NCKH: Nghiên cứu khả năng thu nước của ống lọc và bê tông rỗng dùng trong giếng khai thác nước ngầm bằng mô hình thí nghiệm vật lý
NCKH Nghiên cứu khả năng thu nước của ống lọc và bê tông rỗng dùng trong giếng khai thác nước ngầm bằng mô hình thí nghiệm vật lý trình bày kết quả thí nghiệm mô hình vật lý về khả năng thu nước của ống lọc và bê tông rỗng dùng trong giếng tia và giếng đào thu nước thành bên để khai thác nước ngầm. Thí nghiệm mô hình nhằm xác định các tương quan giữa thành phần cấp phối, hệ số thấm, cột nước, độ chặt, độ dốc đặt ống với khả năng thu nước của các loại kết cấu ống lọc khác nhau
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
Kết quả thí nghiệm tìm ra khả năng thu nước của ống lọc và bê tông rỗng lần lượt là 2,162- 12,238 l/ph/m và từ 0,0053-0,0227 l/ph/cm2. Kết cấu thu nước nằm ngang bằng ống lọc hoặc bê tông rỗng có thể dùng trong các loại giếng đứng để khai thác nước ngầm trong môi trường trầm tích biển gió.
2. Nội dung
2.1 Đặt vấn đề
Hệ thống thu nước trong cồn cát ngày càng trở nên phổ biến. Tại Hoa Kỳ, hệ thống TNNN phổ biến ở Louisville, Kentucky và ở Sonoma County, California; tại Hàn Quốc có mô hình giếng tia cấp nước ven sông Năk Dong, thành phố Chang Won; tại Nhật Bản có nhà máy nước Kinuta, khu vực Tokyo Metropolitan, thành phố Tokyo. Tại Việt Nam cũng đã có các nghiên cứu tương tự, như mô hình khai thác nước ngầm trong cồn cát ven sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam [3]. Nghiên cứu sự biến thiên của cột nước thấm dọc theo ống lọc nằm ngang bằng mô hình vật lý đã được trình bày trong kết quả nghiên cứu của Chen và cs (2003) [4].
2.2 Kích thước mô hình thí nghiệm
Thí nghiệm mô hình nhằm xác định các tương quan giữa thành phần cấp phối, hệ số thấm, cột nước, độ chặt, độ dốc thủy lực với khả năng thu nước của các loại kết cấu ống lọc khác nhau. Sơ đồ và hình ảnh mô hình thí nghiệm được thể như hình 3. Kích thước mô hình thí nghiệm có chiều dài 1,2 m, rộng 0,4 m, cao 0,6 m.
2.3 Mô phỏng kết cấu thu nước của giếng đào thu nước thành bên
Lưu lượng khai thác của loại hình giếng thu nước thành bên bằng bê tông rỗng phụ thuộc vào khả năng thu nước của vật liệu thu nước bố trí tại đoạn giữa của giếng. Bên cạnh khả năng thu nước thì các kết cấu thu nước này còn phải có khả năng chịu lực để giữ cho thành giếng được ổn định. Để đảm bảo các điều kiện đó, chọn vật liệu bê tông rỗng để tiến hành thí nghiệm. Khả năng thu nước của ống bê tông rỗng được xác định thông qua mô hình thí nghiệm vật lý.
3. Kết luận
Khả năng thu nước của ống lọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hệ số thấm của môi trường làm việc, cột nước thấm, kết cấu của ống lọc... Để xây dựng tương quan giữa khả năng thu nước của ống lọc với các mức cột nước thấm trong các môi trường thấm khác nhau, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với các điều kiện mô phỏng như đã nêu trên. Kết quả thí nghiệm về tương quan giữa khả năng thu nước của ống lọc với cột nước thấm trong các môi trường thấm được thể hiện ở hình 6.
4. Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thành Công và cs (2019), Báo cáo tổng kết Đề tài độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu đề xuất mô hình khai thác bền vững thấu kính nước nhạt trong các cồn cát ven biển phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước khu vực Bắc Trung Bộ”.
H. Hunt, M. Schubert and C. Ray (2002), “Conceptual design of riverbank filtration systems”, Riverbank Filtration, Improving Source-Water Quality, The Netherlands: Kluwer Academic Publishers, pp.19-27
- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH kiến trúc- xây dựng trên-
Tham khảo thêm
- pdf NCKH: Khảo sát ảnh hưởng của mô hình hóa sàn lõi rỗng sử dụng phần mềm etabs tới phản ứng động học của nhà nhiều tầng
- pdf NCKH: Phương pháp tính tổn hao ứng suất trước do từ biến và co ngót của bê tông
- pdf NCKH: Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng silica fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam
- pdf NCKH: Tính toán dầm bê tông cốt thép chịu uốn xiên sử dụng mô hình phi tuyến
- pdf NCKH: So sánh cường độ xi măng thử theo astm c109/109m của Mỹ và tcvn 6016 : 2011 iso 679 : 2009 của Việt Nam