Luận văn ThS: Đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu chính của luận văn thạc sĩ Đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh là đo lường và đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán, từ đó đánh giá tác động của sự phù hợp này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

Luận văn ThS: Đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu

1.1 Lý do thực hiện đề tài

Các doanh nghiệp cần hiểu được tầm quan trọng sự phù hợp giữa các nhu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, để các doanh nghiệp có hướng đầu tư một hệ thống thông tin kế toán sao cho đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin kinh tế tài chính, phục vụ quản lý với mức độ phù hợp nhất xét trên cả quy mô và chi phí bỏ ra nhằm tránh lãng phí, quá tải thông tin hoặc không đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin.

Xác định được khoảng trống nghiên cứu này chính là mục tiêu cần nghiên cứu, tác giả đã chọn đề tài “Đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán 2 trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sĩ của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của đề tài là đo lường và đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán, từ đó đánh giá tác động của sự phù hợp này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

 Sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không?

Mức độ phù hợp giữa nhu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán đang hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào? 

Mức độ tác động của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?

Định hướng nào cho hệ thống thông tin kế toán làm gia tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp? 

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian nghiên cứu khảo sát: từ 01 tháng 08 năm 2015 đến 30 tháng 09 năm 2015.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo.

1.6 Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn

Đánh giá thực trạng sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán, tác động của sự phù hợp đó đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào

Giúp các doanh nghiệp nhận thức tầm quan trọng của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán đang được sử dụng trong các doanh nghiệp, tạo nền tảng cho việc xây dựng và tổ chức hệ thống thông tin kế toán đạt hiệu quả để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả hoạt động cao cho doanh nghiệp. 

Đưa ra giải pháp định hướng, góp phần cung cấp những thông tin hữu ích đến nhà cung cấp và thiết kế phần mềm kế toán nhằm cải thiện khả năng đáp ứng thông tin của các hệ thống thông tin kế toán cho phù hợp với nhu cầu thông tin của người sử dụng

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về nghiên cứu

  • Các nghiên cứu nước ngoài
  • Các nghiên cứu trong nước
  • Nhận xét về các nghiên cứu trước đây và xác định khoảng trống cần nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán

  • Hệ thống thông tin
  • Hệ thống thông tin kế toán
  • Sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán
  • Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán
  • Hiệu quả hoạt động kinh doanh
  • Lý thuyết nền tảng cho vấn đề cần nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu
  • Thang đo và giải thích thang đo.
  • Quy trình nghiên cứu

2.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

  • Tổng hợp kết quả khảo sát
  • Thống kê mô tả
  • Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha
  • Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
  • Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis)
  • Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM)
  • Phân tích bàn luận kết quả kiểm định

3. Kết luận, kiến nghị và giải pháp

3.1 Kết luận

  • Sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh.
  • Hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin kế toán của doanh nghiệp. Và các nhu cầu thông tin kế toán, khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán.  
  • Có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả họat động kinh doanh của các doanh nghiệp. 
  • Sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán tác động mạnh đến hiệu quả họat động kinh doanh của các doanh nghiệp. 

3.2 Gợi ý giải pháp tổ chức, cải thiện sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

  • Gợi ý giải pháp về cung cấp thông tin thông qua các báo cáo kế toán
  • Gợi ý giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp

3.3 Kiến nghị

  • Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật, kiểm tra, giám sát, nhằm phát hiện và lập kế hoạch triển khai hệ thống thông tin kế toán trong tương lai khi có những bất cập về thông tin như: thông tin không đáp ứng được nhu cầu, thông tin không chính xác, không kịp thời, và những thông tin không được bảo mật, lỗi hệ thống… nhằm kịp thời khắc phục, hạn chế, ngăn ngừa rủi ro, để xây dựng một hệ thống thông tin kế toán hiệu quả, cung cấp thông tin chất lượng giúp nhà quản lý nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Thường xuyên cập nhật các thông tin về công nghệ và ứng dụng công nghệ mới. 
  • Đối với nhà cung cấp, tư vấn tổ chức hệ thống thông tin kế toán: Các nhà cung cấp phần mền cần phân tích và tìm hiểu hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thiết kế hệ thống thông tin kế toán thích ứng với từng quy mô doanh nghiệp, nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu thông tin khác biệt của mỗi quy mô doanh nghiệp. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Tài chính, 2002. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. 

Huỳnh Thị Hồng Hạnh & Nguyễn Mạnh Toàn, 2013. Đánh giá hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán. Tạp chí Kế toán & kiểm toán số 6, Tr.11-15.

Nguyễn Bích Liên, 2012. Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến Sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh. 

Nguyễn Đình Thọ, 2013. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản lao động – xã hội. 

Nguyễn Khánh Duy, 2009. Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm AMOS. Trường Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh. 

4.2 Tiếng Anh

Abernethy, M. A., & Guthrie, C. H. (1994). An empirical assessment of the “fit” between strategy and management information system design. Accounting & Finance, 34(2), 49-66 African Journal of Finance and Management, 14(1), pp. 15 – 23.

Bolon, D. S. (1998). Information processing theory: Implications for health care organisations. International Journal of Technology Management, 15(3), 211-221.

Chan, Y. E., Huff, S. L., Barclay, D. W., & Copeland, D. G. (1997). Business strategic orientation, information systems strategic orientation, and strategic alignment. Information systems research, 8(2), 125-150.

Cragg, P., King, M., & Hussin, H. (2002). IT alignment and firm performance in small manufacturing firms. The Journal of Strategic Information Systems, 11(2), 109-132.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM