7 bí quyết chăm sóc bàn chân đơn giản

Trong một đời người, đôi chân sẽ đi hết khoảng 125 nghìn km. Chịu toàn bộ sức nặng cơ thể, đôi chân giúp ta đi khắp nơi. Nhưng chúng ta lại hay bỏ qua việc chăm sóc cho đôi chân của mình. Bạn đừng quên đôi chân được ví như trái tim thứ hai của cơ thể vì vậy hãy cùng eLib tìm hiểu những cách đơn giản mà hiệu quả chăm sóc cho đôi chân của mình qua bài viết dưới đây nhé.

7 bí quyết chăm sóc bàn chân đơn giản

1. Lợi ích của việc chăm sóc bàn chân

1.1 Nguyên lý hoạt động của bàn chân

Tim co bóp đưa máu mang chất bổ dưỡng nuôi toàn cơ thể. Còn bàn chân, nơi xa tim nhất chịu sức nặng theo kiểu dồn nén từ trên xuống. Trong lòng tĩnh mạch có van ngăn không cho máu chảy ngược, hệ cơ ở chân góp sức ép đẩy máu chảy về tim. Máu đẩy đến chân thì dễ nhưng máu tĩnh mạch chảy ngược về tim thì lại khó. Khi hai chân được cử động đều đặn chúng giống như một cái máy bơm có tác dụng bơm máu về tim. Bởi vậy các chuyên gia thường ví “chân là trái tim thứ hai của cơ thể”.

Như vậy, sự hoạt động của chân không chỉ giúp chúng ta vận động dễ dàng mà còn giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, duy trì sức khoẻ của con người.

1.2 Phòng ngừa nhiễm trùng

Nếu bạn không không thường xuyên dưỡng ẩm cho bàn chân, chăm sóc bàn chân là lựa chọn hữu hiệu. Dưỡng ẩm cho bàn chân ngăn chặn sự hình thành của những vết nứt nẻ và gây nhiễm trùng. Để đảm bảo duy trì độ ẩm giữa các buổi điều trị tại spa, sử dụng kem dưỡng da chân.

1.3 Ngăn cản sự hình thành các vết chai sần

Lượng ẩm dồi dào cũng sẽ giúp loại bỏ và ngăn ngừa các vết chai sần. Hiện tượng chai sần là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể chúng ta. Những vùng da bị cọ xát sẽ tự bảo vệ chúng bằng cách hình thành các vết chai, thế nhưng với việc cọ xát liên tục (ví dụ như đi bộ, tập thể hình) và sự thiếu quan tâm chăm sóc đến những vùng da này, làn da có thể bị tổn thương và dẫn đến đau nhức hoặc lở loét.

1.4 Thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn               

Trong khi có ý kiến cho rằng mát xa bàn chân có thể giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, mặc dù đó chỉ là một tác nhân gián tiếp – nhưng vẫn đem lại hiệu quả. Bằng cách khiến cho bệnh nhân cảm thấy bàn chân mình đẹp hơn, bài mát xa cũng giúp họ chăm chỉ luyện tập thể dục và nhờ đó, cải thiện hệ tuần hoàn.

1.5 Những điều nên tránh khi chăm sóc bàn chân

Nên tránh xa các loại bàn cào chân hay lưỡi dao, bởi vì các quá trình tẩy tế bào chết sử dụng những công cụ này tạo nên những vết hở hoặc vết cắt nhỏ trên bàn chân của bạn, gây nhiễm trùng lan rộng. Và cũng giống như việc không được cắt lớp biểu bì khi làm móng tay, làm móng chân cũng tương tự.

2. Bí quyết chăm sóc bàn chân

2.1 Để đôi bàn chân được thở

Hàng ngày khi đi làm, đi học, bạn đều đi giày và tất nên bàn chân bị mồ hôi, các ngón chân không được vận động thoải mái, khí huyết cũng ứ trệ khó lưu thông. Vậy nên khi có cơ hội hãy để chân trần được thông thoáng, giúp bạn mang lại cảm giác dễ chịu hơn và ngăn ngừa được các bệnh ở chân như nấm, nhiễm khuẩn. 

Khi đi chân trần, các ngón và cơ bàn chân có cơ hội vận động, giúp cơ thể bám chắc trên nền đất. Điều này rất quan trọng vì chân là nơi chịu lực của cơ thể, một bàn chân mềm yếu thì tướng đi sẽ không đẹp, đi và đứng lâu dễ mỏi. Vì vậy khi về nhà hay tới cơ quan bạn hãy cởi bỏ giày, tất để bàn chân được thoáng khí, thư giãn.

2.2 Tắm nắng cho chân

Sáng sớm hoặc chiều tà là khoảng thời gian tuyệt nhất để tắm nắng cho bàn chân. Bạn hãy cởi hết giày tất, để hai bàn chân về hướng mặt trời sưởi nắng 20 - 30 phút, theo chuyên gia đây là biện pháp tắm trần cho chân. Điều kỳ diệu của biện pháp này là làm cho tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu rọi vào lòng bàn chân, thúc đẩy toàn thân trao đổi chất, tăng nhanh tuần hoàn máu, nâng cao hoạt lực cho các cơ quan nội tạng, làm cho chức năng của các bộ phận trong cơ thể được dồi dào phát huy.

Cách này có hiệu quả chữa trị khá tốt đối với các bệnh như huyết áp thấp, thiếu máu, viêm mũi, bệnh còi xương.

2.3 Ngâm chân bằng nước ấm

Bàn chân là nơi chứa rất nhiều mạch máu, phần lớn máu của cơ thể tập trung để trao đổi chất độc và đi ngang qua và cũng dễ bị nhiễm lạnh nhất. Ban đêm nếu chân lạnh, dòng máu lưu thông từ chân trở về tim sẽ mang khí lạnh khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, và làm tim tiêu hao năng lượng để sưởi ấm máu.

Vì vậy, việc ngâm chân bằng nước ấm chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho cơ thể, nhất là những ngày đông lạnh hay lúc cơ thể bị cảm lạnh. Khi bắt đầu ngâm không nên cho quá nhiều nước, nước đến mắt cá chân là được, nhiệt độ nước ở khoảng 40 – 50oC, sau khi ngâm một lúc, dần dần cho thêm nước tới trên khớp mắt cá, nhiệt độ nước là khoảng 6oC, hai chân đồng thời hoạt động, đưa qua đưa lại để làm cho nước lưu động.

Mỗi lần ngâm duy trì từ 20 - 30 phút, để cho cơ thể cảm thấy được hơi nóng. Ngoài ra nếu dùng nước nóng và lạnh thay nhau ngâm chân thì có thể đạt được hiệu quả chữa trị chứng đau đầu, mất ngủ, đau tim từng cơn, viêm mũi, viêm phế quản, đau chân do bị thương. Để tăng hiệu quả của việc ngâm chân Bạn có thể cho thêm tinh dầu hoặc muối vào nước.

2.4 Xoa bóp chân

Xoa bóp ngón chân cái có thể làm cho gan được thoải mái, khỏe tỳ, kích thích ăn uống, phòng và điều trị các chứng đại tiện táo bón, đau hạ sườn phải.

Xoa bóp ngón chân út có thể điều trị chứng đái dắt ở trẻ nhỏ.

Xoa bóp ngón chân thứ hai và ngón chân giữa có thể giúp tăng cường chức năng của các tuyến nội tiết, giúp cho tuyến mồ hôi tiết dịch, giảm bớt mồ hôi trên mặt, làm cho da mặt trở nên mềm mại, láng mịn.

Cách xoa bóp chân:

  • Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp bàn chân, tìm những vùng cảm thấy đau hoặc rất đau.
  • Dùng đầu ngón tay cái ấn tìm chính xác những điểm đau nhưng không ấn quá mạnh và lâu vào một điểm.
  • Bấm các huyệt đau này 15-30 giây, sau day tròn mỗi huyệt 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược, mỗi ngày bấm 1-2 lần làm cho tới khi khỏi bệnh.
  • Có thể day bấm bằng đầu ngón tay cái hoặc dùng đầu bút chì đầu có tẩy ấn cho êm. Riêng các huyệt ở ngón chân cần thêm động tác bóp các cạnh bên và vê tròn xoay quanh ngón chân.

2.5 Lắc chân giải tỏa mệt mỏi

Nằm ngửa, hai chân giơ lên cao, sau đó lắc đi lắc lại hai chân, cuối cùng chuyển động một cách có tiết tấu giống như đạp xe đạp, mỗi lần làm từ 5 - 6 phút. Cách này có thể thúc đẩy toàn thân tuần hoàn máu, giải tỏa cảm giác mệt mỏi.

2.6 Cọ xát chân thư giãn gân cốt

Bỏ giày, đặt một vật hình tròn to như quả bóng tennis vào lòng bàn chân, chuyển động qua lại 1 - 2 phút, như thế có thể giúp cho chúng ta phòng chống chuột rút ở chân hoặc mệt mỏi quá độ.

2.7 Ấm chân phòng bệnh

Hàn lạnh bắt đầu từ chân, cho nên mùa đông chúng ta phải đặc biệt chú ý. Lòng bàn chân cách xa tim, lượng máu cung cấp ít, bề mặt có liên kết với thần kinh của đường hô hấp trên, đặc biệt là có liên kết chặt chẽ với niêm mạc mũi. Vì vậy không nên xem nhẹ giữ ấm cho chân, nếu không sẽ dễ bị cảm, trúng gió.

Trên đây là một số phương pháp hữu hiệu giúp chăm sóc cho đôi bàn chân hiệu quả mà eLib.VN muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn để có một đôi chân khỏe mạnh. Hãy nhớ kiên trì và bền bỉ để có được hiệu quả tốt, ngoài ra cách đơn giản nhất để bảo vệ chân là không nên đứng quá lâu, massage chân trước khi đi ngủ nhé. Chúc các bạn luôn khỏe!

Ngày:07/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM