Luận án TS: Điều khiển công bằng luồng trong mạng chuyển mạch chùm quang

Luận án Điều khiển công bằng luồng trong mạng chuyển mạch chùm quang giới thiệu về các mô hình chuyển mạch trong truyền thông quang, nguyên tắc hoạt động của mạng OBS và vấn đề công bằng luồng trong mô hình mạng này; trình bày các cải tiến và đề xuất mới của luận án về tập hợp chùm giảm độ trễ và công bằng độ trễ; xuất giải pháp điều khiển công bằng thông lượng TFBA áp dụng được cho nhiều loại luồng đến khác nhau và đề xuất mô hình đắp chùm sau tập hợp QDBAP nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng băng thông và tăng tính công bằng thông lượng. 

Luận án TS: Điều khiển công bằng luồng trong mạng chuyển mạch chùm quang

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu và đề xuất một số cải tiến về tập hợp chùm giảm độ trễ nhằm làm giảm độ trễ truyền thông qua mạng OBS; 

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp tập hợp chùm công bằng độ trễ nhằm đồng thời phân biệt QoS theo độ trễ, làm giảm độ trễ và công bằng về độ trễ giữa các luồng ưu tiên khác nhau.  

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp điều khiển công bằng thông lượng, mà có thể áp dụng cho các loại luồng đến Poisson và non-Poisson. 

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đắp chùm sau tập hợp chùm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng băng thông và đảm bảo công bằng thông lượng. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các mô hình, giải thuật tập hợp chùm và  điều khiển công bằng luồng trong mạng chuyển mạch chùm quang. 

Phạm vi nghiên cứu: Nút biên mạng chuyển mạch chùm quang. 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp các công bố liên quan đến các mô hình, giải thuật điều khiển công bằng độ trễ và công bằng thông lượng trong mạng OBS. Phân tích, đánh giá ưu và khuyết điểm của các đề xuất đã công bố để làm cơ sở cho việc cải tiến hoặc đề xuất mới. 

Phương pháp mô phỏng, thực nghiệm: Cài đặt các giải thuật cải tiến và đề xuất mới nhằm chứng minh tính đúng đắn của các giải thuật này. Hệ mô phỏng NS2, gói mô phỏng Obs-0.9a tạo dữ liệu mô phỏng và các phương pháp điều khiển công bằng luồng được cài đặt bằng ngôn ngữ Java/Eclipse. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan

Các mô hình chuyển mạch trong truyền thông quang

Nguyên tắc hoạt động của mạng OBS 

Các hoạt động bên trong mạng OBS 

  • Tập hợp chùm 
  • Báo hiệu chùm
  • Lập lịch chùm 
  • Xử lý tranh chấp chùm 

Vấn đề công bằng trong mạng OBS 

  • Khái niệm và phân loại công bằng trong mạng OBS
  • Công bằng độ trễ 
  • Công bằng thông lượng 
  • Công bằng khoảng cách 
  • Kết hợp công bằng thông lượng và công bằng khoảng cách
  • Đánh giá các giải pháp công bằng tại nút biên mạng OBS 

Các mục tiêu nghiên cứu của luận án

2.2 Tập hợp chùm giảm độ trễ, công bằng độ trễ

Mô hình tập hợp chùm giảm độ trễ 

  • Vấn đề độ trễ trong hoạt động tập hợp chùm
  • Các công trình nghiên cứu liên quan
  • Phương pháp tập hợp chùm giảm độ trễ iBADR 
  • Phương pháp tập hợp chùm giảm độ trễ OBADR 
  • Ảnh hưởng của trọng số α đến OBADR 
  • Ảnh hưởng của OBADR đến hoạt động lập lịch chùm

Mô hình tập hợp chùm công bằng độ trễ 

  • Các công trình nghiên cứu liên quan 
  • Phương pháp tập hợp chùm công bằng độ trễ BADF 

2.3 Công bằng thông lượng

Mô hình cấp phát băng thông công bằng dựa trên thông lượng

  • Giới thiệu về cấp phát băng thông công bằng
  • Các công trình nghiên cứu liên quan 
  • Phương pháp cấp phát băng thông công bằng dựa trên thông lượng TFBA77 
  • Phân tích ảnh hưởng của TFBA đến việc lập lịch tại liên kết ra
  • Nhận xét 

Mô hình đắp chùm hiệu quả băng thông và công bằng thông lượng

  • Các công trình nghiên cứu liên quan 
  • Phương pháp đắp chùm  
  • Nhận xét

3. Kết luận

Chuyển mạch chùm quang trên mạng WDM được xem là một giải pháp đầy triển vọng cho mạng Internet thế hệ tiếp theo, bởi vì OBS khắc phục được những hạn chế về công nghệ của chuyển mạch gói quang hiện tại và khai thác băng thông linh hoạt, tốt hơn chuyển mạch kênh quang. Một trong những vấn đề quan trọng của mạng OBS là làm thế nào để điều khiển công bằng giữa các luồng dịch vụ khác nhau. Với mục đích đó luận án đã tập trung nghiên cứu các mô hình, giải thuật điều khiển công bằng trong mạng OBS với các hướng tiếp cận khác nhau. Kết quả mà luận án đã đạt được bao gồm: 

  • Tổng hợp phân tích, đánh giá và phân loại các phương pháp điều khiển công bằng trong mạng OBS. Qua đó chỉ ra được các điểm tồn tại của các công bố trướcđây và đây chính là cơ sở để luận án đề xuất và cải tiến một số mô đun chức năng, giải thuật điều khiển công bằng tốt hơn. 
  • Đề  xuất  2 mô hình tập hợp chùm giảm độ trễ có tên là iBADR, OBADR nhằm giảm độ trễ tập hợp chùm tốt hơn trên các hàng đợi. 
  • Đề xuất mô hình tập hợp chùm đảm bảo công bằng độ trễ BADF.
  • Đề xuất mô hình cấp phát băng thông công bằng dựa trên thông lượng TFBA,áp dụng cho nhiều loại luồng đến khác nhau.
  • Phương pháp đắp chùm QDBAP cũng đã được đề xuất nhằm tối ưu băng thông sử dụng và góp phần điều khiển công bằng thông lượng.

4. Tài liệu tham khảo

A.A. Amin et al. Development of an Optical-Burst Switching Node Testbed and Demonstration of Multibit Rate Optical Burst Forwarding. Journal of Lightwave Technology , 27(16):3466–3475, 2009. 

A. Ge, F. Callegati, and L. S. Tamil. On Optical Burst Switching and Self- Similar Traffic.  IEEE Communications Letters, 4:98– 100, 2000.

A.N.Z. Rashed, A.E.N. Mohamed, and O.M.A. Dardeer. Offset Time Management for Fairness Improvement and Blocking Probability Reduction in OBS Networks. International Journal of Advanced Research in Electronics and Communication Engineering (IJARECE), 2(11):846–857, 2013.

A. Zalesky et al. Performance Analysis of  an OBS    Edge Router.  IEEE Photonics Technology Letters,  16:695–698, 2004.....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ trên ---

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM