Triệu chứng đau răng - Nguyên nhân và cách điều trị
Đau răng là đau ở trong, xung quanh răng và hàm mà sâu răng là nguyên nhân chính. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Đau răng là tình trạng gì?
Đau răng là đau ở trong, xung quanh răng và hàm mà sâu răng là nguyên nhân chính. Đau răng có thể xảy ra theo nhiều cách, có thể chỉ là một cơn đau thoáng qua hoặc có thể kéo dài nhiều ngày. Mức độ đau răng dao động từ nhẹ đến nặng, cơn đau có thể “rõ nét” và bắt đầu một cách đột ngột, sau đó trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi bạn đang nằm.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng đau răng là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng đau răng thông thường là:
Đau nhói đột ngột hoặc liên tục, đau khi bạn tạo áp lực lên răng; Sưng xung quanh răng; Sốt hoặc đau đầu; Dịch hôi thối chảy ra khỏi chiếc răng bị sâu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
Đau răng kéo dài một hoặc hai ngày; Sốt; Đau dữ dội và khó chịu; Nướu sưng, đau khi bạn cắn, nướu đỏ hoặc chảy mủ hôi thối; Khó khăn khi thở hoặc nuốt; Đau tai, đau khi mở to miệng.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau răng?
Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau răng là sâu răng. Các loại đường và tinh bột trong thực phẩm sẽ tạo ra môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó hình thành mảng bám dính vào bề mặt răng. Bạn có thể nhận ra sâu răng khi có cảm giác đau khi ăn đồ ngọt, lạnh hoặc quá nóng.
Các nguyên nhân khác có thể gây ra đau răng bao gồm:
Sự tích tụ thức ăn và các mảnh vỡ giữa các răng; Nhiễm trùng ở chân răng hay nướu răng; Chấn thương răng, bao gồm chấn thương răng hoặc do nghiến răng; Răng hoặc chân răng gãy đột ngột; Răng tách ra khỏi nướu theo thời gian; Mọc răng xuyên qua nướu răng; Viêm xoang có thể được cảm nhận như đau răng; Răng áp-xe; Chuyển động lặp đi lặp lại, như nhai kẹo cao su hoặc nghiến răng.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải chứng đau răng?
Đau răng là một tình trạng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đau răng, chẳng hạn như:
Rối loạn ăn uống như chán ăn và/hoặc ăn vô độ; Chế độ ăn uống có nhiều đường; Khô miệng; Vệ sinh răng miệng kém; Không dùng chỉ nha khoa; Ợ nóng – nồng độ cao của axit dạ dày có thể làm xói mòn men răng; Hút thuốc, nhai trầu; Thuốc và các phương pháp dùng trong điều trị ung thư.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng đau răng?
Nha sĩ sẽ khám răng cho bạn và hỏi bệnh sử về răng để giúp chẩn đoán chứng đau răng. Bạn sẽ được hỏi về cơn đau, chẳng hạn như khi nào cơn đau bắt đầu, mức độ nghiêm trọng, vị trí, điều gì làm nặng thêm và điều gì làm dịu cơn đau. Nha sĩ sẽ kiểm tra miệng, răng, lợi, hàm, lưỡi, họng, xoang, tai, mũi và cổ. Trong một số trường hợp, nha sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang cũng như các xét nghiệm khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng đau răng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng đau răng?
Khi nha sĩ xác định được nguyên nhân gây ra chứng đau răng, họ có thể chọn phương pháp điều trị. Nếu là do sự xuất hiện lỗ sâu, nha sĩ có thể sẽ trám vào lỗ sâu hoặc nhổ răng. Nếu cơn đau răng là do bệnh nhiễm trùng từ dây thần kinh của răng thì cần hút tủy răng. Bác sĩ có thể sẽ cho sử dụng kháng sinh nếu bạn bị sốt hoặc sưng quai hàm. Nếu nguyên nhân là do trám lỏng lẻo hoặc bị hỏng, bác sĩ sẽ loại bỏ mẫu trám và trám lại chỗ đó.
Nếu bạn bị đau và có viêm kèm theo, nha sĩ có thể khuyên sử dụng liệu pháp ánh sáng laser lạnh, thường sẽ kết hợp với một phương pháp khác nữa. Thuốc giảm đau không kê toa hoặc thuốc chống viêm không steroid cũng có thể được sử dụng. Trong trường hợp các phương pháp điều trị không hiệu quả hoặc răng bị chen giữa bởi một chiếc răng khác và xương hàm, răng của bạn có thể cần phải được nhổ bỏ.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng đau răng?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Súc miệng bằng nước ấm; Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các hạt thức ăn hoặc mảng bám nằm ở hai hàm răng; Thoa ít dầu đinh hương vào một mảnh bông nhỏ rồi đưa trực tiếp đến chỗ răng lợi đau để làm dịu chỗ đau; Lấy một miếng gạc lạnh để bên ngoài của má trong trường hợp đau răng do chấn thương; Hạn chế ăn những thức ăn ngọt và nước giải khát; Sử dụng kem đánh răng có chứa florua ít nhất hai lần một ngày; Bỏ thuốc lá.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh đau răng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh nha chu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tủy răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mọc thừa răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mòn răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nghiến răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sâu răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Răng khấp khểnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Răng khôn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự kiểm tra vôi răng - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh tụt nướu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị