Luận văn ThS: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai
Luận văn ThS Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai nghiên cứu này được thực hiện nhằm hoàn thiện HTKSNB gắn với đơn vị nghiên cứu là chi nhánh Hoàng Mai thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank Hoàng Mai).
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hệ thống ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngân hàng cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và các dự án. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) có những cơ hội lớn, bên cạnh những thách thức. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội giao lưu, họp tác kinh tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như khoa học công nghệ từ các NHTM của các quốc gia phát triển. Để NHTM Việt Nam sẽ hoạt động an toàn hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh, tồn tại bền vững trong môi trường mới, các nhà quản lý phải xem trọng tính hiệu quả, sự lành mạnh trong các quan hệ tài chính, chú trọng đến việc ngăn ngừa rủi ro, tác hại đến quá trình kinh doanh tiền tệ
1.2 Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, giai đoạn từ năm 1980 đến 1988, các cơ quan của Hoa Kỳ ban hành một loạt hướng dẫn có liên quan đến KSNB. Năm 1985, Ủy ban Quốc gia Phòng chống gian lận trong BCTC đã ban hành nhiều quy tắc đạo đức và làm rõ chức năng của KSNB. Đến năm 1988, ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán Hoa kỳ (ASB) đã ban hành Bản điều chỉnh Chuẩn mực kiểm toán về đánh giá HTKSNB. Tuy nhiên, các văn bản trên có nhiều điểm chưa thực sự đồng nhất. Vì vậy đặt ra yêu cầu là phải thống nhất giữa các tổ chức kể trên với nhau, để ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn có tính khoa học, tính hiệu lực và mang tính chuẩn mực về KSNB
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ những nội dung cơ bản về HTKSNB trong ngân hàng thương mại.
Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá thực trạng về hệ HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai, qua đó chỉ ra những hạn chế trong HTKSNB tại chính đơn vị nghiên cứu.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về HTKSNB với trường hợp nghiên cứu điển hình minh họa tại Vietinbank Hoàng Mai (tổ chức ngân hàng)
Nội dung: HTKSNB được nghiên cứu qua 5 thành phần (nội dung) gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hệ thống thông tin và truyền thông; Hoạt động kiểm soát; Hoạt động giám sát
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên dữ liệu thu thập, cả định tính và định lượng, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích để làm rõ thực trạng HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai để qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về HTKSNB tại NHTM
Đề tài đã phân tích thực trạng HTKSNB tại Vietinbank- Chi nhánh Hoàng Mai; đánh giá được ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai, từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện HTKSNB tại chi nhánh
2. Nội dung
2.1 Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại
Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ
Đặc điểm chung của ngành ngân hàng ảnh hưởng đến KSNB
2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietinbank Hoàng Mai
Khái quát về Vietinbank Hoàng Mai
Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietinbank Hoàng Mai
2.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietinbank Hoàng Mai
Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ tại Vietinbank Hoàng Mai
Phương hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Vietinbank Hoàng Mai
Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Vietinbank Hoàng Mai
Điều kiện thực hiện giải pháp
3. Kết luận
Một ngân hàng để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, yêu cầu tất yếu với của các NHTM cũng như tại Vietinbank ngày càng phải nâng cao chất lượng KSNB, hoàn thiện HTKSNB, nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn vốn, có được biện pháp phát huy tối đa hiệu quả của đầu tư từ các nguồn vốn huy động được, ngăn chặn các hành vi gian lận, sai sót, giảm thiểu những rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, việc hoàn thiện HTKSNB tại Vietinbank nói chung và tại Chi nhánh nói riêng là một tất yếu cần được thực hiện ngay
4. Tài liệu tham khảo
Bộ Tài chính (2002), Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Quyển 1, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Nguyễn Thị Phương Hoa, (2009), Giáo trình Kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
Nguyễn Minh Kiều, (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Kế toán kiểm toán trên--