệu/năm)               0      2     4     6     8

            Số chương trình quốc phòng 27   24   18   10    0

a. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị sự đánh đổi giữa số sinh viên được đào tạo và số chương trình quốc phòng được thực hiện.

b. Hãy tính và minh hoạ trên đường giới hạn khả năng sản xuất chi phí cơ hội của việc đào tạo 2 triệu, 4 triệu, 6 triệu, và 8  triệu sinh viên một năm.

c. Tại sao chi phí cơ hội thay đổi?

Câu 2: Cầu về sản phẩm A là P = 190 - 0,01Q. Giả sử cung về sản phẩm này là cố định ở mức 10.000 đơn vị. Trong đó P tính bằng đôla.

a. Tính giá cân bằng của sản phẩm A và thặng dư tiêu dùng ở  mức giá đó.

b. Tính độ co dãn của cầu tại mức giá cân bằng. ở mức giá và sản lượng nào tổng doanh thu lớn nhất?

c. Minh họa các kết quả tìm được trên cùng một đồ thị.

Câu 3: Cung và cầu sản phẩm A trên thị trường được cho bởi

                        P  = 50 + 8QS

                        P  = 100 - 2QD

Trong đó P tính bằng $/một triệu đơn vị và Q tính bằng triệu đơn vị.

a. Hãy xác định giá thị trường tự do và sản lượng trao đổi thực tế trên thị trường.

b. Nếu chính phủ đặt trần giá là 80$ và cung toàn bộ phần thiếu hụt thì giá và sản lượng trao đổi thực tế trên thị trường là bao nhiêu?

c. Tính thặng dư tiêu dùng ở câu ab. Trong trường hợp nào người tiêu dùng có lợi hơn?

d. Giả sử chính phủ muốn giá và sản lượng trao đổi trên thị trường giống như ở kết quả câu b nhưng không phải bằng   cách đặt trần giá và hiệu lực hoá nó mà bằng cách trợ cấp cho người sản xuất thì khoản trợ cấp tính trên một triệu đơn vị sản phẩm phải bằng bao nhiêu? Người tiêu dùng và người sản   xuất mỗi bên được lợi bao nhiêu từ chương trình trợ cấp này?

Câu 4: Một loại sản phẩm A được trao đổi tự do trên thị trường quốc tế, giá thế giới của nó là 3$ một đơn vị. Cung và cầu trong nước ở một quốc gia được cho dưới đây:

Giá ($/đơn vị)

7

6

5

4

3

2

Lượng cung (triệu đơn vị)

13

11

9

7

5

3

Lượng cầu (triệu đơn vị)

4

5

6

7

8

9

a. Hãy viết phương trình đường cung và phương trình đường cầu.

b. Độ co dãn của cầu và của cung theo giá ở mức giá 3$ là bao nhiêu? ở mức giá 4$ là bao nhiêu?

c. Nếu không có các hàng rào thương mại thì giá trong nước và lượng nhập khẩu sản phẩm A là bao nhiêu?

d. Nếu chính phủ đặt mức thuế quan là 3$ một đơn vị sản phẩm  thì lượng nhập khẩu là bao nhiêu? Chính phủ sẽ thu được doanh thu là bao nhiêu từ thuế quan này? Mất không trong trường hợp này là bao nhiêu?

e. Hãy minh hoạ các kết quả trên bằng đồ thị.

Câu 5: Cho các thông tin sau về thị trường sản phẩm gạo ở Nam Định:

Giá thị trường tự do của gạo là 5 nghìn đồng một kg; sản lượng trao đổi là 10 tấn; co dãn của cầu theo giá của gạo ở mức giá hiện hành là -0,5; co dãn của cung gạo ở mức giá đó là 1.

a. Hãy viết phương trình đường cung và phương trình đường cầu của thị trường về gạo, biết rằng chúng là những  đường thẳng.

b. Nếu chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 1 nghìn đồng một kg gạo bán ra thì giá và sản lượng trao đổi sẽ là bao nhiêu?

c. Người tiêu dùng có được lợi từ việc trợ cấp này không? Nếu có thì người tiêu dùng (tính theo tổng thể) được bao nhiêu từ tổng trợ cấp chính phủ thanh toán?

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1:

a. 3, 9, 10, 17, 27;

b. Vì khả năng thay đổi kết hợp sản lượng phụ thuộc vào khả năng chuyển các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác và sự sẵn có của mỗi yếu tố ở những tỷ lệ thích hợp.

Câu 2:

a. P = 90$;

b. EP = -0,9, P = 95$, Q = 9500.

Câu 3:

a. P = 90$/triệu đơn vị, Q = 5 triệu đơn vị;

b. P = 80$/triệu đơn vị, Q = 10 triệu đơn vị;

c. CSa = 25, CSb = 100, trong trường hợp b người tiêu dùng có lợi hơn;

d. Trợ cấp là 50$/triệu đơn vị, người tiêu dùng được 100$, người sản xuất được 400$.

Câu 4:

a. Cầu là P = 11 -Q, cung là P = 0,5 + 0,5Q;

b. Tại mức giá 3$ EPD = -0,375, EPS = 1,2, tại mức giá 4$ EPD = -0,571, EPS = 1,143;

c. Nếu không có hàng rào nhập khẩu thì giá trong nước sẽ bằng giá thế giới bằng 3$, lượng nhập khẩu sẽ là  3 triệu đơn vị; Khi có thuế quan 3$/đơn vị thì lượng nhập khẩu sẽ bằng không, chính phủ sẽ không được gì, mất không từ thuế quan này là  DL = 1,5 triệu đôla.

Câu 5:

a. Cầu là P = 15 -Q, cung là P = 0,5Q;

b. P = 4,33, Q = 10,67;

Người tiêu dùng được lợi vì được mua với giá thấp hơn và số lượng nhiều hơn, khoản lợi người tiêu dùng nhận được từ trợ cấp là 7.148.900 đồng.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ 50 bài tập tự luận môn Kinh tế vĩ mô có lời giải!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn kinh tế vĩ mô có đáp án dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:07/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM