Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị theo chương

eLib.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị theo chương. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị theo chương

CHƯƠNG I

1. Kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với:

a. Lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng.

b. Lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

c. Lực lượng sản xuất và quy luật kinh tế.

d. Lực lượng sản xuất và chính sách kinh tế.

2. Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế là :

a. Khác nhau.

b. Khác nhau nhưng có quan hệ với nhau.

c. Đồng nhất với nhau.

d. Cả a và b

3. Quy luật kinh tế là quy luật:

a. Phản ánh những mối liên hệ nhân quả, của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

b. Phản ánh những mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất yếu, thường xuyên lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

c. Phản ánh những mối liên hệ tất yếu, thường xuyên lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

d. Cả a và c.

4.  Chức năng của Kinh tế chính trị bao gồm:

a. Nhận thức; nghiên cứu; phương pháp luận; tư tưởng.

b. Nhận thức; thực tiễn; phương pháp luận; cơ sở lý luận.

c. Nhận thức; thực tiễn; phương pháp luận; tư tưởng.

d. Nhận thức; thực tiễn; tư duy; tư tưởng.

CHƯƠNG II

5..  Phân loại tái sản xuất theo quy mô bao gồm:

a. Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

b. Tái sản xuất cá biệt và tái sản xuất mở rộng.

c. Tái sản xuất xã hội và tái sản xuất mở rộng.

d. Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất cá biệt.

6.  Tái sản xuất mở rộng bao gồm hai hình thức là:

a. Tái sản xuất mở rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.

b. Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều ngang.

c. Tái sản xuất mở rộng theo quy mô và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.

d. Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.

7.Các khâu của quá trình tái sản xuất bao gồm:

a. Sản xuất – trao đổi – phân chia – tiêu dùng.

b. Sản xuất – phân phối – lưu thông – tiêu dùng.

c. Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng.

d. Sản xuất – phân phối – phân chia – tiêu dùng.

8. Nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội bao gồm:

a. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất ra quan hệ sản xuất và tái sản xuất môi trường.

b. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất môi trường.

c. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất sức lao động; tái sản xuất ra lực lượng sản xuất và tái sản xuất môi trường.

d. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất sức lao động; tái sản xuất ra quan hệ sản xuất và tái sản xuất môi trường.

9. Tái sản xuất của cải vật chất được xem xét trên cả hai mặt:

a. Giá trị và hiện vật.

b. Giá trị và giá cả.

c. Giá trị và giá trị sử dụng.

d. Giá trị và hàng hóa.

10. Tái sản xuất sức lao động bao gồm hai mặt:

a. Hiệu quả và chất lượng.

b. Cơ cấu và chất lượng.

c. Số lượng và cơ cấu.

d. Số lượng và chất lượng.

11. Tăng trưởng kinh tế là:

a. Mức gia tăng của hàng hóa năm sau so với năm trước.

b. Mức gia tăng PIC hoặc GDP của năm sau so với năm trước.

c. Mức gia tăng GNP hoặc GDP của năm sau so với năm trước.

d. Mức gia tăng GNP hoặc GPP của năm sau so với năm trước.

12. Các nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bao gồm:

a. Con người; kỹ thuật – công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị.

b. Vốn; con người; kỹ thuật –công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị.

c. Vốn; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị.

d. Vốn; kỹ thuật – công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị.

13. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là:

a. Giống nhau, có liên hệ với nhau.

b. Giống nhau.

C. Không có liên hệ với nhau.

d. Khác nhau, nhưng có liên hệ với nhau.

14. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế:

a. Lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất.

b. Lực lượng sản xuất; kiến trúc thượng tầng.

c. Lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng.

d. Quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng.

15. Chỉ  số phát triển con người ( HDI) bao gồm các tiêu chí:

a. Tuổi thọ bình quân; thành tựu giáo dục; thu nhập bình quân đầu người.

b. Tuổi thọ bình quân; thu nhập bình quân đầu người.

c. Tuổi thọ bình quân; thành tựu giáo dục.

d. Thành tựu giáo dục; thu nhập bình quân đầu người.

16. Tiến bộ xã hội được thể hiện ở các mặt cơ bản:

a. Tiến bộ chính trị-xã hội; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao.

b, Tiến bộ kinh tế; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao.

c. Tiến bộ kinh tế; tiến bộ chính trị-xã hội.

d. Tiến bộ kinh tế; tiến bộ chính trị-xã hội; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao.

17. Tiến bộ xã hội xét về thực chất là:

a. Giải phóng con người và phát triển lực lượng sản xuất.

b. Giải phóng lực lượng sản xuất và phát triển con người toàn diện.

c. Giải phóng và phát triển con người toàn diện.

d. Giải phóng và phát triển toàn diện xã hội.

CHƯƠNG III

18. Sản xuất  hàng hóa là:

a. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để tiêu dùng.

b. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để giao nộp.

c. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất.

d. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi, để bán.

19. Sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cấp, tự túc là:

a. Khác nhau.

b. Giống nhau.

c. Làm tiền đề cho nhau.

d. Phụ thuộc nhau.

20. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:

a. Phân công lao động xã hội; phân công lao động quốc tế.

b. Phân công lao động xã hội; sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản xuất.

c. Phân công lao động quốc tế; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.

d. Phân công lao động xã hội; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.

21. Phân công lao động xã hội là:

a. Sự phân chia xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.

b. Sự phân chia lao động xã hội thành các vùng khác nhau của nền sản xuất xã hội.

c. Sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.

d. Sự phân chia lao động quốc gia thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.

22. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa là:

a. Giá trị sử dụng và công dụng.

b. Giá trị sử dụng và giá trị.

c. Giá trị và giá trị trao đổi.

d. Giá trị và giá cả.

23.  Giá trị sử dụng của hàng hóa là:

a. Giá trị của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người.

b. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của sản xuất.

c. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số giá trị của con người.

d. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người.

24. Giá trị hàng hóa là:

a.   Hao phí lao động xã hội của người tiêu dùng hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

b. Hao phí xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

c. Hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

d. Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

25.  Giá trị trao đổi là:

a. Quan hệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.

b. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị này đổi lấy giá trị khác.

c. Quan hệ tỷ lệ về chất mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.

d. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị theo chương!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị có đáp án dưới đây.

Trắc Nghiệm

Ngày:25/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM