Thuốc Ameflu - Điều trị các triệu chứng do cảm lạnh và cảm cúm

Ameflu thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm, đồng thời điều trị các tình trạng khác. Để biết thuốc có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé!

Thuốc Ameflu - Điều trị các triệu chứng do cảm lạnh và cảm cúm

Tên thuốc: Ameflu
Phân nhóm: thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau hạ sốt
Dạng bào chế: viên nén dài bao phim

1. Tác dụng

Tác dụng của thuốc Ameflu là gì?

Thuốc Ameflu được dùng để điều trị các triệu chứng do cảm lạnh và cảm cúm gây ra như ho, sốt, nhức đầu, chóng mặt, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt,…

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng cho trẻ em (dùng Ameflu siro)

Trẻ em từ  4 – 5 tuổi:

  • Dùng 5ml/lần
  • Mỗi ngày dùng từ 4 – 5 lần
  • Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ
  • Không dùng quá 5 lần/ 24 giờ

Trẻ em từ 6 – 11 tuổi:

  • Dùng 10ml/lần
  • Mỗi ngày dùng từ 4 – 5 lần
  • Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ
  • Không dùng quá 5 lần/ 24 giờ

Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 4 tuổi.

Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi (dạng thuốc viên)

  • Dùng 1 – 2 viên/ lần
  • Ngày dùng từ 2 – 3 lần

Thời gian dùng Ameflu thuốc tối đa không quá 7 ngày. Tuyệt đối không tự ý kéo dài thời gian sử dụng Ameflu nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.

3. Cách dùng

Cách dùng thuốc Ameflu phụ thuộc vào dạng bào chế. Trước khi uống thuốc, cần tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi với bác sĩ để biết cách sử dụng.

Viên nén

Dùng trực tiếp với một ly nước đầy, không dùng thuốc với nước ép trái cây hoặc sữa nếu không có yêu cầu từ bác sĩ. Việc nghiền, bẻ hoặc pha loãng thuốc có thể khiến hàm lượng thuốc hấp thu tăng lên, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Dạng siro

Với dạng thuốc này, bạn nên sử dụng dụng cụ đo lường trong y tế để lấy thuốc. Điều này đảm bảo trẻ uống đủ liều lượng chỉ định.

4. Tác dụng phụ

Ameflu có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Cần chủ động thông báo với bác sĩ nếu các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Mệt mỏi
  • Đỏ bừng
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Bồn chồn
  • Khó ngủ
  • Lo lắng
  • Yếu sức

5. Thận trọng/Cảnh báo

Nếu trẻ bị nôn sau khi uống thuốc, bạn có thể sử dụng thuốc đặt hậu môn cho trẻ để thay thế. Trao đổi với bác sĩ để được chỉ định liều dùng thích hợp.

Hạn chế hút thuốc trong thời gian điều trị. Khói thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan khi dùng thuốc có chứa hoạt chất paracetamol.

Nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú, hãy trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định sử dụng. Nếu nguy cơ lớn hơn lợi ích, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

6. Tương tác thuốc 

Tương tác là hiện tượng Ameflu phản ứng với những nhóm thuốc, thảo dược và vitamin. Tương tác có thể khiến hoạt động của thuốc thay đổi, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

Ameflu có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Thuốc ức chế men monoaminoxydase (IMAO): thuốc điều trị tâm thần, trầm cảm, thuốc trị bệnh Parkinson,…
  • Thuốc chống co giật: isoniazid, carbamazepine, barbiturate, phenytoin,…
  • Thuốc chẹn beta: reserpine, methyldopa, guanethidin, debrisoquin,…
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: imipramine, amitriptyline,…
  • Digoxin: dùng đồng thời với Ameflu có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc đau tim.
  • Atropine: Ameflu có thể làm tác dụng của Atropine
  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương: dùng đồng thời với Ameflu có thể tăng hoạt động của nhóm thuốc này.

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Ameflu. Do đó, cần chủ động trình bày với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra.

7. Bảo quản thuốc

Với thuốc dạng siro, bạn nên đóng chặt nắp sau khi dùng để tránh tình trạng biến chất. Bảo quản Ameflu ở nhiệt độ phòng, dao động từ 15 – 30 độ C. Tránh để thuốc tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc đặt thuốc ở nơi ẩm thấp.

Khi thuốc có dấu hiệu hư hại, ẩm mốc bạn không nên tiếp tục sử dụng. Dùng thuốc ở trạng thái này có thể khiến tác dụng điều trị suy giảm, thậm chí làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm cho người dùng. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

8. Dạng bào chế

Ameflu có các dạng bào chế sau:

  • Ameflu siro: thuốc dạng siro – dung tích 30ml và 60ml
  • Ameflu ban ngày (Ameflu day time)
  • Ameflu ban đêm (Ameflu night time): hộp có màu xanh dương, thuốc dạng viên nén. Giá
  • Ameflu siro thường được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Người lớn và trẻ từ 12 tuổi có thể dùng thuốc ở dạng viên uống.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Ameflu mà eLib.VN đã tổng hợp được. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM