Hướng dẫn trả lời kết quả siêu âm tim

Siêu âm tim được coi là một thủ thuật an toàn cho hầu hết mọi người, được coi là cách tốt nhất để hình dung sự chuyển động và chức năng của cơ tim và van tim. Việc siêu âm tim cần được thực hiện định kỳ hàng năm để chắc chắn rằng các bạn vẫn luôn duy trì một trái tim khỏe mạnh. Vậy kết quả siêu âm tim thể hiện điều gì? Ý nghĩa của những kí hiệu trên kết quả là gì? Khi nào cần thực hiện siêu âm tim? Cùng eLib.VN tìm hiểu nhé.

1. Siêu âm tim là gì?

Siêu âm tim là một phương pháp thăm dò không xâm phạm, tin cậy, đơn giản, giúp cho ta khảo sát hình thái, chức năng và huyết động học của các buồng tim, vách tim, màng ngoài tim, các mạch máu lớn nối với tim.

2. Các loại siêu âm tim

Siêu âm tim qua thành ngực

Bác sĩ sẽ bôi gel lên ngực trái của bạn. Sau đó đầu dò sẽ được di chuyển xung quanh và thu nhận tín hiệu. Hình ảnh tim sẽ được ghi nhận trên màn hình. Loại siêu âm này phổ biến hơn cả và thường chỉ mất 15 - 20 phút.

Siêu âm qua thực quản

Đây là loại siêu âm khá phức tạp. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi đặt thông qua miệng vào thực quản của bệnh nhân. Ở đây, sóng âm sẽ không bị cản bởi lồng ngực của bạn. Tuy khó thực hiện nhưng phương pháp này mang lại hiệu quả cao hơn, hình ảnh rõ ràng hơn.

Siêu âm Doppler

Đây là loại siêu âm chuyên dùng kiểm tra lưu lượng máu cũng như động mạch phổi. Các bác sĩ sẽ dùng nó để phát hiện các bệnh liên quan tới van tim, động mạch chủ.

Siêu âm ba chiều

Đúng như tên gọi, siêu âm 3D tạo ra hình ảnh 3 chiều về tim. Loại siêu âm này tạo ra hình ảnh rất chi tiết và rõ ràng. Do đó, nó được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhi, phẫu thuật can thiệp sâu, thay tim,…

Siêu âm tim gắng sức

Ở phương pháp này, bệnh nhân sẽ chạy bộ trên máy. Bác sĩ sẽ từ đó nhận các thông số về tim mạch và đưa ra các kết quả. Các bệnh có thể phát hiện với kỹ thuật này bao gồm: Thiếu máu, suy tim, hẹp van tim,…

3. Khi nào cần thực hiện siêu âm tim?

Trên thực tế, mỗi khi khám sức khỏe định kì 6 tháng, bạn nên siêu âm để đảm bảo tim của mình hoàn toàn khỏe. Tuy vậy, bạn sẽ bắt buộc phải siêu âm khi vấn đề thực sự xảy ra..

Sau thăm khám lâm sàng và căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện siêu âm tim cơ bản nếu bệnh nhân thuộc các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh có dấu hiệu khó thở, đau tức ngực kéo dài không rõ nguyên nhân. 
  • Chấn thương mạnh vùng ngực cần đánh giá, kiểm tra cụ thể.
  • Người bệnh bị suy hô hấp cấp.
  • Cần thực hiện các thủ thuật điều trị tại tim dưới sự hướng dẫn và theo dõi của siêu âm.
  • Người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ tràn dịch màng tim, ép tim, phình tách động mạch chủ,…
  • Người có tiểu sử bệnh lý về tim cần được theo dõi và điều trị định kỳ, người có nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch, người bệnh đang thực hiện điều trị phục hồi sau tai biến tim mạch.
  • Đánh giá chức năng của thất phải hoặc thất trái. Người bệnh có dấu hiệu bị giãn hoặc suy thất trái, thất phải.
  • Thực hiện đánh giá chức năng tim trong tình trạng ngừng tuần hoàn.
  • Đo đường kính tĩnh mạch.

4. Ý nghĩa các ký hiệu thường dùng trong siêu âm tim

Ao: Động mạch chủ (Aorta)

LA: Nhĩ trái (Left Atrium)

RA: Nhĩ phải (Right Atrium)

LV: Thất trái (Left Ventricular)

RV: thất phải (Right Ventricular)

LVOT: buồng tống thất trái (left ventricular outflow tract)

RVOT: buồng tống thất phải (right ventricular outflow tract)

EF: phân suất tống máu (Ejection Fraction)

EF (teich): phân suất tống máu theo phương pháp Teicholz

IVSd: Độ dày vách liên thất kỳ tâm trương (Interventricular Septal Diastolic)

IVSs: Độ dày vách liên thất kỳ tâm thu (Interventricular Septal Systolic)

LVEDd : Đường kính thất trái tâm trương (Left Ventricular End Diastolic Dimension)

LVEDs: Đường kính thất trái tâm thu (Left Ventricular End Systolic Dimension)

LVPWd: Độ dày thành sau thất trái tâm trương (Left ventricular posterior wall diastolic)

LVPWs: Độ dày thành sau thất trái tâm thu (Left ventricular posterior wall systolic)

EDV (Teich): Thể tích cuối tâm trương theo phương pháp Teicholz (End diastolic Volume)

ESV (Teich): Thể tích cuối tâm thu theo phương pháp Teicholz ( End-systolic volume)

SV (Teich): Stroke Volume

Ann: Đường kính vòng van (Annular)

AML: Lá trước van hai lá (anterior mitral valve leaflet)

PML: Lá sau van hai lá (posterior mitral valve leaflet)

MVA: Đường kính lỗ van hai lá (mitral valve area)

PHT: Thời gian giảm nửa áp lực (Pressure half time)

TV: Van ba lá (Tricuspid Valve)

AnnTV: Đường kính vòng van ba lá (Annular Tricuspid Valve)

AV: Van động mạch chủ (Aortic Valve)

AoVA: Đường kính vòng van động mạch chủ

AoR: Đường kính xoang Valsalva

STJ: Chỗ nối xoang ống

AoA: Động mạch chủ lên

AoT: Động mạch chủ đoạn quai

AoD: Động mạch chủ xuống

AVA: Đường kính lỗ van động mạch chủ

5. Kết quả của siêu âm tim nói lên điều gì?

Sau khi nhận được kết quả từ các hình ảnh, bước đầu tiên các bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số sau:

  • Van tim: Van tim hoạt động bình thường hay bị hẹp.
  • Lượng máu qua tim: Hướng máu chảy có bình thường hay bất thường.
  • Kích cỡ của tim: Buồng tim khỏe hay tổn thương.
  • Các mô cơ tim: Kiểm tra các tổn thương ở cơ tim ngoài.
  • Tim có bị tràn dịch hay không.
  • Động mạch chủ và tĩnh mạch chủ có các bất thường hay không.

Từ các triệu chứng trực tiếp trên, bác sĩ có thể  đưa ra cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng của bạn như: Sự thay đổi dòng điện của tim, đánh giá tổng quát về hoạt động bơm máu, áp lực tim…Các thông số này sẽ giúp phát hiện ra các vấn đề bệnh lý như:

  • Xơ cơ tim, hở van tim
  • Tắc nghẽn và giãn buồng tim
  • Các cục máu đông trong buồng tim
  • Xác định các dị tật bẩm sinh ở tim
  • Dự đoán tình trạng trụy tim, nhồi máu cơ tim.

Siêu âm tim là phương pháp hiệu quả để bạn kiểm tra sức khỏe của trái tim. Các kết quả của nó sẽ giúp các bác sĩ trong việc điều trị một cách có hiệu quả. Cùng eLib tham khảo thêm các tài liệu về trả lời kết quả siêu âm tim để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc của bạn nhé! Chúc các bạn thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM