Luận án TS: Xử lý không nhất quán trong tích hợp tri thức dựa trên logic

Luận án Xử lý không nhất quán trong tích hợp tri thức dựa trên logic định nghĩa mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều đối với logic mô tả mờ theo ngữ nghĩa Gódel trên nền logic mô tả ALCΦ; phát biểu và chứng minh tính chất Hennessy-Milner và tính bảo toàn của mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều được định nghĩa; đề nghị một khung tích hợp các cơ sở tri thức khả năng dựa trên việc sử dụng độ không nhất quán như một thước đo cùng với thao tác cắt tỉa để xây dựng khung tranh luận cho tích hợp tri thức; khảo sát và đánh giá các thuộc tính logic liên quan đối với khung tranh luận cho tích hợp tri thức. 

Luận án TS: Xử lý không nhất quán trong tích hợp tri thức dựa trên logic

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng định nghĩa mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều trong logic mô tả mờ theo ngữ nghĩa Gódel phát biểu và chứng minh tính chất Hennessy–Milner và tính bảo toàn của mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều đã được xây dựng.

Đề xuất một số giải pháp quản lý không nhất quán trong tích hợp tri thức dựa trên logic khả năng theo khung tranh luận và đàm phán của P. M. Dung

1.2 Phạm vi nghiên cứu

Định nghĩa mô phỏng hai chiều, tương tự hai chiều trong các lớp logic mô tả mở rộng (logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị, logic mô tả mờ theo ngữ nghĩa Gódel); định nghĩa và kiểm chứng tính chất Hennessy–Milner và các tính chất liên quan trong các logic mô tả mở rộng; đề nghị giải pháp xử lý không nhất quán với logic khả năng theo khung tranh luận và đàm phán.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận án là khảo sát tài liệu, nghiên cứu định tính lựa chọn một số dạng thức logic mô tả mở rộng, phát biểu mô phỏng hai chiều (tương tự hai chiều) trong các logic mô tả mở rộng, định nghĩa và chứng minh tính chất Hennessy–Milner và một số tính chất cốt lõi khác, đề xuất giải pháp xử lý không nhất quán đối với logic mô tả mở rộng và logic khả năng. Đồng thời, luận án cũng tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá kiểm chứng một số ứng dụng các mô hình và giải pháp đề xuất.

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu chung

Một số khái niệm cơ bản 

  • Dữ liệu, thông tin và tri thức 
  • Cơ sở tri thức  
  • Không nhất quán

Tích hợp tri thức

  • Giới thiệu 
  • Các toán tử tích hợp tri thức

Logic mô tả

  • Giới thiệu về logic mô tả
  • Cơ sở tri thức logic mô tả
  • Học khái niệm trong logic mô tả

Logic para-nhất quán 

  • Logic bốn giá trị của N. D. Belnap 
  • Ngữ nghĩa của logic bốn giá trị
  • Lý thuyết chứng minh logic bốn giá trị

Logic khả năng

  • Cú pháp 
  • Ngữ nghĩa
  • Độ không nhất quán theo logic khả năng

Mô phỏng hai chiều, tương tự hai chiều, tính chất Hennessy-Milner

  • Mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều 
  • Tính chất Hennessy-Milner 

Nghiên cứu về quản lý không nhất quán và tiếp cận của luận án  

  • Quản lý không nhất quán dựa trên logic mô tả 
  • Quản lý không nhất quán dựa trên logic khả năng với khung tranh luận và đàm phán

2.2 Logic mô tả Para - nhất quán bốn giá trị

Nghiên cứu về mô phỏng hai chiều trong logic mô tả

logic mô tả para - nhất quán bốn giá trị 

  • Ngữ nghĩa của logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị
  • Mô phỏng hai chiều đối với logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị

Tính chất bảo toàn của mô phỏng hai chiều 

Tính chất Hennessy-Milner của mô phỏng hai chiều 

Học khái niệm cho logic mô tả para-nhất quán 

  • Bài toán học khái niệm trong logic mô tả para-nhất quán 
  • Thuật toán học khái niệm trong logic mô tả para-nhất quán
  • Thực nghiệm và nhận xét

2.3 Logic mô tả mờ theo ngữ nghĩa Gódel

Nghiên cứu về mô phỏng hai chiều trong logic mờ 

Tập mờ theo ngữ nghĩa Gódel 

  • Tập mờ và các phép toán tập mờ
  • Ba ngữ nghĩa của tập mờ
  • Toán tử mờ Gódel

Logic mô tả mờ theo ngữ nghĩa Gódel 

Mô phỏng hai chiều vớilogic mô tả mờ

Tính chất bảo toàn của mô phỏng hai chiều mờ

Tính chất Hennessy-Milner của mô phỏng hai chiều mờ

2.4 Khung tranh luận và đàm phán hướng ưu tiên

Tích hợp tri thức bằng đàm phán 

  • Khung đàm phán trong tích hợp tri thức
  • Mô hình đàm phán
  • Chiến lược sắp xếp trong tích hợp tri thức
  • Đàm phán dựa trên các ưu tiên
  • Các tính chất logic của toán tử tích hợp tri thức

Xử lý tri thức không nhất quán bằng tranh luận

  • Tích hợp tri thức bằng tranh luận trong logic khả năng
  • Các định đề và các thuộc tính logic

3. Kết luận

Luận án tham gia vào dòng nghiên cứu trên thế giới về xử lý không nhất quán dựa trên logic mô tả và logic khả năng. Luận án có các đóng góp chính sau đây:

  • Định nghĩa mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều đối với logic mô tả para-nhất quán trên nền logic mô tả ALCΦ (một kiểu logic mô tả ALCreg với các đặc trưng bổ sung là I: vai trò nghịch đảo, O: định danh, Q: hạn chế số lượng, U: vai trò toàn cục, Self: phản xạ); phát biểu và chứng minh tính chất Hennessy-Milner và tính bảo toàn của mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều được định nghĩa; phát biểu bài toán học khái niệm trong logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị, đề nghị một thuật toán giải xấp xỉ bài toán học khái niệm trong logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị và thực nghiệm.
  • Định nghĩa mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều đối với logic mô tả mờ theo ngữ nghĩa Gódel trên nền logic mô tả ALCΦ; phát biểu và chứng minh tính chất Hennessy-Milner và tính bảo toàn của mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều được định nghĩa.
  • Đề nghị một khung tích hợp các cơ sở tri thức khả năng dựa trên việc sử dụng độ không nhất quán như một thước đo cùng với thao tác cắt tỉa để xây dựng khung tranh luận cho tích hợp tri thức. Đề nghị một tập các định đề cần thiết, khảo sát và đánh giá các thuộc tính logic liên quan đối với khung tranh luận cho tích hợp tri thức.

4. Tài liệu tham khảo

L. Aceto, A. Ingolfsdottir, and J. Srba. Chapter 3. the algorithmics of bisimilarity. In J. R. Davide Sangiorgi, editor, Advanced Topics in bisimulation and Coinduction, pages 100–172. Cambridge University Press, 2012.  

L. Amgoud and C. Cayrol. Inferring from inconsistency in preferencebased argumentation frameworks. International Journal of Automated Reasoning, 29:125–169, 2002. 

S. Amo and M. Pais. A paraconsistent logic approach for querying inconsistent databases. International Journal of Approximate Reasoning, 46:366–386, 2007. 

H. Andreas. Modular semantics for theories: An approach to paraconsistent reasoning. J. Philosophical Logic, 47(5):877–912, 2018.

 F. Baader, I. Horrocks, C. Lutz, and U. Sattler. An Introduction to Description Logic. Cambridge University Press, 2017....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ trên ---

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM