Bệnh ung thư môi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Ung thư môi là sự phát triển ngoài tầm kiểm soát của các tế bào bất thường và hình thành nên những tổn thương hoặc khối u trên da môi. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị nào là hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Ung thư môi là gì?
Ung thư môi là sự phát triển ngoài tầm kiểm soát của các tế bào bất thường và hình thành nên những tổn thương hoặc khối u trên da môi.
Ung thư dạng này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào dọc theo da môi (trên hoặc dưới) nhưng phổ biến nhất là ở bờ môi dưới. Ung thư môi được coi là một loại của ung thư miệng.
Hầu hết các bệnh ung thư môi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Phác đồ điều trị bệnh thường có phẫu thuật.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư môi là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Các vết loét khó lành. Thông thường, vết loét môi biểu hiện ung thư thường có dạng cục với các mảng trắng ở quanh môi hoặc những vị trí gần môi (xung quanh miệng). Những vết loét, sưng lở này kéo dài trên 2 tuần và không đáp ứng với thuốc hay các biện pháp điều trị khác. Người bệnh gặp nhiều khó khăn và đau đớn khi nhai, nuốt.
- Xuất hiện khối u. Các khối u ung thư không chỉ xuất hiện trên môi mà còn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, cổ họng. Vì vậy, nếu sờ, thấy hoặc cảm nhận được bên trong khoang miệng/môi có khối u bất thường thì nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
- Thay đổi màu sắc môi. Khi các tế bào ung thư phát triển thì vùng da môi không còn bình thường mà có thể chuyển sang màu nhợt hơn hoặc thâm sạm đi.
- Da môi dày hơn. Da môi có thể trở nên thô dày hoặc khô cứng, thậm chí chảy máu tại các vết loét.
- Môi bị tê, đau, ngứa ran hoặc những cảm giác bất thường khác mà không rõ lý do.
Triệu chứng của bệnh không chỉ xuất hiện ở môi mà còn có thể bắt gặp ở những vị trí khác nhau trên cơ thể như sưng hàm, sưng hạch, sụt cân không rõ nguyên nhân, răng lung lay, dễ rụng.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của ung thư môi là gì?
Đến nay, nguyên nhân gây ra ung thư môi vẫn chưa được biết rõ. Nhìn chung, ung thư xảy ra khi các tế bào xuất hiện những thay đổi (đột biến) trong ADN, khiến chúng bắt đầu nhân lên không kiểm soát rồi vẫn tiếp tục tồn tại thay vì già và chết đi như các tế bào khỏe mạnh bình thường. Các tế bào này tích tụ tạo thành một khối u có khả năng xâm lấn (ung thư di căn) và phá hủy các mô bình thường khác trong cơ thể.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư môi bao gồm:
- Sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức như hút thuốc lá, xì gà, thuốc tẩu, thuốc lá điện tử, thuốc lá nhai…
- Người có nước da sáng;
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều;
- Người có hệ miễn dịch suy yếu;
- Nhiễm HPV;
- Nghiện rượu.
Bên cạnh đó, nam giới có tỷ lệ mắc ung thư môi cao hơn nữ. Bệnh thường phát hiện ở những người trên 40 tuổi.
4. Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ung thư môi?
Các xét nghiệm và quy trình được sử dụng để chẩn đoán ung thư môi bao gồm:
- Thăm khám lâm sàng. Ngoài các câu hỏi về bệnh sử, thói quen, triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra môi, miệng, mặt và cổ để tìm dấu hiệu ung thư.
- Sinh thiết. Bác sĩ tiến hành lấy một mẫu mô nhỏ để xét nghiệm. Trong phòng thí nghiệm, mẫu mô được phân tích để xác định ung thư nếu có, loại ung thư và mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư.
- Chẩn đoán hình ảnh học. Các xét nghiệm hình ảnh có thể kiểm tra để xác định liệu ung thư di căn nếu có. Người bệnh thường được chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).
Những phương pháp điều trị ung thư môi
Các phương pháp điều trị ung thư môi bao gồm:
- Phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là để loại bỏ tế bào ung thư và rìa mô khỏe mạnh bao quanh. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo hình môi để người bệnh vẫn giữ được khả năng ăn, uống, nói chuyện bình thường. Phẫu thuật áp dụng các kỹ thuật hiện đại để giảm thiểu tình trạng sẹo. Nếu mức độ ung thư nặng, việc tạo hình môi sau mổ sẽ cần có bác sĩ thẩm mỹ chỉnh hình vì cần dùng da và mô từ vị trí khác trên cơ thể.
- Xạ trị. Xạ trị sử dụng các chùm tia năng lượng mạnh như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp xạ trị có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp sau phẫu thuật. Bức xạ sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư ở môi và các hạch bạch huyết ở cổ nếu có. Xạ trị thường dùng máy phát xạ lớn với các chùm năng lượng tập trung chính xác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bức xạ có thể được đưa trực tiếp vào môi người bệnh (gọi là liệu pháp cận xạ trị – brachytherapy), cho phép bác sĩ sử dụng liều phóng xạ cao hơn.
- Hóa trị. Hóa trị sử dụng các loại thuốc mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối với ung thư môi, đôi khi hóa trị được sử dụng kết hợp với xạ trị để tăng hiệu quả điều trị. Trong trường hợp ung thư tiến triển lan sang các khu vực khác của cơ thể, người bệnh sẽ được hóa trị nhằm làm thuyên giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, giúp người bệnh thoải mái hơn.
- Điều trị trúng đích bằng thuốc. Các phương pháp điều trị bằng thuốc tập trung vào các điểm yếu cụ thể có trong các tế bào ung thư. Bằng cách ngăn chặn những điểm yếu này, điều trị trúng đích bằng thuốc có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư. Liệu pháp này thường được kết hợp với hóa trị.
- Liệu pháp miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch là một cách điều trị bằng thuốc giúp hệ miễn dịch chống lại ung thư. Hệ miễn dịch có thể không tấn công được ung thư vì các tế bào ung thư tạo ra protein giúp chúng “giấu mình” khỏi các tế bào của hệ miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình đó. Đối với ung thư môi, liệu pháp này có thể được sử dụng khi ung thư tiến triển và các phương pháp điều trị khác không thể đáp ứng nữa.
Ung thư môi hoàn toàn có thể chữa khỏi vì môi là cơ quan rất dễ nhìn thấy được tổn thương. Do đó, khả năng phát hiện được bệnh sớm để điều trị kịp thời sẽ cao hơn các loại ung thư khác. Tỷ lệ sống sót mà không tái phát bệnh sau 5 năm là trên 90%.
Tuy nhiên, nếu từng bị ung thư dạng này trong quá khứ thì nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác như ung thư đầu, cổ hay miệng cũng sẽ tăng lên. Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh nên định kỳ thăm khám để kiểm tra tình hình sức khỏe thường xuyên.
5. Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa ung thư môi?
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần thực hiện những điều sau:
- Ngừng sử dụng thuốc lá hoặc không hút thuốc. Sử dụng thuốc lá có thể làm các tế bào môi dễ bị tổn thương hơn vì tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư nguy hiểm.
- Tránh ánh nắng mặt trời vào giữa ngày. Nếu có thể, hãy thay đổi thời gian hoạt động ngoài trời vào những thời điểm khác trong ngày, ngay cả trong mùa đông hoặc khi trời nhiều mây. Tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) từ máy nhuộm da cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư môi.
- Sử dụng son chống nắng cho môi hằng ngày. Nên chọn son chống nắng phổ rộng với SPF ít nhất là 30. Hãy thoa son chống nắng dày lớp và thoa lại sau mỗi 2 giờ. Nếu có tiếp xúc nước như đi bơi hay đổ mồ hôi thì nên thường xuyên thoa lại.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Ung thư môi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh nhiệt miệng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch sản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tay chân miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cứng hàm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cứng lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuyến nước bọt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng miệng bỏng rát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hôi miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lưỡi bản đồ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lưỡi lông đen - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh khô miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nấm candida miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng liken phẳng ở miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến nước bọt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nứt lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiệt miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vàng lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến nước bọt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị