Thuốc Amoxicillin - Điều trị đại trà các bệnh nhiễm khuẩn

Amoxicillin được sử dụng điều trị đại trà các bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh này chỉ điều trị chứng nhiễm khuẩn, không trị nhiễm virus. Để biết thuốc có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé.

Thuốc Amoxicillin - Điều trị đại trà các bệnh nhiễm khuẩn

Amoxicillin là một thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Hoạt chất này có tác dụng chống lại rất nhiều vi khuẩn thuộc cả gram dương và gram âm, thường được dung nạp tốt.

1. Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc amoxicillin

Amoxicillin được sử dụng trong điều trị nhiều tình trạng nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn gây ra, như viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai mũi họng, da hay nhiễm trùng đường tiết niệu.

Amoxicillin cũng có khi được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng gây ra bởi vi khuẩn H. pylori và ngăn ngừa viêm loét tái phát.

Nếu bạn mắc các bệnh về tim (như bệnh van tim), bác sĩ có thể chỉ định thuốc này trước khi thực hiện một thủ thuật hay phẫu thuật y khoa nào để ngăn ngừa nhiễm trùng tim.

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn. Thuốc sẽ không hiệu quả để điều trị nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm…). Việc sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và tăng khả năng bị đề kháng kháng sinh.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc amoxicillin cho người lớn

Liều thông thường khi bị nhiễm khuẩn actinomycosis: uống 500 mg, 3 lần/ ngày hoặc uống 875 mg, hai lần/ngày trong vòng 6 tháng.

Liều dự phòng thông thường cho bệnh than : uống 500 mg mỗi 8 giờ.

Liều thông thường dành cho bệnh ngoài da do trực khuẩn than: 500 mg, uống ba lần một ngày.

Liều giải phóng tức thì cho người bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: uống một liều 2g duy nhất khoảng 30–60 phút làm thủ thuật điều trị.

Liều thông thường khi bị nhiễm Chlamydia: 500mg/lần, uống 3 lần mỗi ngày trong vòng 7 ngày ở bệnh nhân mang thai để thay thế cho azithromycin khi người bệnh mẫn cảm với kháng sinh macrolid.

Liều thông thường khi viêm bàng quang: uống 250–500mg x 3 lần/ngày, trong khoảng 3–7 ngày. Ngoài ra, có thể uống 500–875mg x 2 lần/ngày.

Liều dùng khi nhiễm khuẩn đường tiết niệu: uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong 3–7 ngày hoặc uống 500-875 mg x 2 lần/ngày.

Liều dùng khi nhiễm Helicobacter pylori: uống 1g x 2–3 lần/ngày trong vòng 14 ngày.

Liều dùng cho người mắc bệnh Lyme: uống 500mg x 3 lần/ngày, trong vòng 14–30 ngày.

Liều dùng trong bệnh lý viêm tai giữa: uống 250-500mg x 3 lần/ngày trong vòng 10–14 ngày hoặc có thể uống 500–875mg x 2 lần/ngày.

Liều cho người lớn bị viêm phổi: uống 500mg x 3 lần một ngày hoặc uống 875 mg x 2 lần/ngày, có thể dùng trong 7–10 ngày nếu nghi ngờ viêm phổi.

Liều cho người lớn bị viêm xoang: uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong vòng 10-14 ngày; cách khác, uống 500-875 mg hai lần/ngày.

Liều cho người viêm da hoặc viêm mô mềm: uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong vòng 7–10 ngày hoặc uống 500-875mg  x 2 lần/ngày.

Liều thông thường cho viêm đường hô hấp trên: uống 250–500mg 3 lần/ngày, trong vòng 7-10 ngày hay uống 500–875mg x 2 lần/ngày.

Liều dùng cho người bệnh mắc chứng viêm phế quản: uống 250–500mg x 3 lần/ngày, dùng thuốc trong vòng 7-10 ngày hoặc cách khác là uống 500-875 mg hai lần/ngày.

Liều dùng khi bị viêm amidan/ viêm họng:

Viên phóng thích tức thời: uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong vòng 7–10 ngày hoặc, uống 500–875 mg x 2 lần/ ngày. Viên phóng thích kéo dài: uống 775 mg uống mỗi ngày một lần trong vòng 1 giờ sau bữa ăn, dùng trong 10 ngày. Loại thuốc này thùng cho các bệnh nhiễm trùng thứ phát như do Streptococcus pyogenes. Liều cho người lớn bị nhiễm khuẩn: uống 250 đến 500 mg 3 lần/ ngày trong vòng 7-21 ngày; cách khác, uống 500-875 mg hai lần/ ngày.

Liều dùng thuốc amoxillin

Liều dùng thuốc amoxillin cho trẻ em như thầy nào?

Liều dùng cho trẻ bị viêm nội tâm mạc: uống một liều duy nhất 50 mg/kg trước khi làm bất kỳ thủ thuật nào. Tối đa là 2g/lần.

Liều dự phòng cho bệnh than: uống 80 mg/kg/ngày thành các liều bằng nhau dùng mỗi 8 giờ. Liều tối đa là 500 mg.

Liều dùng khi nhiễm khuẩn Bacillus anthracis ngoài da: uống 80 mg/kg/ngày thành các liều bằng nhau dùng mỗi 8 giờ, tối đa  500mg.

Liều dùng thông thường cho trẻ bị viêm tai giữa:

4 tuần tuổi – 3 tháng tuổi: uống 20-30 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần dùng mỗi 12 giờ. 4 tháng tuổi – 12 tuổi: uống 20–50 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần dùng mỗi 8–12 giờ. Viêm tai giữa cấp tính do có sự kháng thuốc mạnh của vi khuẩn viêm phổi Streptococcus có thể cần dùng liều ở mức 80–90 mg/kg/ngày, chia làm 2 liều bằng nhau dùng trong 12 giờ.

Liều cho trẻ em bị viêm da hoặc nhiễm trùng mô mềm:

4 tuần tuổi – 3 tháng tuổi: uống 20–30 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần dùng mỗi 12 giờ. 4 tháng tuổi – 12 tuổi: uống 20–50 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần dùng mỗi 8 đến 12 giờ.

Liều cho trẻ em bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

4 tuần tuổi – 3 tháng tuổi: uống 20–30 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần dùng mỗi 12 giờ. 4 tháng tuổi – 12 tuổi: uống 20–50 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần dùng mỗi 8 đến 12 giờ.

Liều thông thường cho trẻ bị viêm phổi: uống 40–50 mg/kg/ngày chia nhỏ liều, dùng mỗi 8 giờ.

Liều cho trẻ em bị viêm amiđan/ viêm họng:

4 tuần tuổi – 3 tháng tuổi: uống 20–30 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần dùng mỗi 12 giờ. 4 tháng tuổi – 12 tuổi: uống  20–50 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần dùng mỗi 8–12 giờ. 12 tuổi trở lên: Viên phóng thích tức thời: uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong vòng 7–10 ngày hoặc uống 500–875mg x 2 lần/ngày. Viên phóng thích kéo dài: uống 775mg mỗi ngày một lần trong vòng 1 giờ sau bữa ăn, dùng trong 10 ngày; dùng cho các bệnh nhiễm trùng thứ phát Streptococcus pyogenes.

3. Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không dùng với lượng nhiều hơn, ít hơn hay lâu hơn. Bạn nên dùng thuốc vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày.

Một số dạng của amoxicillin có thể được dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc để biết thuốc có thể uống cùng với thức ăn hay không.

Đối với dạng dung dịch, bạn nên lắc đều trước khi dùng thuốc. Bạn nên đo dung dịch thuốc bằng dụng cụ chia liều chuyên dụng. Nếu không có, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ cách ước chừng lượng thuốc cần uống. Bạn có thể uống dung dịch thuốc trực tiếp hoặc dùng chung với nước sữa, nước ép trái cây. Lưu ý, bạn uống thuốc hết ngay, không được để lại cho những lần dùng sau.

Thuốc viên nhai nên được nhai trước khi nuốt. Tuy nhiên, bạn không nghiền nát, nhai, hoặc phá vỡ các dạng viên nén phóng thích hay bao phim, hãy nuốt toàn bộ viên thuốc với nước.

Hãy nhớ, đừng tự ý ngưng dùng thuốc dù các triệu chứng nhiễm trùng đã giảm bớt vì có thể làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Amoxicillin cũng không có hiệu quả trong điều trị các tình trạng nhiễm do virus như cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Do đó, bạn chỉ dùng thuốc kháng sinh khi được chỉ định từ bác sĩ và dùng đủ liều lượng.

Bạn nên làm gì nếu dùng quá liều thuốc?

Hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất nếu bạn nghĩ rằng mình đã sử dụng thuốc quá liều.

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm nhầm lẫn, thay đổi hành vi, phát ban da nghiêm trọng, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc động kinh (co giật hoặc co giật).

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

4. Thận trọng/Cảnh báo

Khi dùng thuốc amoxicillin, bạn cần lưu ý những gì?

Bạn không nên dùng amoxicillin nếu bị dị ứng với bất kỳ thuốc kháng sinh nào thuộc nhóm penicillin, như ampicillin, dicloxacillin, oxacillin, penicillin hoặc ticarcillin.

Trước khi dùng amoxicillin, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu:

Bị dị ứng với amoxicillin, penicillin, cephalosporin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Đang sử dụng các thuốc kê theo toa và không kê theo toa khác (bao gồm thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, vitamin bổ sung). Hãy chắc chắn để đề cập đến các thuốc sau đây: chloramphenicol, các kháng sinh khác và probenecid. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc hoặc theo dõi cẩn thận để hạn chế tác dụng phụ xảy ra. Đang hoặc có tiền sử mắc bệnh thận, dị ứng, hen suyễn, sốt mùa hè, nổi mề đay, phenylceton niệu, bệnh gan, mononucleosis, tiền sử bị tiêu chảy do kháng sinh, dị ứng thức ăn hoặc thuốc

Các thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng tiêu chảy do làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Nếu bạn đi tiêu lỏng hoặc có máu trong phân, hãy ngừng dùng amoxicillin và đến gặp bác sĩ. Không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy trừ khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú hay sau phẫu thuật…)

Amoxicillin có thể không gây hại cho thai nhi, nhưng bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc có dự định mang thai trong khi điều trị.

Thuốc cũng có thể truyền qua sữa mẹ và gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Bạn nên nói với bác sĩ nếu bạn đang cho con bú trước khi dùng thuốc này.

5. Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp phải tác dụng phụ nào khi dùng thuốc amoxicillin?

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng nào, như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng bạn có thể gặp phải khi uống thuốc này bao gồm:

Đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa Ngứa âm đạo, tiết dịch Đau đầu Lưỡi sưng, có màu đen, hoặc nổi “gai” lưỡi

Đôi khi, người bệnh có khả năng gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, như:

Có các mảng trắng hoặc lở loét trong miệng hoặc trên môi Sốt, sưng hạch, nổi mẩn, ngứa, đau khớp, hoặc cảm giác bị bệnh nói chung Da tái hoặc vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, sốt, rối loạn hay suy yếu Ngứa ran, tê, đau, suy nhược cơ nặng Bầm tím, chảy máu bất thường (ở mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), xuất hiện đốm tím hoặc đỏ dưới da Dị ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da, đi kèm phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc vùng cơ thể phía trên), gây phồng rộp và bong tróc

Nói chung, người già và trẻ em, những người có các tình trạng bệnh lý nhất định (như gan, thận, bệnh tim, tiểu đường, động kinh) hoặc những người dùng thuốc sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các tác dụng phụ của thuốc amoxicillin.

Trên đây không phải là tất cả tác dụng phụ của amoxicillin. Nếu bạn có nhận thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn nào xuất hiện, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

6. Tương tác thuốc

Amoxicillin có thể tương tác với những thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể xảy ra tương tác khi dùng chung với amoxicillin là:

Acrivastine Bupropion Chlortetracycline Demeclocycline Doxycycline Lymecycline Meclocycline Methacycline Methotrexate Minocycline Oxytetracycline Rolitetracycline Tetracycline Venlafaxine Warfarin Acenocoumarol Probenecid

Amoxicillin có thể tương tác với những đồ ăn, thức uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Actisoufre?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Dị ứng với penicilin hoặc kháng sinh cephalosporin (ví dụ, cefaclor, cefadroxil, cephalexin) Bệnh bạch cầu đơn nhân (nhiễm virus) Bệnh thận nặng Phenylceton niệu

7. Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc amoxicillin như thế nào?

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, không để ở nơi có độ ẩm, nhiệt độ cao và có ánh nắng. Bạn có thể cất dung dịch amoxicillin vào tủ lạnh nhưng đừng để đông đá. Vứt bỏ bất kỳ loại dung dịch thuốc nào không được sử dụng trong vòng 14 ngày sau khi đã được sử dụng lần đầu tiên.

8. Dạng bào chế

Amoxicillin có những dạng và hàm lượng nào?

Có rất nhiều biệt dược trên thị trường chứa hoạt chất này. Thông thường, amoxicillin có những dạng và hàm lượng như sau:

Viên nang, thuốc uống: 250mg, 500mg Viên nén phóng thích kéo dài, đường uống: 775mg Viên nén phóng thích tức thời, đường uống: 875mg Dung dịch thuốc amoxicillin đường uống

Ngoài ra, amoxicillin có khi được bào chế dưới rất nhiều hàm lượng như amoxicillin 125mg, amoxicillin 625mg, amoxicillin 1000mg (amoxicillin 1g)…

Những thông tin về Amoxicillin được eLib.VN đề cập trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế được chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần lưu ý để dùng sản phẩm đúng mục đích, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM