Thuốc Amphotericin B - Điều trị nhiều chứng nhiễm trùng nấm

Mời các bạn cùng tham khảo thông tin về  công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng thuốc Amphotericin B mà eLib.VN đã tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người.

Thuốc Amphotericin B - Điều trị nhiều chứng nhiễm trùng nấm

1. Tác dụng

Tác dụng của amphotericin B là gì?

  • Thuốc này được sử dụng để điều trị nhiều chứng nhiễm trùng nấm nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của nấm.
  • Thuốc cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa chứng nhiễm trùng nấm ở những bệnh nhân bị sốt và lượng bạch cầu trong máu thấp (bạch cầu trung tính) hoặc bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu (như do HIV, ghép tạng hoặc ung thư).

Bạn nên dùng amphotericin B như thế nào?

  • Thuốc này thường được tiêm tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường dùng một lần/ngày hoặc dùng cách ngày. Thuốc nên được tiêm chậm trong 2-6 giờ. Bác sĩ có thể tiêm lượng nhỏ vào lần đầu tiên để kiểm tra phản ứng của bạn đối với thuốc. Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe, trọng lượng, sự thích ứng với liều thử nghiệm và khả năng đáp ứng điều trị của bạn. Nếu đã ngưng dùng thuốc trong 7 ngày hoặc lâu hơn, sau đó bạn nên bắt đầu dùng lại thuốc với liều thấp nhất và tăng dần liều dùng.
  • Nếu bạn tự tiêm thuốc này ở nhà, hãy tìm hiểu tất cả những thứ cần chuẩn bị và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ. Trước khi sử dụng, kiểm tra sản phẩm nếu thuốc xuất hiện các hạt hoặc đổi màu. Nếu một trong hai hiện tượng trên xuất hiện, không sử dụng thuốc đó. Tìm hiểu cách bảo quản và loại bỏ vật dụng y tế một cách an toàn.
  • Có thể cần tiếp tục dùng thuốc này trong vòng vài tuần đến vài tháng để điều trị một số chứng nhiễm trùng nhất định. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể dẫn đến tái nhiễm trùng. Báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.

Bạn nên bảo quản amphotericin B như thế nào?

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng amphotericin B cho người lớn là gì?

  • Liều dự phòng cho người lớn bị nhiễm nấm:

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn Candidiasis khi cấy ghép: tiêm 10-20 mg mỗi ngày .

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn Candidiasis trong các giai đoạn rủi ro (trong vòng 3 ngày hoặc lâu hơn):  0,25 mg/kg mỗi ngày.

  • Liều cho người bị nhiễm nấm Aspergillosis – Aspergilloma: tiêm tĩnh mạch 0,25 mg/kg mỗi ngày.
  • Liều cho người bị nhiễm nấm Aspergillosis – xâm nhập lan rộng: tiêm tĩnh mạch 0,5-0,6 mg/kg mỗi ngày.
  • Liều cho người bị nhiễm nấm Blastomycosis: tiêm tĩnh mạch 0,5-1 mg/kg mỗi ngày.
  • Liều cho người bị nhiễm nấm Candida đường tiết niệu

Nhiễm trùng Candiduria:  tiêm tĩnh mạch 0,3-1 mg/kg mỗi ngày trong 1-7 ngày. Tráng bàng quang: đưa 5-50 mg/L vào bàng quang trong 60 đến 90 phút và để ráo nước, thực hiện 4 lần/ngày trong vòng 2-5 ngày.

  • Liều cho người bị nhiễm Candidemia:

Bạch huyết cầu bình thường: tiêm tĩnh mạch 0,6-1 mg/kg mỗi ngày.

Bạch huyết cầu thấp: tiêm tĩnh mạch 0,7-1 mg/kg mỗi ngày.

Viêm màng não: tiêm tĩnh mạch 0,7-1 mg/kg mỗi ngày kết hợp với flucytosine.

Viêm nội tâm mạc: tiêm tĩnh mạch 0,6-1 mg/kg mỗi ngày trong ít nhất 6 tuần sau khi thay van tim; có thể sử dụng flucytosine đồng thời.

Nhiễm trùng mãn tính phổ biến: tiêm tĩnh mạch 0,6-0,7 mg/kg mỗi ngày.

  • Liều cho người bị nhiễm khuẩn Coccidioidomycosis:

Nhiễm trùng đường hô hấp: tiêm tĩnh mạch 0,5-1 mg/kg mỗi ngày đến mức tối đa 1,5 mg/kg mỗi ngày trong vòng 4-12 tuần.

  • Liều cho người nhiễm khuẩn Coccidioidomycosis – Viêm màng não: 0,01-1,5 mg tiêm bên trong hộp sọ.
  • Liều cho người nhiễm khuẩn Cryptococcus viêm màng não – miễn dịch kí sinh trùng: tiêm tĩnh mạch 0,7-1 mg/kg mỗi ngày trong vòng 6-10 tuần.
  • Liều cho người bị nhiễm khuẩn Cryptococcus Viêm màng não – miễn dịch kí sinh trùng: tiêm tĩnh mạch 0,7-1 mg/kg mỗi ngày kết hợp dùng flucytosine trong 2 tuần, tiếp tục dùng fluconazole trong tối thiểu 10 tuần.
  • Liều cho người bị nhiễm khuẩn Cryptococcus:

Ở phổi: tiêm tĩnh mạch 0,5-1 mg/kg mỗi ngày trong  6-10 tuần.

  • Liều cho người bị nhiễm khuẩn candidiasis ở thực quản:

Nhiễm khuẩn candidiasis nặng hoặc dai dẳng: tiêm tĩnh mạch 0,25 mg/kg mỗi ngày

Liều cho người bị nhiễm nấm gây viêm nội tâm mạc: tiêm tĩnh mạch 0,25 mg/kg mỗi ngày.

  • Liều cho người bị nhiễm khuẩn histoplasmosis – miễn dịch kí sinh trùng:

Phổi: tiêm tĩnh mạch 0,7 mg/kg mỗi ngày.

  • Liều cho người bị nhiễm khuẩn histoplasmosis – Viêm màng não: tiêm tĩnh mạch 0,7-1 mg/kg mỗi ngày để hoàn thành tổng liều cần dùng 35 mg/kg trong 3-4 tháng.
  • Liều cho người bị nhiễm nấm Cryptococcus Viêm màng não – ức chế miễn dịch sinh vật kí sinh:

Tiêm tĩnh mạch 0,7-1 mg/kg mỗi ngày.

Cộng với dùng flucytosine trong 2 tuần, tiếp theo hãy dùng fluconazole trong tối thiểu 10 tuần.

  • Liều cho người bị nhiễm nấm miệng: nấm candidiasis dai dẳng hoặc trong cổ họng: tiêm tĩnh mạch 0,25 mg/kg mỗi ngày.
  • Liều cho người bị nhiễm nấm Paracoccidioidomycosis: tiêm tĩnh mạch 0,4-0,5 mg/kg mỗi ngày, tiêm tối đa 1,5 mg/kg/ngày nếu nhiễm trùng nấm có khả năng gây tử vong.
  • Liều cho người bị nhiễm nấm Sporotrichosis: tiêm tĩnh mạch 0,4-0,5 mg/kg mỗi ngày trong 2-3 tháng.
  • Liều cho người bị nhiễm nấm Leishmaniasis: tiêm tĩnh mạch 0,25-0,5 mg/kg mỗi ngày.

Liều dùng amphotericin B cho trẻ em là gì?

  • Liều cho trẻ em nhiễm nấm Blastomycosis: tiêm tĩnh mạch 0,25 mg/kg mỗi ngày

Tổng liều lớn hơn hoặc bằng 30 mg/kg.

  • Liều cho trẻ em nhiễm nấm Candidemia: tiêm tĩnh mạch 0,6-1 mg/kg mỗi ngày trong vòng 14-21 ngày sau khi trị hết các dấu hiệu, triệu chứng và việc tái cấy vi khuẩn dương tính trong máu.
  • Liều cho trẻ em nhiễm nấm Cryptococcus Viêm màng não – sinh vật kí sinh gây ức chế miễn dịch: bệnh nhân nhiễm HIV: tiêm tĩnh mạch 0,25-1 mg/kg mỗi ngày.

Amphotericin B có những dạng và hàm lượng nào?

Amphotericin B có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch tiêm: 50 mg/ 50 mg, 100 mg/ 100 mg.

3. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng amphotericin B?

Một số ngườikhi được tiêm kháng sinh chống nấm amphotericin B đã có phản ứng với việc truyền dịch (khi thuốc được tiêm vào tĩnh mạch). Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, mồ hôi, nóng hoặc lạnh người, tim đập nhanh, đau thắt ngực hoặc khó thở.

Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng:

Phát ban; Khó thở; Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc tác dụng phụ nghiêm trọng như:

Đau ngực, tim đập thình thịch hoặc rung trong ngực; Cảm giác mê sảng hoặc khó thở; Hạ kali (lú lộn, nhịp tim không đều, khát cùng cực, đi tiểu nhiều, chân khó chịu, cảm giác mất thăng bằng); Chán ăn, nôn mửa, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc khó tiểu Sưng phù, tăng cân nhanh chóng; Tái da, tim đập yếu, nhịp tim nhanh, khó tập trung; Đau thắt cơ hoặc yếu cơ (đặc biệt là nếu kèm sốt, mệt mỏi bất thường, và nước tiểu có màu đen).

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

Ớn lạnh; Buồn nôn, tiêu chảy; Đau dạ dày; Đau đầu; Nóng bừng mặt (nóng, đỏ, hoặc cảm giác tê rần); Khó ngủ (mất ngủ); Phát ban da nhẹ.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng amphotericin B bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng amphotericin B, bạn nên:

Nói với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với amphotericin B, bất kỳ loại thuốc nào khác, hoặc bất kỳ thành phần nào trong amphotericin B. Hỏi bác sĩ để biết danh sách các thành phần trong thuốc. Nói với bác sĩ và dược sĩ về các thuốc kê theo toa và không kê theo toa khác, vitamin và các chất bổ sung dinh dưỡng mà bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Hãy chắc chắn đề cập đến các thuốc sau: thuốc kháng sinh aminoglycoside như amikacin (Amikin), gentamicin (Garamycin), kanamycin (Kantrex), neomycin (Nes-RX, Neo-Fradin), paramomycin (Humatin), streptomycin, và tobramycin (Tobi , Nebcin); thuốc kháng nấm như clotrimazole, fluconazole, itraconazole (Sporanox), ketoconazole và miconazole; corticotropin (ACTH, H.P., Acthar Gel); cyclosporine (Neoral, Sandimmune); digoxin (Digitek, Lanoxicaps, Lanoxin); flucytosine (Ancobon); thuốc để điều trị bệnh ung thư, chẳng hạn như nitơ mù tạc; thuốc uống steroid như dexamethasone (Decadron, Dexone), methylprednisolone (Medrol), và prednisone (Deltasone); và pentamidine (NebuPent, Pentam 300). Cho bác sĩ biết nếu bạn đang thực hiện điều trị bức xạ. Đồng thời nói với bác sĩ nếu bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc bệnh thận. Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, hoặc dự định có thai. Nếu bạn có thai trong khi dùng amphotericin b, hãy gọi cho bác sĩ. Không cho trẻ bú sữa mẹ nếu bạn đang dùng amphotericin b. Nếu bạn phải phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về việc đang dùng amphotericin B.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

A= Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.

5. Tương tác thuốc

Amphotericin B có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Arsenic trioxide; Foscarnet; Cyclosporine.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới amphotericin B không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến amphotericin B?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Bệnh thận.

6. Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc amphotericin B. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM