NCKH: Chất lượng công trình giao thông đô thị dưới tác động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng
NCKH Chất lượng công trình giao thông đô thị dưới tác động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng có kết cấu 3 chương. Trong đó chương 1 trình bày về cách đặt vấn đề đề tài nghiên cứu, chương 2 tìm hiểu một số vấn đề chất lượng xây dựng CTGT nhìn từ trách nhiệm của chủ thể, chương 3 đưa ra giải pháp nâng cao trách nhiệm quản lý của các chủ thể trong việc đảm bảo chất lượng CTXD
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
Bài báo nghiên cứu thực trạng chất lượng công trình giao thông dưới tác động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và đề xuất số giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm quản lý của các chủ thể trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình giao thông đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh
2. Nội dung
2.1 Đặt vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hiện là trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Nhờ những điều kiện thuận lợi về địa lý nên đã phát triển rất nhanh. Chỉ trong vòng 300 năm chùm đô thị Sài Gòn - Gia Định đã nối lại với nhau và trở thành thành phố lớn ở Việt Nam và khu vực. Hiện tại TPHCM có mức độ và tốc độ đô thị hoá cao, tăng trưởng dân số vượt bậc, dẫn đến nhu cầu về giao thông vận tải (GTVT) lớn mới có thể đáp ứng nhu cầu lưu thông của con người và hàng hóa. Lúc này nhiệm vụ đặt ra cho các cấp chính quyền đô thị, phải quan tâm đến việc củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trong đó các yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật GTVT phải được quan tâm đầu tiên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành sản xuất vật chất của đô thị
2.2 Một số vấn đề chất lượng xây dựng CTGT nhìn từ trách nhiệm của chủ thể
Về phía chủ đầu tư:
Để đánh giá các tồn tại về chất lượng dự án xây dựng CTGT ta có thể xem xét ảnh hưởng của các chủ thể thông qua một số dự án lớn mà ngành giao thông TPHCM được Ủy Ban nhân dân (UBND) TPHCM ủy quyền làm chủ đầu tư.
Về phía nhà thầu khảo sát thiết kế:
Dự án nâng cấp tuyến đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ: Phần cầu do Công ty Tư vấn Giao thông Sài Gòn thiết kế một loạt sự cố xảy ra như: trụ T4, T5 cầu Rạch Lá, trụ T5 cầu Lôi Giang đều có sự cố trụ bị trôi về hướng sông sau khi đã cơ bản hoàn thành hạng mục đóng cọc. Công trình phải dừng lại để xác định nguyên nhân. Sau khi kết luận nguyên nhân sự cố do địa chất khu vực quá yếu, lớp bùn bề mặt quá dày và hệ cọc lại nằm trên cung trượt, do vậy phải thay đổi thiết kế bằng hệ móng cọc khoan nhồi, gây lãng phí, dự án lại kéo dài
2.3 Giải pháp nâng cao trách nhiệm quản lý của các chủ thể trong việc đảm bảo chất lượng CTXD
Từ thực tế hoạt động xây dựng của TPHCM tác giả đưa ra một số giải pháp liên quan đến hệ thống quản lý các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng nhằm với mục đích củng cố hệ thống quản lý và phát huy nội lực của các chủ thể trong việc tham gia lĩnh vực hoat động xây dựng CTGT đô thị
3. Kết luận
Chất lượng công trình xây dựng (CTXD) là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tác động của nhiều yếu tố, nhiều tác nhân trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng. Các yêu cầu về kỹ thuật, về chất lượng của dự án, được thể hiện thông qua chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, đấu thầu, thi công xây dựng v.v… Như vậy, việc quan tâm đến năng lực và trách nhiệm quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng có ý nghĩa rất lớn đối với việc đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng CTXD
4. Tài liệu tham khảo
TS. Võ Kim Cương, “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi”, NXB xây dựng 2004.
Tạp chí Sài Gòn đầu tư và xây dựng thường kỳ
- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH kiến trúc- xây dựng trên-
Tham khảo thêm
- pdf NCKH: Công nhân tại đại học Vinh khoa xây dựng
- pdf NCKH: Nghiên cứu và tính toán kết cấu chống giữ hỗn hợp trong xây dựng công trình ngầm và mỏ
- pdf NCKH: Hiện trạng công tác bê tông trong xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam
- pdf NCKH: Nghiên cứu ảnh hưởng thành phần hỗn hợp đất nhẹ gia cố bằng xi măng, bọt khí và lưới đánh cá thải đến cường độ kháng nén không nở hông