Luận văn Ngân hàng

Chuyên mục Luận văn Ngân hàng được eLib giới thiệu sau đây sẽ chia sẻ đến bạn các cách xây dựng bố cục luận văn, trình bày nội dung luận văn theo đúng quy định, đồng thời chia sẻ đến bạn các đề tài luận văn Ngân hàng hay nhất để bạn tham khảo và lựa chọn đề tài luận văn hấp dẫn và đạt điểm cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Luận văn Ngân hàng là gì?

Luận văn Ngân hàng (luận văn tốt nghiệp Ngân hàng): là một văn bản nghiên cứu của các sinh viên Đại học thuộc khối ngành Ngân hàng vào cuối khóa học về một chủ đề nào đó và cấu trúc luận văn sẽ do yêu cầu của giáo viên hoặc từng trường quy định. Luận văn sẽ được làm vào cuối khóa học để trình bày những kết quả nghiên cứu về chủ đề đã chọn. Sau khi bảo vệ luận văn thì bạn sẽ kết thúc khóa học và tốt nghiệp. Trong tiếng Anh sẽ tương đương với Thesis/Dissertation.

Khái niệm Luận văn ngân hàng này tương đương với khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay đồ án tốt nghiệp ngân hàng ở một số trường, nhưng luận văn mang tính chất nghiên cứu lý thuyết nhiều hơn – còn đồ án (dành cho khối ngành kỹ thuật, thiết kế…) chủ yếu là thực hành, có thể tạo thành 1 sản phẩm cụ thể.

Mục đích của luận văn tốt nghiệp ngân hàng là học tập, phản ánh kết quả của quá trình học tập của mỗi cá nhân. Đây, cũng là một công trình nghiên cứu khoa học, thể hiện được sự lao động độc lập của một người với nhiều ý tưởng sáng tạo và bài viết khoa học mang lại ý nghĩa cho ngành ngân hàng của họ.

Luận văn Ngân hàng là một công trình khoa học nên đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc và phải đạt yêu cầu như:

- Luận văn phải có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn.

- Số liệu và các nguồn trích dẫn phải thật chính xác và đáng tin cậy.

- Về văn phong phải mạch lạc, chuẩn xác; trình bày theo cấu trúc và sạch sẽ.

- Trình bày đúng quy định và thể hiện người viết có phương pháp nghiên cứu.

Thực tế cho thấy không phải ai cũng có khả năng làm được một luận văn tốt nghiệp ngành ngân hàng dù là một sinh viên giỏi chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn. Để đạt điểm số mong muốn, điều kiện cần và đủ là bạn cần phải có một đề tài hay và hấp dẫn, cập nhật đúng tình hình về ngân hàng trong thời gian gần đây.

2. Quy trình viết luận văn tốt nghiệp ngân hàng

Bước 1: Lựa chọn chủ đề và đặt tên đề tài luận văn

Đối với các Đề tài luận văn có thể do Trường, Bộ môn, các thầy, cô giáo gợi ý hay do bản thân sinh viên đề xuất nhưng không được trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó. Tốt nhất là sinh viên tự tìm hiểu, suy nghĩ và đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở tài năng, chuyên ngành tốt hơn, năng lực, mối quan hệ, điều kiện thuận lợi với mỗi các nhân… hay những ý tưởng đã hình thành trước đó của mình.

Những ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng trên lớp; đọc sách báo, tranh luận với các nhà khoa học, đồng nghiệp; thực tập, thực tế tại các cơ quan, công ty.

Trên cơ sở những ý tưởng nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn và đặt tên cho đề tài.

Bước 2. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu

Về xây dựng đề cương

Dựa trên cơ sở mà tên đề tài đã được thông qua thì các sinh viên nên xác định đối tượng, mục tiêu, bố cục, đề cương và phạm vi được nghiên cứu.

Đề cương nghiên cứu cũng là bố cục của luận văn, gồm có các chương, các phần tiêu đề nhỏ để bổ sung cho nhiều đoạn, một số mục phản ánh được đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ phần mở đến kết đoạn một cách logic và chuẩn xác.

Nguyên tắc phải tuân thủ khi xây dựng đề cương là: tên các chương.

Về Kế hoạch nghiên cứu

Các bạn nên tự lập cho bản thân một kế hoạch để nghiên cứu đề tài. Trước hết thì các bạn sinh viên phải có bản kế hoạch cho công việc; tìm tòi, lên ý tưởng cho bài luận văn. Nếu các bạn không có bản kế hoạch nghiên cứu thì có thể nhanh chóng không biết được công việc tiếp theo là gì.

Đối với kế hoạch nghiên cứu để làm nên luận văn cần đưa ra được mục đích, công việc gì, làm trong bao lâu,… để đảm bảo được tiến độ của bài.

Bước 3: Giảng viên hướng dẫn duyệt bố cục, khung nội dung luận văn

Tại trường thì các giáo viên sẽ xem qua và duyệt những chủ đề, bố cục của các bạn sinh viên có hợp lý hay không.

Thầy giáo, cô giáo sẽ có thể giúp sinh viên có hướng đi đúng, khung cho các nội dung hợp. Vì họ là những người có kinh nghiệm về chuyên ngành, có cách sắp xếp bố cục rõ ràng hơn.

Từ đó mà các bạn sinh viên xây dựng, thêm các ý cho đoạn văn trở nên logic.

Bước 4. Triển khai viết luận văn – báo cáo định kỳ

Tại đây, các bạn sinh viên xây dựng ý, triển khai các đoạn cho luận văn trở nên logic, dễ hiểu và chuẩn xác trên từng câu.

Nên tìm các nguồn tài liệu tham khảo chính gốc từ chính phủ để trích xuất dữ liệu thông tin. Sau đó, nhớ lưu trữ lại các trang lại để trách mất lúc cần kiểm tra lại.

Sau đó, báo cáo bài luận theo định kỳ giúp cho bài luận văn trở nên hiệu quả hơn, hoàn thiện hơn.

Bước 5. Giảng viên hướng dẫn review lần cuối – chỉnh sửa – in báo cáo lần 1

Bước này khá là quan trọng đối với bài luận văn tốt nghiệp. Vì, từ đây mà giáo viên xem lại hướng dẫn lần cuối về các lỗi sai. Từ đó, các bạn chỉnh sửa, bỏ qua các ý không thực sự cần thiết lại bài luận văn rõ ràng và mạch lạc. Tiếp, in báo cáo lần 1 cho bài luận văn tốt nghiệp.

Bước 6. Gặp giảng viên phản biện – chỉnh sửa – in báo cáo lần 2, GVPB chấp nhận đề tài được đưa ra hội đồng

Sau khi phản biện xong thì các bạn nên chỉnh sửa lại và in báo cáo lần 2.

Các bạn đừng lo ngại việc in ấn nhiều hay tốn tiền ra sao. Vì đây là một bài luận văn tốt nghiệp cực kỳ quan trọng cho điểm và là điều kiện để ra trường. Do vậy, hãy cứ làm tốt đi, đừng lo ngại về tiền bạc.

Giáo viên phản biện sẽ là người chấp nhận đề tài có được đưa ra hội đồng hay không.

Bước 7. Báo cáo luận văn trước Hội đồng

Sau hoàn thành bài, sinh viên báo cáo luận văn trước Hội đồng để Ban giám khảo chấm điểm. Trả lời các câu hỏi mà họ đưa ra, bảo vệ về bài luận của bản thân mình. Vì đây là một khâu quan trọng, nên các sinh viên, học viên phải chuẩn bị kỹ càng và chu đáo cho bài viết thuyết trình; tập thuyết trình lưu loát trong khoảng thời gian cho phép.

Bước 8. In luận văn hoàn chỉnh, đóng bìa đỏ/ xanh chữ vàng và chờ điểm

Đây là bước cuối cùng của việc hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp là in luận văn hoàn chỉnh. Sau đó đóng bìa cẩn thận, bắt mắt và sạch sẽ nhất.

Cuối cùng là các sinh viên, học viên đợi kết quả điểm về khóa luận này.

3. Bố cục bài luận văn tốt nghiệp ngân hàng

Nội dung chính của một bài luận văn ngân hàng gồm nhiều chương. Tùy theo nội dung nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, chuyên ngành, bậc đào tạo mà có số chương khác nhau, nhưng thông thường gồm các chương sau:

Chương 1: Giới thiệu

Giới thiệu chủ đề nghiên cứu của luận văn để làm rõ tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của chủ đề. Nội dung bao gồm bối cảnh, đặt ra các giả thuyết và mục tiêu nghiên cứu sẽ đạt được.

Chương này thường gồm các phần sau:

- Đặt vấn đề nghiên cứu: Nêu lý do hay sự cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu.

- Mục tiêu nghiên cứu.

- Mục tiêu chung: Mục tiêu cơ bản, cuối cùng, tổng quát của đề tài nghiên cứu.

- Mục tiêu cụ thể: Phát triển mục tiêu chung thành các mục tiêu nhỏ hơn, ở mức độ chi tiết, nhằm nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh của đề tài.

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Địa bàn, cơ quan nghiên cứu.

Thời gian: Thời gian thu thập số liệu, thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan tài liệu

Nội dung phải tổng quan được tài liệu liên quan đến chủ đề của luận văn để làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung nghiên cứu. Tài liệu phải có tính cập nhật, viết có tính phân tích tổng hợp và chuẩn xác.

Phải ghi đầy đủ họ và tên tác giả, năm, tên bài nghiên cứu, số liệu, phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu.

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu.

Trình bày và thảo luận các khái niệm quan trọng nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các chỉ tiêu, công thức tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu đo lường được sử dụng trong đề tài nghiên cứu giúp người đọc hiểu được nghiên cứu của tác giả.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu: Trình bày chi tiết về số liệu được sử dụng trong nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích số liệu: Trình bày và thảo luận các lý thuyết, mô hình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các kết quả thực hiện về vấn đề nghiên cứu trong các nghiên cứu thực nghiệm trước để làm cơ sở cho các bổ sung.

- Xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn (ví dụ mô hình sự thỏa mãn của nhân viên, mô hình lòng trung thành của khách hàng…).

- Trình bày chi tiết về phương pháp phân tích.

Chương 4: Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu (Cơ quan hoặc địa bàn nghiên cứu)

Tên chương này phải điều chỉnh cho phù hợp với từng nội dung đề tài.

- Khái quát địa bàn nghiên cứu, tổ chức có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

- Tổng quan về môi trường vĩ mô, sản xuất kinh doanh của ngành, các thể chế, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu.

- Đánh giá thực trạng của đối tượng nghiên cứu.

Chương 5: Kết quả và thảo luận

Tên chương chỉ mang tính gợi ý, tùy theo nội dung nghiên cứu chương này có thể được điều chỉnh thành nhiều chương theo mục của đề tài.

4. Cách trình bày luận văn tốt nghiệp ngân hàng

Trang bìa: hình thức: bìa cứng, simili xanh in chữ nhũ vàng (đối với luận văn tốt nghiệp), bìa giấy cứng khổ giấy A4, màu xanh hoặc vàng nhạt (đối với báo cáo thực tập)

Trang bìa trong (trình bày giống trang bìa, đánh số trang dạng i,ii,iii,iv,v,vi,vii….)

Trang Lời cảm ơn: (đánh số trang tiếp thep trang bìa trong)

Trang Nhận xét của cơ quan tác giả thực tập (nếu có): đánh số trang tiếp theo phần lời cảm ơn.

Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn (đánh số trang tiếp theo của phần nhận xét của cơ quan thực tập)

Giảng viên hướng dẫn nhận xét các vấn đề:

- Kết cấu, phương pháp trình bày.

- Cơ sở lý luận

- Tính thực tiễn và khả năng ứng dụng của luận văn

- Các hướng nghiên cứu của đề tài có thể tiếp tục phát triển cao hơn.

- Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt). Không cho điểm vào trang nhận xét này.

Trang Nhận xét của người phản biện (đánh số trang tiếp theo trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn)

- Cần thể hiện rõ quan điểm của người phản biện

- Không cho điểm vào trang nhận xét này.

Trang Mục lục (tiếp theo nhận xét người phản biện)

Trang Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình,... (đánh số trang tiếp theo mục lục)

Trang lời mở đầu (đánh số lại từ đầu với kiểu 1,2,…)

- Viết ngắn gọn.

- Nói rõ lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, kết cấu của đề tài...

Phụ lục: đưa vào sau trang cuối cùng của chương cuối cùng của luận văn

Cách thể hiện luận văn:

- Luận văn viết trên khổ giấy A4, tối đa 50 trang và tối thiểu là 45 trang.

- Viết theo chương, mục, các tiểu mục. (không viết theo phần rồi mới đến chương, mục, tiểu mục,…)

- Mỗi trang đươc trình bày theo quy định (xem mẫu kèm theo)

- Tài liệu tham khảo bắt buộc phải ghi, đưa vào sau phụ lục, xếp theo thứ tự abc

- Đóng bằng đinh bấm, bọc gáy, không được đóng bằng lò xo - đục lỗ

- Canh lề:

+ Trái : 3cm,

+ Phải : 2cm,

+ Trên : 2cm,

+ Dưới : 2cm,

- Cách dòng: 1,3 – 1,5

- Chữ viết ở các trang của luận văn là size 13, Font Times New Roman, không được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp.

- Không được trích các câu tục ngữ, thành ngữ, sử dụng các hoa văn, hình vẽ để trang trí hoặc làm đề dẫn ở đầu mỗi trang, mỗi chương, mục,…

- Chữ in màu đen; hình vẽ, đồ thị, lô gô của trường ĐHNH… có thể in màu.

- Các chú thích phải đánh số và viết ghi chú ở cuối mỗi trang.

- Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…) để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang, đưa vào sau các trang danh mục các bảng, biểu, hình,…

- Cách đánh số các chương mục, tiểu mục phải theo quy định (xem mẫu kèm theo)

5. Kinh nghiệm khi làm luận văn tốt nghiệp ngân hàng

- Về việc chọn khóa luận tham khảo, sinh viên nên chọn các luận văn có đề tài gần giống với đề tài luận văn đang thực hiện, có bố cục tốt.

- Để nội dung luận văn tốt nghiệp đa dạng - có nhiều điểm mới hơn, sinh viên nên tìm nhiều nguồn thông tin tham khảo từ: sách, báo, tạp chí ngân hàng, công trình nghiên cứu khoa học về ngân hàng, báo cáo ngân hàng nước ngoài.

- Với phần cơ sở lý thuyết, thay vì sao chép y nguyên từ các nguồn tham khảo, muốn có sự khác biệt – nổi bật, sinh viên nên trình bày theo cách hiểu của mình đối với vấn đề về ngân hàng hiện nay, có dẫn chứng – ví dụ minh họa cụ thể.

- Với những sinh viên có đề tài luận văn tốt nghiệp tương tự nhau, có điểm chung nhau nên phối hợp trong việc tìm và chia sẻ tài liệu tham khảo về lĩnh vực ngân hàng để đỡ tốn thời gian và công sức.

- Sinh viên nên báo cáo tiến độ thực hiện luận văn tốt nghiệp định kỳ cho Giảng viên hướng dẫn dù không được yêu cầu, để biết đang làm đúng hay sai, cần bổ sung kịp thời hay bỏ bớt những phần thừa thãi. Có không ít trường hợp Luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành nhưng bị giáo viên phản biện đánh giá luận văn không đáp ứng điều kiện để báo cáo Hội đồng – đó là do người thực hiện không theo sát GV hướng dẫn, khiến nội dung trình bày không đúng trọng tâm.

- Tần suất trao đổi với GVHD nên từ 1 – 2 tuần/lần, có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua email. Nội dung trao đổi: thông tin ngắn gọn bạn đã làm gì, chuẩn bị làm gì, gặp khúc mắt ở đâu và cần tư vấn – định hướng gì cho vấn đề ngân hàng bạn lựa chọn…

- Trước khi in luận văn chính thức, sinh viên cần kiểm tra kỹ chính tả - các định dạng văn bản – số trang đối chiếu với mục lục, nên nhờ vài người thân hoặc bạn bè đọc lại cẩn thận để giúp nhận ra các lỗi mắc phải.

6. Danh mục đề tài luận văn Ngân hàng hay nhất

- Ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội

- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội

- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình.

- Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp

- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay

- Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hà Tây

- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán cho vay tại NHNo và PTNT huyện Quế Võ

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thanh toán hàng XNK bằng phương thức tính dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Đống Đa

- Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng công thương Hà Nam

- Hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư & Phát triển khu vực Gia Lâm

- Một số vấn đề về nâng cao công tác quản lý và sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang

- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội

- Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ

- Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình

- Một số vấn đề về kế toán cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta (chi nhánh ngân hàng liên doanh Chohung Vina)

- Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

- Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam

- Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Hai Bà Trưng

- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

- Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại

- Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vụ Bản

- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa

- Biện pháp tăng lợi nhuận ở Trung tâm TM dược phẩm - Hà Nội

- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHCTII-HBT

- Thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại

- Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ

- Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Hà Tây

- Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

- Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường tại các Ngân hàng thương mại

- ...

Trên đây là một số thông tin về luận văn tốt nghiệp như: quy trình viết luận văn tốt nghiệp, bố cục luận văn tốt nghiệp, cách trình bày và kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp giúp bạn đạt điểm cao. Bên cạnh đó, eLib còn chia sẻ một số đề tài luận văn tốt nghiệp Ngân hàng và các bài luận văn Ngân hàng mẫu dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Ngân hàng, cùng tìm hiểu để có thêm tư liệu tham khảo cho bài luận văn tốt nghiệp đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM