Luận án TS: Mạng lưới quan hệ, đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm tiến hành xây dựng và kiểm định mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ, BMI và kết quả hoạt động của các DNKN. Từ kết quả đạt được, nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị để DNKN tăng cường xây dựng mạng lưới quan hệ, thúc đẩy thực hiện BMI, góp phần cải thiện kết quả hoạt động cho các DNKN tại Việt Nam.

Luận án TS: Mạng lưới quan hệ, đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi, môi trường kinh doanh, thể chế, văn hóa và xã hội, động cơ khởi nghiệp có sự khác biệt lớn so với các nước phát triển. Kết quả tác động của mạng lưới quan hệ đến BMI hoặc BMI đến kết quả hoạt động của các DNKN có thể khác biệt so với các nước phát triển khác. Trong giai đoạn ban đầu, DNKN được hưởng Chính sách ưu đãi của Chính phủ, sự ủng hộ và quan tâm từ người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Vậy câu hỏi nghiên cứu đặt ra là làm thế nào để DNKN tiếp cận thông tin và nguồn lực? Để trả lời câu hỏi này, luận án sử dụng lý thuyết thể chế kết hợp với lý thuyết mạng lưới xã hội giải thích sự hình thành nguồn lực từ bên ngoài. Đây là cách lý giải mới mà các nghiên cứu trước đây chưa sử dụng. Với hướng tiếp cận này, người chủ/quản lý cấp cao đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới quan hệ để giúp DNKN tiếp cận thông tin và nguồn lực nhằm thực hiện BMI và cải thiện kết quả hoạt động.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng mô hình mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ, BMI và kết quả hoạt động của DNKN;

- Kiểm định mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ, BMI và kết quả hoạt động của DNKN;

- Kiểm định sự điều tiết của tính năng động thị trường lên mối quan hệ giữa BMI và kết quả hoạt động của DNKN;

- Đưa ra hàm ý quản trị để cải thiện kết quả hoạt động thông qua mạng lưới quan hệ và thực hiện BMI của DNKN. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các khái niệm nghiên cứu như mạng lưới quan hệ, BMI, kết quả hoạt động của DNKN và mối quan hệ giữa chúng.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ xem xét tác động của yếu tố mạng lưới quan hệ, thông qua biến trung gian là BMI, vào kết quả hoạt động của DNKN. Và kiểm định vai trò của tính năng động thị trường điều tiết đến mối quan hệ giữa BMI và kết quả hoạt động của DNKN.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên các DNKN hoạt động trong nhiều ngành nghề tại Việt Nam. Tổng thể mẫu sẽ được phân chia thành các nhóm theo quy mô của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, và ngành nghề hoạt động. Trên cơ sở đó, tỷ lệ và cỡ mẫu của các nhóm sẽ được xác định để đáp ứng điều kiện mẫu nghiên cứu và đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu.

1.5 Điểm mới của luận án

Mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ, BMI và kết quả hoạt động của DNKN chưa được kiểm định tại thị trường chuyển đổi. Theo lược khảo mới nhất của tác giả thì mối quan hệ trên cũng chưa được khám phá tại thị trường phát triển.

Hướng tiếp cận lý thuyết thể chế kết hợp lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội giải thích sự hình thành nguồn lực bên ngoài để thực hiện BMI của DNKN chưa được sử dụng trong những nghiên cứu trước. Hay nói cách khác, sử dụng lý thuyết thể chế và lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội để biện luận cho mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ và BMI vẫn chưa được thực hiện. 

1.6 Ý nghĩa chủa đề tài

Luận án đã tổng hợp lý thuyết thể chế, lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết đổi mới và lý thuyết VARIM. Ngoài ra, luận án đã hệ thống hóa mối quan hệ -19- giữa các lý thuyết nền và xây dựng chiến lược của DNKN trong nền kinh tế chuyển đổi.

Mô hình nghiên cứu đề xuất được kết hợp từ các lý thuyết nền và được kiểm định tại thị trường Việt Nam.

uận án đã điều chỉnh, bổ sung và kiểm định thang đo của các khái niệm nghiên cứu và phát triển thành một tập hợp các biến quan sát cho đặc thù thang đo trong hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam.

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Giới thiệu

Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Điểm mới của luận án

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Kết cấu của luận án

2.2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Giới thiệu

Lý thuyết thể chế

Lý thuyết mạng lưới xã hội

Lý thuyết về sự đổi mới (Theory of Innovation)

Lý thuyết VARIM

Các khái niệm về khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và sự hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu

Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Đánh giá sơ bộ thang đo

Mẫu nghiên cứu chính thức

2.4 Kết quả nghiên cứu

Giới thiệu

Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Kiểm định thang đo

Đánh giá mô hình yếu tố phân cấp (các thành phần của BMI)

Đánh giá mô hình đo lường ở giai đoạn 2

Đánh giá mô hình cấu trúc

2.5 Kết luận và hàm ý cho nhà quản trị

Giới thiệu

Kết luận

Hàm ý quản trị

Một số kiến nghị khác

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu. Luận án đã xây dựng mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu: mạng lưới quan hệ, BMI và kết quả hoạt động của DNKN: vai trò điều tiết của tính năng động thị trường. Để kiểm định mô hình lý thuyết, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng). Bằng phương pháp chuyên gia, kết quả nghiên cứu định tính đã bổ sung, điều chỉnh thang đo: 52 biến quan sát trong 8 thang đo. Nghiên cứu định lượng sơ bộ với kiểm định thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Kết quả cho thấy các thang đo đảm bảo độ tin cậy và đạt giá trị cho phép. Nghiên cứu định lượng chính thức: đánh giá mô hình đo lường, đánh giá mô hình yếu tố phân cấp và đánh giá mô hình cấu trúc. Kết quả cho thấy các thang đo đạt giá trị cho phép và mô hình ước lượng phù hợp với dữ liệu thị trường.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Thị Thanh & Nguyễn Xuân Hiệp (2016). Ý định khởi nghiệp của sinh viên: Nghiên cứu điều tra tại tại Tp. Hồ Chí Minh. Hội thảo khoa học khởi nghiệp tại Việt Nam: Cơ hội & Thách thức trong thời kì hội nhập. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế TP. HCM, 62–73.

Lê Vũ Thanh Tâm (2018). Chính sách thuế với khởi nghiệp sáng tạo từ góc nhìn thế giới. Hội thảo khoa học quốc tế: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính, 1165 – 1170.

Nguyễn Đình Thọ, & Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp Việt Nam, Trong Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê, 155-138.

Trần Xuân Hải & Đào Thị Hương (2018). Bàn thêm về việc hình thành quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học. Hội thảo khoa học quốc tế: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính, 1222 – 1225.

Trần Thị Mơ (2018). Cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan và kinh nghiệm tại một số nước. Hội thảo khoa học quốc tế: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính, 1206 – 1214.

4.2 Tiếng Anh

Achtenhagen, L., Melin, L., & Naldi, L. (2013). Dynamics of business models e strategizing, critical capabilities and activities for sustained value creation. Long Range Planning, 46(6), 427–442. DOI:10.1016/j.lrp.2013.04.002.

Broadman, H.G., Anderson, J., Claessens, C.A., Ryterman, R., Slavova, S., Vagliasindi, M., et al. (2004). Building market institutions in South Eastern Europe: Comparative prospects for investment and private sector development. Washington, DC: World Bank Publications.

Chandler, G., & Hanks, S. (1994). Market attractiveness, resource-based capabilities, venture strategies and venture performance. Journal of Small Business Management, 12(1), 27-35.

Dunford, R., Palmer, I., & Benveniste, J. (2010). Business Model Replication for Early and Rapid Internationalisation The ING Direct Experience. Long Range Planning, 43(5/6), 655–674. DOI: 10.1016/j.lrp.2010.06.004. 

Gerdoçi, B, G Bortoluzzi and S Dibra (2017). Business model design and firm performance: Evidence of interactive effects from a developing economy. European Journal of Innovation Management. https://doi.org/10.1108/EJIM02-2017-0012.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM