Luận án TS: Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên

Luận án Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên.

Luận án TS: Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hàng năm, các cơ sở đào tạo nghề lái xe ở Khu vực Bình Trị Thiên đã đào tạo với số lượng hơn 15.000 học viên lái xe ô tô các hạng. Để tồn tại và phát triển, đảm bảo được khả năng cạnh tranh và khẳng định được vị thế, uy tín và trách nhiệm của mình đối với xã hội, thì đòi hỏi các cơ sở đào tạo nghề lái xe phải xác định “Hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe là một dịch vụ xã hội đặc biệt. Sản phẩm xuất xưởng phải là sản phẩm xã hội cần, với chất lượng yêu cầu không được phép có lỗi”. Do đó, đòi hỏi các cơ sở đào tạo nghề lái xe phải nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô một cách khoa học, để từ đó có những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô, đây là vấn đề cấp bách cần nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên giai đoạn 2013-2017.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên đến năm 2025. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu chất lượng, công tác quản lý chất lượng, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên trên cơ sở quản lý chất lượng đầu vào, quản lý quá trình và quản lý chất lượng đầu ra thông qua mô hình nghiên cứu dựa trên các tiêu chí kiểm định và đánh giá chất lượng các cơ sở đào tạo nghề.

1.4 Đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô.

- Thông qua số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp khảo sát từ 3 đối tượng là học viên học lái xe ô tô; CBQL và giáo viên; và doanh nghiệp sử dụng đội ngũ lái xe.

- Luận án đã đưa ra định hướng và các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô

Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô

Tổng quan các nghiên cứu trong nước về quản lý chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô

2.2 Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo

Những vẫn đề lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng

Lý luận cơ bản về đào tạo nghề lái xe ô tô

Nội dung quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô

Thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo nghề lái xe ô tô một số nước trên thế giới

2.3 Đặc điểm cơ sở đào tạo nghề lái xe ô tô ở địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm cơ sở đào tạo nghề lái xe ô tô ở khu vực Bình Trị Thiên

Mô hình và phương pháp nghiên cứu

2.4 Thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên

Đánh giá tình hình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trong các cơ sở đào tạo nghề lái xe ô tô ở khu vực Bình Trị Thiên

Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo ở khu vực Bình Trị Thiên

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề khu vực Bình Trị Thiên

2.5 Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên

Định hướng phát triển các cơ sở đào tạo nghề lái xe ô tô đến năm 2022 và tầm nhìn đến năm 2030

Đánh giá những cơ hội và thách thức trong công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo Bình Trị Thiên

Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên

3. Kết luận

Luận án đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo ở khu vực Bình Trị Thiên trên cơ sở quản lý chất lượng đầu vào, quản lý quá trình và quản lý chất lượng đầu ra thông qua các nhân tố Công tác quản lý mục tiêu đào tạo lái xe; công tác quản lý chương trình đào tạo lái xe; công tác quản lý tuyển sinh; công tác quản lý đội ngũ giáo viên; Năng lực đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất phương tiện, thiết bị; quản lý tài chính; công tác tổ chức và quản lý đào tạo lái xe; quản lý hoạt động dạy và học lái xe; quản lý công tác kiểm tra và đánh giá; quản lý dịch vụ phục vụ người học. Các tiêu chí mà Cục đường Bộ Việt Nam và các ban ngành đề ra đều được các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện đầy đủ, kết quả đào tạo lái xe ô tô các hạng theo báo cáo đạt kết quả rất cao hơn 94,53%. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát chất lượng tay nghề của học viên sau khi ra trường tham gia thị trường lao động được doanh nghiệp đánh giá ở mức bình thường chiếm 52% và không tốt ở mức 12%, điều này cho thấy cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng nghề cho học viên để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng như của xã hội. Cũng qua khảo sát có đến 67,2% số học viên được điều tra cho rằng cần phải bổ túc lại tay lái hoặc cần phải luyện tập thêm trước khi hành nghề.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) Đinh Quang Báo, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Đức Trí, Lê Vân Anh, Phạm Quang Sáng (2008), Chất lượng Giáo dục - Những Vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.

Chu Bá Chín (2014), Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề tỉnh Bắc Ninh: Đề xuất chương trình can thiệp, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Thái Nguyên.

Nguyễn Đức Chính (2015), Bài giảng Quản lý chất lượng trong giáo dục đào tạo, Tổ chức ISUD.

Bùi Quang Chuyện (2014), Đánh giá việc quản lý chất lượng đào tạo các trường đại học trực thuộc Bộ Công thương, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Thái Nguyên.

Võ Công (2013), Biện pháp quản lý quá trình đào tạo nghề lái xe ở Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc phòng, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Đà Nẵng.

4.2 Tiếng Anh

Kefalas P., Retalis S., Stamatis D., Theodoros K. (2003), Quality assurance procedures and E-odl, Technological Educational Institute of Thessaloniki, Greece.

Kirkpatrick’s four levels of training evaluation http://www.andersonsabourin.com/html/Kirkpatrick.html.

Krone R.M. and Maguad B.A. (2012), Managing for qualityin higher education: A Systems Perspective An Introductional Textfor Teaching the Quality Sciences, Ebook, bookboon.com.

Lawrence S and Teeter D. (eds) (1991), Total Quality Management in Higher Education, Jossey-Bass, San Francisco.

Lee H. and Diana G. (1993), Defining Quality Assessment and Evaluation in Higher Education, vol 18, no 1. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM