Cây vị thuốc chữa mẩn ngứa

Chữa các bệnh mẩn ngứa bằng các cây và vị thuốc Đông y là việc tận dụng dược tính của thảo dược nhằm giảm viêm sưng, cải thiện nóng rát và ngứa ngáy ở da. Áp dụng đồng thời cách chữa này với các loại thuốc được bác sĩ chỉ định và chế độ chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt hợp lý có thể rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc. Vậy sử dụng cây thuốc Đông y để chữa các bệnh mẩn ngứa như thế nào? Ưu điểm và nhược điểm của cách chữa này là gì? Cần phải lưu ý những gì khi sử dụng? Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé.

1. Tổng quan về bệnh mẩn ngứa

Mẩn ngứa là tình trạng làn da bị nổi những nốt đỏ, gây ra cảm giác ngứa và rát. Mẩn ngứa thuộc đối tượng quan tâm của chuyên khoa da liễu. Da bị mẩn ngứa có thể rơi vào những trường hợp như nổi mề đay, phát ban, viêm da dị ứng,…

Theo Đông y, tình trạng mẩn ngứa được phân biệt rạch ròi thành các chứng bệnh như dương phong, thủy giới, huyết cam, ẩn chẩn,…

Nguyên nhân gây ra chứng mẩn ngứa có thể là do:

  • Ngoại sinh: Virus từ bên ngoài tấn công cơ thể qua đường ăn uống, đường hô hấp, đường da liễu,… Từ đó, cơ thể phản ứng chống lại virus nên sinh ra mẩn ngứa.
  • Nội sinh: Những cơ quan trong cơ thể gặp trục trặc (ví dụ gan, thận,…), dẫn đến chứng mẩn ngứa.

Để điều trị mẩn ngứa, bước đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó tiến hành điều trị. Tây y thường điều trị bằng thuốc uống chống dị ứng, kháng sinh, kem bôi ngoài da.,… Y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp chữa mẩn ngứa như châm cứu, bấm huyệt, xoa, xông, uống thuốc sắc, bôi, đắp,…

2. Ưu, nhược điểm khi sử dụng thuốc Đông y

2.1 Ưu điểm

Lành tính, độ an toàn cao: Các vị thuốc là thảo dược thiên nhiên, được thu hái và sơ chế hoàn toàn bằng thủ công và không chứa bất kỳ hóa chất gây hại nào. Vì thế, có thể nói sử dụng các bài thuốc Đông y không hề có độc tính, không tích tụ chất độc trong cơ thể nên an toàn khi sử dụng cho mọi đối tượng.

Được sử dụng rộng rãi: Những bài thuốc Đông y thông thường được truyền từ đời này sang đời khác và được ghi chép sách vở cẩn thận. Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đã công nhận, áp dụng các bài thuốc Đông y không chỉ trong chữa trị mề đay mãn tính mà còn chữa được nhiều loại bệnh.

Mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng: Mặc dù có rất nhiều loại thuốc có thể chữa các bệnh mẩn ngứa, tuy nhiên một bộ phận vẫn lựa chọn sử dụng thuốc Đông vì mang lại hiệu quả rất cao, điều trị tận gốc từ nguyên căn do đó có hiệu quả lâu dài, hạn chế tình trạng tái phát và ngăn ngừa nguy cơ hình thành các bệnh lý ngoài da khác. Ngoài chữa bệnh tốt, các bài thuốc này còn có công dụng bồi bổ cơ thể, dưỡng da, giúp máu lưu thông làm cho da trở nên hồng hào hơn.

2.2 Nhược điểm

Tác dụng chậm: Khi sử dụng thuốc Đông y để điều trị, tác dụng chữa khỏi bệnh cần phải có sự kiên trì của người sử dụng. Bởi lẽ, thuốc được chế biến từ các thành phần tự nhiên an toàn và lành tính nên thông thường sẽ có tác dụng từ từ chứ không mang lại hiệu quả tức thời, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa, mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng phục hồi của người bệnh.

Chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc giỏi: Thuốc Đông y chữa các bệnh mẩn ngứa được xếp vào loại thuốc có thành phần an toàn và lành tính. Nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể tự ý sử dụng mà không qua sự cho phép của các thầy thuốc Đông y. Điều này là rất nguy hiểm bởi bốc thuốc chữa bệnh cần phải có thời gian học hỏi và thử nghiệm rất lâu, nếu không sẽ bị nhầm lẫn giữa các thang thuốc hoặc bốc thuốc quá liều lượng dẫn đến tử vong. Hơn nữa một số bài thuốc chưa được chứng minh lâm sàng về hiệu quả cũng như độ an toàn cho dùng.

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Tuyệt đối không sử dụng thuốc Đông y nếu người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Người bệnh không nên quá nôn nóng mà tự ý sử dụng quá liều lượng cho phép để nhanh cải thiện tình trạng bệnh.

Một số thành phần thuốc có một hoặc nhiều vị có độc có thể khiến người bệnh bị nhiễm độc nguy hiểm. Nên tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc, cách uống, liều lượng và quy trình điều trị.

Không được dùng phối hợp quá nhiều loại thuốc, trong đó có cả tân dược và thuốc y học cổ truyền, vì sẽ dẫn đến sự tương tác và sản sinh những chất có hại cho cơ thể. Từ đó, sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Một số vị thuốc và bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm dân gian có thể tự dùng, nhưng tốt nhất vẫn nên có sự tư vấn đầy đủ của thầy thuốc chuyên khoa.

Khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phải ngừng thuốc ngay và báo lại cho thầy thuốc biết để xử trí kịp thời.

Nếu sau liệu trình điều trị các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đến gặp thầy thuốc để tìm hiểu nguyên nhân và các cách khắc phục phù hợp.

Trong trường hợp các triệu chứng mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu sốc phản vệ, người bệnh nên gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức. 

4. Một số cây thuốc thường dùng

Lá khế có vị chua, tính bình, có công dụng phong nhiệt, giải độc tốt, thường được sử dụng trong điều trị dị ứng, mề đay, rôm sảy. Sử dụng lá khế giúp đào thải độc tố, thanh nhiệt, kháng viêm và làm dịu các vết mẩn ngứa trên da. Cách sử dụng lá khế: dùng để tắm, đun nước uống, dùng đắp lên da,… 

Trầu không có chứa các chất kháng viêm và hoạt chất có công dụng như kháng sinh có công dụng chống lại tác nhân gây mề đay và giảm ngứa hiệu quả. Sử dụng nước lá trầu để tắm thường xuyên, tình trạng nổi mẩn đỏ gây ngứa sẽ giảm nhanh chóng.

Cây chó đẻ có công dụng giải độc, tiêu viêm và kháng khuẩn. Đây là loại cây được dùng nhiều trong điều trị bệnh gan. Ngoài ra còn có công dụng với một số bệnh khác, trong đó có nổi mề đay, thường dùng lá giã nhuyễn đắp lên vết ngứa.

Rau má có tính mát, vị đắng, trong y học cổ truyền thường được dùng có tác dụng mát gan, giải độc, tiêu viêm và trị mẩn ngứa, mề đay. Rau má giúp giải nhiệt, loại bỏ độc tố trong cơ thể từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. 

Sài đất được sử dụng để làm rau ăn hoặc thuốc, dùng để tắm, đắp lên da chữa các bệnh thường gặp như cảm mạo, sốt, mụn nhọt, lở loét ngoài da, viêm da cơ địa và mề đay mẩn ngứa. 

....

Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh mẩn ngứa và các cây thuốc Đông y dùng để chữa bệnh mẩn ngứa mà eLib.VN đã tổng hợp. Để tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách dùng của các cây và vị thuốc, mời bạn đọc tham khảo bộ tài liệu Cây vị thuốc chữa mẩn ngứa nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM