Răng khấp khểnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Răng của một số người mọc khấp khểnh, chồng chéo hoặc xoắn vào nhau có thể là do miệng của họ quá nhỏ khiến răng chụm vào nhau và làm cho chúng dễ bị thay đổi. Trong trường hợp khác, hàm trên và dưới của một người không cùng kích thước hoặc bị biến dạng dẫn đến hô khi hàm trên lồi ra quá mức hoặc móm khi hàm dưới nhô ra phía trước làm cho hàm dưới và răng cách xa răng hàm trên. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Răng của một số người mọc khấp khểnh, chồng chéo hoặc xoắn vào nhau có thể là do miệng của họ quá nhỏ khiến răng chụm vào nhau và làm cho chúng dễ bị thay đổi. Trong trường hợp khác, hàm trên và dưới của một người không cùng kích thước hoặc bị biến dạng dẫn đến hô khi hàm trên lồi ra quá mức hoặc móm khi hàm dưới nhô ra phía trước làm cho hàm dưới và răng cách xa răng hàm trên.
Ngoài ra, răng khấp khểnh có thể:
- Ảnh hưởng tới việc nhai;
- Khó giữ cho răng được sạch sẽ, tăng nguy cơ mất răng, sâu răng và viêm nướu;
- Đau răng, hàm và cơ, tăng nguy cơ gãy răng;
- Làm cho người mắc phải tình trạng này cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình và ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ.
Các răng sẽ không thể thực hiện được các chức năng quan trọng nếu chúng mọc lệch. Bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề này và làm thế nào để điều trị để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tiêu hóa chung của bạn.
2. Triệu chứng thường gặp
Tùy thuộc vào phân loại răng khấp khểnh, các triệu chứng của rối loạn có thể tinh tế hoặc nặng. Triệu chứng điển hình của răng khấp khểnh bao gồm:
- Liên kết các răng không đúng cách;
- Thay đổi hình dạng khuôn mặt;
- Cắn thường xuyên vào phần má bên trong hoặc lưỡi;
- Khó chịu khi nhai hoặc cắn;
- Vấn đề về giọng nói bao gồm nói ngọng;
- Thở qua miệng chứ không phải mũi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Răng khấp khểnh thường là một bệnh di truyền. Điều này có nghĩa là nó có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau.
Có một số tình trạng hay thói quen có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của hàm. Chúng bao gồm:
- Sứt môi, hở hàm ếch;
- Thường xuyên sử dụng núm vú sau 3 tuổi;
- Dùng bình bú kéo dài trong thời thơ ấu;
- Mút tay trong thời thơ ấu;
- Chấn thương dẫn đến sự sai lệch hàm;
- Khối u trong miệng hoặc hàm;
- Răng có hình dạng bất thường;
- Chăm sóc răng miệng kém do trám, mão hoặc niềng răng không đúng cách;
- Tắc nghẽn đường thở (thở bằng miệng) do bị dị ứng hoặc sưng amidan.
4. Nguy cơ mắc phải
Răng khấp khểnh là tình trạng khá thường gặp. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này vẫn chưa được biết và nhiều nhà khoa học tin rằng người bệnh di truyền từ gen của bố mẹ.
5. Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng răng khấp khểnh?
Răng khấp khểnh thường được chẩn đoán qua khám răng định kỳ. Nha sĩ sẽ kiểm tra răng của bạn và có thể thực hiện X-quang miệng để xác định xem răng có được liên kết đúng không. Nếu phát hiện răng bị khấp khểnh, nó sẽ được phân theo loại và mức độ nghiêm trọng. Có ba loại răng khấp khểnh chính:
- Loại 1. Răng khấp khểnh loại 1 được chẩn đoán khi răng hàm trên trùng với hàm răng dưới. Trong răng khấp khểnh loại này, vết cắn là bình thường và sự chồng chéo là nhẹ. Răng khấp khểnh loại 1 là phân loại phổ biến nhất;
- Loại 2. Răng khấp khểnh loại 2 được chẩn đoán khi xảy ra hô nặng. Tình trạng này, được gọi là thụt hàm có nghĩa là răng hàm trên chồng lấp đáng kể răng hàm dưới;
- Loại 3. Răng khấp khểnh loại 3 cũng được chẩn đoán khi móm nặng. Tình trạng này, còn được gọi là lồi hàm, có nghĩa là hàm dưới nhô ra phía trước. Điều này làm cho hàm răng dưới chồng lấp hàm răng trên.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng răng khấp khểnh?
Hầu hết những người có răng khấp khểnh nhẹ sẽ không cần bất kỳ điều trị nào. Tuy nhiên, nha sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chỉnh nha nếu răng của bạn khấp khểnh nghiêm trọng. Tùy thuộc vào loại răng khấp khểnh, bác sĩ chỉnh nha có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:
- Niềng răng để chỉnh vị trí của răng;
- Loại bỏ các răng để sửa chữa tình trạng răng mọc dày;
- Tái tạo, liên kết hoặc đóng nắp răng;
- Phẫu thuật để định hình lại hoặc rút ngắn hàm;
- Cột hoặc bọc để ổn định xương hàm.
Phương pháp điều trị các rối loạn có thể dẫn đến một số biến chứng, bao gồm:
- Sâu răng;
- Đau hoặc khó chịu;
- Kích ứng miệng từ việc sử dụng các thiết bị chẳng hạn như niềng răng;
- Khó nhai hoặc nói trong khi điều trị.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Việc ngăn ngừa rối loạn này có thể khó khăn vì hầu hết các trường hợp răng khấp khểnh là do di truyền. Các mẹ nên hạn chế sử dụng núm vú giả và chai để giúp giảm sự thay đổi trong sự phát triển của xương hàm của trẻ. Việc phát hiện sớm các răng khấp khểnh có thể giúp làm giảm thời gian (và mức độ nghiêm trọng) của các điều trị cần thiết để khắc phục tình trạng của răng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Răng khấp khểnh, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh nha chu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tủy răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng đau răng - Nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mọc thừa răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mòn răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nghiến răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sâu răng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Răng khôn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự kiểm tra vôi răng - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh tụt nướu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị