Đồ án Kiến trúc - Xây dựng

Chuyên mục Đồ án Kiến trúc - Xây dựng được eLib chia sẻ sau đây gồm các đồ án về kỹ thuật xây dựng, thiết kế công trình, nội thất, công nghệ xây dựng và các trang thiết bị công trình...dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành kiến trúc có thêm tài liệu tham khảo và bổ sung kiến thức vào các môn học của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Đồ án là gì?

Đồ án là công trình nghiên cứu thường dành cho khối ngành kỹ thuật. Đồ án được sinh viên thực hiện phục vụ cho việc tốt nghiệp, vì thế nên có tên gọi là đồ án tốt nghiệp. Đồ án tốt nghiệp là một bài viết khảo sát dài. Đồ án giúp người đọc hiểu sâu về một lĩnh vực mà mình nghiên cứu. 

2. Cấu trúc của đồ án tốt nghiệp

Không có một cấu trúc chuẩn cho đồ án tốt nghiệp. Mỗi lĩnh vực sẽ có một cấu trúc phù hợp với đồ án tốt nghiệp đó. Vậy cấu trúc của một đồ án Kiến trúc - Xây dựng gồm:

Trang bìa (xem mẫu kèm theo).

Trang bìa trong (trình bày giống trang bìa) 

Quyết định giao đồ án tốt nghiệp (Chú ý: sinh viên gắn bản photo vào trang thứ nhất của luận văn)

Trang “Lời mở đầu” (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo) − Viết ngắn gọn. − Nói rõ lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, kết cấu của đề tài…..

Trang “Nhận xét của giảng viên hướng dẫn” (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)

Trang “Nhận xét của người phản biện” (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)

Trang “Mục lục” (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)

Trang “Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình”,.. (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)

Các trang nội dung

Trang “Tài liệu tham khảo” (xem mẫu kèm theo)

Các trang Phụ lục (xem mẫu kèm theo) 

3. Hướng dẫn cách viết đồ án tốt nghiệp

3.1 Quá trình viết đồ án

a. Đọc và ghi chú tài liệu

Nguyên tắc đầu tiên: Đọc mà không ghi chú, chỉ tổ tốn thời gian !!!

Bản chất của một đồ án là tìm hiểu, khảo sát một công nghệ, một vấn đề, nên việc đọc là phần chủ yếu của đồ án. 
Nhưng đọc xong phải ghi lại những ý chính. Mục tiêu của việc ghi chú là để tóm tắt 1 vấn đề theo cách hiểu của mình. Một bảng ghi chú đạt yêu cầu là thông qua việc đọc bảng ghi chú đó, các bạn sẽ không cần đọc lại nguyên tác mà vẫn có thể tóm tắt được ý chính của bản gốc.

Có 3 loại tài liệu cần đọc: 

  • Bài báo khoa học đăng tạp chí

  • Bài báo khoa học đăng hội nghị

  • Sách giáo khoa, sách tham khảo

Thông thường, các bài báo khoa học dù là tạp chí hay hội nghị chỉ nêu 1 đến 2 ý chính.

Rất phù hợp để trích dẫn trong bài viết.

Ví dụ: Weiser, 1991, đã khai sinh ra hướng ngành tính toán khắp mọi nơi.

 Weiser, M., The computer for the 21st century, Scientific American, 1991, 265, 66-75

Thông thường, có khác biệt cơ bản nhất của bài báo hội nghị và bài báo tạp chí là: chất lượng và độ tin cậy của bài báo đăng tạp chí cao hơn so với bài báo đăng hội nghị. Tất nhiên là cũng phụ thuộc vào độ tin cậy của tạp chí và hội nghị nữa. Tất cả chỉ mang tính tương đối. Các bài báo hội nghị sau khi trình bày, nhận góp ý, các tác giả có thể viết lên thành bài báo và gửi tạp chí. Hơn nữa, những nhà phản biện của tạp chí thường là những ngườii có uy tín trong ngành nên độ tin cậy sẽ cao hơn. 

Sách giáo khoa, sách tham khảo là tập hợp nhiều bài báo, nhiều phần của một lĩnh vực và nội dung rất rộng cho nên sẽ mất rất nhiều thời gian để đọc và ghi chú. Hơn nữa, nó cũng là sản phẩm xuất phát từ các bài báo được viết lại theo dạng giáo khoa để dễ hiểu và tập trung. 

Các tài liệu online, website, link, báo lá cải, nhật báo, wikipedia, chỉ mang tính chất tham khảo không nên đưa vào mục tài liệu tham khảo. Thậm chí một số trường ĐH lớn, không chấp nhận các tài liệu tham khảo dạng này. 

b. Sắp xếp dàn ý (mindmap) 

Sau khi đã đọc được một ít, điều tiếp theo là lập dàn ý để viết (Có phần mềm Freemind hỗ trợ các bạn làm dàn ý và sắp xếp bài viết rất hữu ích)

Một dàn ý tốt sẽ cho ra một bài viết tốt 

Các phần ghi chú ở bước a sẽ được đưa vào dàn ý này. 

Thông qua dàn ý, biểu đồ mindmap, các bạn sẽ rõ hơn về đồ án của mình. 

==> Giáo viên hướng dẫn có thể góp ý ngay từ lúc này. 

 c. Viết và trích dẫn 

Sau khi có dàn ý tốt, các bạn hãy bắt tay vào viết. Nói nôm na, dàn ý là phần khung xương, bây giờ là đến phần chúng ta đắp da thịt vào bộ xương đó để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. 

Nhưng khi viết, ta cần phải đưa những nội dung ta đã ghi chú trong phần đọc vào, và ghi trích dẫn rõ ràng. Để làm gì vậy ? 
Tại sao lại phải trích dẫn. 

Tôn trọng về bản quyền, tránh đạo văn

Dùng những ý kiến đã được chứng thực để bổ sung, làm mạnh lên chính kiến của mình. Thuyết phục người khác tin mình. Chứng tỏ rằng, tôi đang làm cái việc mà cũng có những người khác làm, chứ không phải là tôi tự chế. Đứng trên vai người khổng lồ.

Thực ra, trong cuộc sống, chúng ta dùng rất nhiều trích dẫn, đến mức hết sức tự nhiên mà ta không để ý. Đó là lý do tại sao người ta hay dùng ca dao, tục ngữ, những tri thức đã xác lập để bảo vệ chính kiến và thuyết phục người khác tin. 

d.  Quay lại bước a

Trước khi quay lại bước a, các bạn kiểm tra lại những gì đã viết, chỉnh sửa câu cú, citation, chính tả. 
Và tự thưởng cho mình một phần thưởng nho nhỏ vì những thành quả của mình đạt được từ bước a -> bước c :-) 

3.2 Cấu trúc của đồ án

Trang bìa: Ghi rõ ĐỒ ÁN CƠ SỞ, ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH hoặc ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (xem biểu mẫu Trang bìa)

Nhiệm vụ đồ án: Theo Biểu mẫu BM05/QT04/ĐT

Lời cảm ơn: Do người viết quyết định

Tóm tắt đồ án: Chỉ dùng cho đồ án tốt nghiệp

Mục lục: Các tiêu đề trong mục lục tối đa chỉ  mức thứ 3.  Chỉ có tiêu đề của Mục lục, Chương, tựa và trang được in đậm.Đầu đề các chương viết hoa, các chương nên được đánh số thứ tự là 1, 2, 3,…

Danh sách bảng biểu, hình vẽ: Chỉ dùng cho đồ án tốt nghiệp

Nội dung chính: Tên các chương và nội dung các chương đó do giáo viên hướng dẫn và sinh viên thực hiện quyết định. Thông thường bao gồm các chương:

Chương 1: Tổng quan

Phần này thường trình bày các vấn đề tổng quan bao gồm:

a. Đặt vấn đề: Nêu lên bối cảnh xuất hiện vấn đề, nội dung bài toán đặt ra cần giải quyết.

b. Lịch sử giải quyết vấn đề: Vấn đề đã được ai giải quyết, ở đâu, vào lúc nào, kết quả ra sao, còn những tồn tại gì. Nếu vấn đề mới hoàn toàn thì ghi là vấn đề mới, chưa hề được giải quyết bao giờ.

c. Phạm vi của đề tài: Xác định chính xác, phạm vi, mức độ mà đề tài cần giải quyết. Phạm vi có thể là toàn bộ vấn đề đặt ra hoặc chỉ một số phần trong vấn đề đó.

d. Phương pháp nghiên cứu/ hướng giải quyết vấn đề: Nêu lên phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm, điều tra… để giải quyết bài toán đặt ra.  

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Các khái niệm và phương pháp giải quyết vấn đề của tác giả bao gồm mô tả các công nghệ, hệ thống, các ràng buộc hoặc các giải pháp mới, những mô hình toán, lý giải xây dựng mô hình, ... Phần này thường dài từ 15-30 trang đối với đồ án cơ sở và chuyên ngành, 25-50 trang đối với đồ án tốt nghiệp

Chương 3: Nội dung nghiên cứu

Kết quả điều tra, thu thâp thông tin

Giải pháp phân tich, thiết kế các mô hình

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Mô tả các kết quả đạt được (các chức năng chính của sản phẩm/ chương trình, các module chủ yếu…). Thảo luận kết quả và nêu những vấn đề chưa được giải quyết. 

Kết luận và đề nghị: phần này thường không đánh số chương, nhưng là một phần tách riêng. Theo thông lệ thì phần này nằm cuối của báo cáo, bao gồm các nội dung:

Kết luận về toàn bộ nghiên cứu của ĐATN

Các đề nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu

Trong đó chương 1 và chương kết luận là phần đặc biết quan trọng bởi nó nắm trọn nội dung của cả đồ án. Chính vì vậy, bạn cần chăm chút, tỉ mỉ, cẩn thận đầu tư cho phần này. Chương 2 là phần về nền tảng lý thuyết và từ chương 3 trở về sau tập trung làm rõ đề tài.

3.3 Cách trình bày đồ án

Đồ án phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Đồ án tốt nghiệp đóng bìa cứng, in chữ nhũ, đề tài cơ sở và chuyên ngành đóng bìa mềm.

  • Khổ giấy A4

  • Bìa là loại giấy cứng khổ giấy A4, màu xanh

  • Viết theo chương, mục, các tiểu mục,

  • Mỗi trang đươc trình bày theo quy định (xem mẫu kèm theo),

  • Chữ viết ở các trang của đồ án là size 13, Font Unicode Times New Roman, không được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp.

  • Giãn dòng một đoạn văn: 1.3. Before, After: 6pt. Thụt đầu dòng đầu tiên của đoạn văn: 1.25 cm.

  • Bắt đầu đánh số trang từ trang đầu tiên của chương 1 

Riêng đối với đồ án ngành Kiến trúc - xây dựng thì cần phải:

Các nội dung cơ bản của đồ án (hiện trang, ý đồ, các giải pháp quy hoạch, kiến trúc, các mặt bằng, mặt cắt, phối cảnh…) thể hiện từ trên 3 tờ A0.

Thuyết minh sơ bộ về ý tưởng kiến trúc, các bước phân tích, tính toán, các thông số cơ bản của đồ án (khổ A3 bao gồm cả phần viết và hình vẽ đồ án).

3.4 Hồ sơ đồ án

a. Phần bản vẽ

Toàn bộ nội dung đồ án được trình bày trên 10 bản vẽ khổ A0 giấy croki (bố cục theo chiều ngang), trong đó:

  • 02 bản vẽ A0 thể hiện các nội dung nghiên cứu chung về ý tưởng và quy hoạch tổng thể.  

  • 07 bản vẽ A0 thể hiện các giải pháp kiến trúc (mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh…)

  • 01 bản vẽ A0 thể hiện đầy đủ nội dung nghiên cứu của 1 trong 3 môn kỹ thuật được phân công.

b. Phần thuyết minh

Đóng quyển khổ A3 (297x420mm), trình bày có hệ thống nội dung của ĐATN (đặt vấn đề, cách tiếp cận xây dựng nhiệm vụ thiết kế, đề xuất và xây dựng ý tưởng, phân tích các giải pháp, các số liệu tính toán, các hình ảnh minh họa) kèm theo các bản vẽ của đồ án (thu nhỏ về A3).

Thuyết minh cần có bìa cứng màu xanh ghi rõ thông tin (tên trường, khoa, lớp, tên đồ án, tên sinh viên, mã số sinh viên và tên các GVHD (theo mẫu quy định), có trang bìa phụ (nội dung như bìa chính) và mục lục. Các trang trình bày trên 1 mặt giấy, cỡ chứ 14, chế độ giãn dòng Exactly 15p, có đánh số trang (khối lượng >8000 từ, khoảng 30-40 trang).

Số lượng: 01 quyển (lưu trữ tại thư viện trường, GVHD, GV phản biện) và 01 đĩa CD lưu lại đầy đủ dữ liệu của ĐATN + 10 bản vẽ A0. Đĩa CD cần được ghi với chất lượng tốt để đảm bảo lưu trữ lâu dài phục vụ giảng dạy và xuất bản ấn phẩm của Khoa.

4. Một số đồ án ngành Kiến trúc - Xây dựng

  • Thiết kế công trình

  • Bảo tàng tự nhiên vùng bán hoang mạc duyên hải Nam Trung Bộ

  • Sponge City - Cấu trúc đô thị nước bền vững

  • Thiết kế đô thị tuyến sông Tô Lịch phân đoạn chợ Bưởi - Cầu Giấy

  • Thiết kế bảo tàng Hà Nội

  • Thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu đô thị X2 Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội

  • Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật mạng lưới cấp nước khu phức hợp SAIGON SPORTS CITY

  • Nghiên cứu xây dựng mô hình Mưa – Dòng chảy thông số phân bố

  • Quy hoạch tối ưu hệ thống hồ chứa sông Cái – Phan Rang trong điều kiện hạn hán 

  • Bảo tàng văn hóa Đông Nam Bộ 

  • Thiết kế nội thất showroom văn phòng thời trang Lam ở Hội An

  • Thiết kế công trình tòa nhà lưu trữ tài liệu quốc gia khu vực phía Nam – Theo quy trình BIM

  • Thiết kế công trình nhà xưởng kéo sợi quận Tân Bình

  • Thiết kế kiến trúc nội thất bệnh viện nhi 

  • Trung tâm thiên văn học và định vị hàng hải

  • Thiết kế đô thị làng chăm Mỹ Nghiệp – Phước Dân – Ninh Phước – Ninh Thuận

  • Không gian công cộng kế nối cộng đồng miền Đông

  • .......

Trên đây là một số thông tin hướng dẫn giúp bạn hoàn thành đồ án của mình theo đúng quy định. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các mẫu đồ án tốt nghiệp Kiến trúc - Xây dựng được chia sẻ trên eLib làm tư liệu học tập cho môn học của mình. Cùng tham khảo ngay nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM