Xét nghiệm máu, sinh hóa

Xét nghiệm máu là bước không thể thiếu của một cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá các tình trạng cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số loại xét nghiệm máu phổ biến . Mời các bạn cùng eLib.VN tham khảo qua bài viết sau.

1. Xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm sinh hóa máu , là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

2. Các loại xét nghiệm máu 

2.1 Xét nghiệm công thức máu toàn phần

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC), hay xét nghiệm máu tổng quát, là kiểu xét nghiệm máu phổ biến nhất. Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn, chẳng hạn như thiếu máu, nhiễm trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu và rối loạn hệ miễn dịch. Xét nghiệm này đo lường nhiều phần khác nhau của máu.

2.2  Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là loại xét nghiệm nhằm đo nồng độ hay hoạt độ của một số chất trong máu, qua đó giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

3. Vì sao cần xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu và phát hiện rất nhiều bệnh như:

Bệnh về máu:

Kiểm tra các tế bào hồng cầu

Kiểm tra các tế bào bạch cầu

Kiểm tra các tiểu cầu

Hemoglobin (Hb)

Hematocrit (Hct)

Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)

Kiểm tra chức năng của gan (SGOT, SGPT) và chức năng thận

Xét nghiệm máu đối với chức năng thận đo nồng độ urê máu (BUN) và creatinin. Cả hai thành phần này đều là những chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hai thông số này bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận

Bệnh về đường huyết

Xét nghiệm máu cho biết lượng đường (glucose) có trong máu của bạn. Đường huyết vượt quá giới hạn có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym

Enzym giúp kiểm soát và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể. Có nhiều xét nghiệm kiểm tra enzym nhưng đối với enzym trong máu thì thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.

Nguy cơ bệnh tim và rối loạn mỡ máu

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định được nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở bệnh nhân thông qua các thông số xét nghiệm máu liên quan đến cholestero

4. Quy trình xét nghiệm máu 

  • Chuẩn bị xét nghiệm 

Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể bạn cần tuân theo trước khi làm xét nghiệm.

Ví dụ như tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, bạn có thể được yêu cầu:

- Tránh ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong tối đa 12 giờ.

- Ngừng dùng một loại thuốc nhất định.

Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ các hướng dẫn vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó việc xét nghiệm có thể phải trì hoãn hoặc lặp lại.

  • Quy trình xét nghiệm

Các xét nghiệm máu hầu hết chỉ mất vài phút để hoàn thành. Quá trình rút máu có thể rất nhanh từ 5 đến 10 phút nếu tĩnh mạch dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận. Xét nghiệm máu thường gồm lấy mẫu máu từ mạch máu ở cánh tay. Các mẫu máu ở trẻ em thường được lấy từ đầu ngón tay áp út.

Bước 1: Bác sĩ buộc xung quanh cánh tay một dây quấn để làm dòng máu chảy chậm lại và làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn, giúp việc lấy máu được dễ dàng.

Bước 2: Bác sĩ hoặc y tá lau sạch vùng da bằng chất khử trùng trước khi lấy mẫu máu.

Bước 3: Bác sĩ đưa một kim tiêm gắn vào ống tiêm hoặc ống chứa đặc biệt vào tĩnh mạch. Ống tiêm được sử dụng để rút mẫu máu. Bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc châm chích khi kim đi vào, nhưng không gây đau đớn.

Bước 4: Khi lấy mẫu xong, kim tiêm sẽ được rút ra. Bác sĩ, y tá áp một miếng bông chặt trên da một vài phút.

Bước 5: Băng vết thương nhỏ để giữ cho nó sạch sẽ.

Bước 6: Sau khi lấy máu, mẫu máu được đưa vào chai có dán nhãn tên và chi tiết của bạn. Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc thử nghiệm với hóa chất, tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra.

5. Khi nào và bao lâu cần xét nghiệm máu 

Xét nghiệm tổng quát giúp phát hiện sớm một số loại bệnh hoặc đưa ra những cảnh báo về các bệnh có thể mắc phải trong thời gian tới. Không chỉ người bệnh mà những người khỏe mạnh cũng cần đi xét nghiệm máu định kỳ, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, mỗi người cần làm xét nghiệm máu tổng quát 6 tháng/lần.

Các bài viết của eLib.VN chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Chủ động xét nghiệm là phương pháp hữu hiệu giúp bạn bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình và gia đình. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM