Cây vị thuốc cầm máu

Trong sinh hoạt hàng ngày, khi bị những vết thương nhẹ, nông có chảy máu, cần phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong. Ngoài việc cầm máu bằng thuốc Tây y, chúng ta có thể cầm máu tạm thời bằng các cây, vị thuốc Đông y có tại vườn nhà. Cùng eLib.VN tìm hiểu về các cây và vị thuốc này nhé.

1. Tổng quan về cây thuốc cầm máu

Thuốc cầm máu dùng để chữa chứng chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau

Căn cứ vào nguyên nhân, y học cổ truyền chia thuốc cầm máu ra làm 3 loại:

Thuốc cầm máu do nguyên nhân xung huyết

Chỉ định chữa bệnh:

  • Chảy máu do chấn thương
  • Chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu dạ dày, chảy máu đường ruột như trĩ v.v…
  • Đái ra máu
  • Ho ra máu, chảy máu cam.

Thuốc cầm máu do nguyên nhân viêm nhiễm

Chỉ định chữa bệnh:

  • Ho ra máu do viêm phổi
  • Rối loạn thành mạch do các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng gây chảy máu cam, đái ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết dưới da
  • Chảy máu cam do cơ địa ở người trẻ

Thuốc chữa chảy máu do tỳ hư không thống nhiếp huyết 

Chữa các chứng: Chảy máu do huyết tán, rong kinh kéo dài, đại tiện ra huyết kéo dài. Phải dùng các loại thuốc bổ khí (bài bổ trung ích khí) phối hợp với các thuốc, ô tặc cốt, ngải cứu.

2. Chú ý khi sử dụng thuốc cầm máu

Muốn phát huy tốt kết quả chữa bệnh thuốc khứ ứ chỉ huyết cần phối hơn với các thuốc hoạt huyết như đan sâm nga truật, xuyên khung…

Muốn phát huy kết quả thuốc thanh nhiệt chỉ huyết người ta hay phối hợp với các thuốc thanh nhiệt (tả hỏa, lương huyết) và thuốc hoạt huyết để chống viêm.

Nếu chảy máu nhiều gây choáng, trụy mạch (thoát dương) thì phải dùng thuốc bổ khí mạnh như sâm.

3. Một số cây thuốc thường dùng 

Cỏ nhọ nồi: có vị ngọt, chua, tác dụng chữa chảy máu cam, chảy máu vết thương. Người ta sấy kho cỏ nhọ nồi với các vị thuốc khác rồi đốt thành than, đắp lên vết thương sau khi đã sát trùng.

Huyết dụ: có vị nhạt, tính mát, tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, giảm đau phong thấp nhức xương. Dùng lá khô cho các dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Tam thất: là củ phơi khô của cây tam thất, có vị ngọt, đắng, âm vào kinh can, vị, tán ra bột dùng chữa chảy máu do ứ huyết, ho ra máu, nôn ra máu, rong kinh, sau đẻ bị rong huyết, làm mất cơn đau xung huyết: ngã sưng đau, mụn nhọt, đau dạ dày, thống kinh, đau khớp, cầm máu tại chỗ vết thương chảy máu.

Trắc bách diệp: là lá phơi khô của cây trắc bá, có vị đắng, sáp, lạnh vào kinh phê, can, đại trường, giúp chữa gây chảy máu: đặc biệt là ho ra máu, chảy máu cam, chữa ra khí hư do nhiễm trùng.

Bồ hoàng: phấn hoa sấy hay phơi khô của hoa đực cây cỏ nến, dùng dưới dạng thuốc sắc uống cầm máu.

Cây nghể: dùng dưới dạng cao lỏng giúp cầm máu.

....

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây vị thuốc Đông y giúp cầm máu mà eLib.VN đã tổng hợp. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của các cây thuốc này, mời bạn đọc cùng tham khảo bộ tài liệu Cây vị thuốc cầm máu nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM