NCKH: Nghiên cứu ảnh hưởng thành phần hỗn hợp đất nhẹ gia cố bằng xi măng, bọt khí và lưới đánh cá thải đến cường độ kháng nén không nở hông
NCKH Nghiên cứu ảnh hưởng thành phần hỗn hợp đất nhẹ gia cố bằng xi măng, bọt khí và lưới đánh cá thải đến cường độ kháng nén không nở hông đưa ra kết quả phân tích biểu đồ ba chiều cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới cường độ kháng nén không nở hông của mẫu thí nghiệm theo thứ tự lần lượt là hàm lượng nước ban đầu, xi măng, bọt khí lưới đánh cá thải, đồng thời xác định được thành phần tối ưu cho cường độ kháng nén không nở hông của đất nhẹ gia cố
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
Việc tận dụng đất bùn nạo vét làm vật liệu nhẹ là một giải pháp hữu ích để bảo vệ môi trường và tiết kiệm vật liệu tự nhiên trong xây dựng. Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần hỗn hợp đất nhẹ gia cố xi măng, bọt khí và lưới đánh cá thải cùng với hàm lượng nước ban đầu trong đất bùn nạo vét tới cường độ chịu nén không nở hông. Kết quả phân tích biểu đồ ba chiều cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới cường độ kháng nén không nở hông của mẫu thí nghiệm theo thứ tự lần lượt là hàm lượng nước ban đầu, xi măng, bọt khí lưới đánh cá thải, đồng thời xác định được thành phần tối ưu cho cường độ kháng nén không nở hông của đất nhẹ gia cố
2. Nội dung
2.1 Đặt vấn đề
Thực tế trong xây dựng công trình, một lượng lớn đất đã được nạo vét lên từ các kênh mương và công trường xây dựng của các dự án cảng quy mô lớn. Hầu hết các loại đất nạo vét lên là đất sét có hàm lượng nước cao, quá yếu để sử dụng làm vật liệu san lấp nếu không trải qua các quá trình xử lý. Trước đây, đất nạo vét này thường được đổ tại các bãi thải ở biển. Tuy nhiên, điều này ngày càng trở nên khó khăn do các yếu tố về môi trường và yêu cầu về việc tái sử dụng đất nạo vét trong các dự án xây dựng cảng đang ngày càng cấp bách
2.2 Thu thập số liệu thí nghiệm
Các kết quả thí nghiệm dưới đây được mô tả trong nghiên cứu của Kim và cộng sự [9] và của Park [10]
Thành phần hỗn hợp của đất nhẹ gia cố
Kết quả thí nghiệm
2.3 Kết quả và thảo luận
Cường độ kháng nén không nở hông của mẫu đất nhẹ gia cố theo hàm lượng xi măng sử dụng và hàm lượng nước ban đầu có trong bùn của các mẫu thí nghiệm từ Bảng 1 được biểu diễn như Hình 2. Có thể nhận thấy lượng xi măng sử dụng càng nhiều thì cường độ kháng nén không nở hông càng cao, và ngược lại hàm lượng bùn ban đầu càng lớn thì cường độ kháng nén không nở hông của đất nhẹ gia cố càng thấp.
3. Kết luận
Bài báo đã trình bày được việc sử dụng và tận dụng một số vật liệu phế thải vào sản xuất chế tạo đất nhẹ bao gồm: đất bùn nạo vét, xi măng, lưới đánh cá thải và bọt khí. Số liệu thí nghiệm xác định cường độ kháng nén không nở hông của đất nhẹ gia cố được sưu tầm từ các bài báo xuất bản tại các tạp chí uy tín trên thế giới.
4. Tài liệu tham khảo
Tsuchida., “Tsuchida, T., 1995. Super geo-material project in coastal zone. In: Proceedings of the International Symposium on Ocean Space Utilization COSU’95, Yokohama, pp. 22–31.,”.
Tsuchida và cộng sự., “Tang, Y.X., Tsuchida, T., Shirai, A., Ogata, H., Shiozaki, K., 1996. Triaxial compression characteristics of super geo-material cured underwater. In: Proceedings of the 31st Conference on Geotechnical Engineering, pp. 2493–2494.,
- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH kiến trúc- xây dựng trên-
Tham khảo thêm
- pdf NCKH: Công nhân tại đại học Vinh khoa xây dựng
- pdf NCKH: Nghiên cứu và tính toán kết cấu chống giữ hỗn hợp trong xây dựng công trình ngầm và mỏ
- pdf NCKH: Chất lượng công trình giao thông đô thị dưới tác động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng
- pdf NCKH: Hiện trạng công tác bê tông trong xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam